Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/04/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Ngày đăng: 16:05 10-08-2009 | 1700 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
CHÍNH PHỦ Số: /2009/NĐ-CP DỰ THẢO 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:
1. Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi như sau:
“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Riêng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư về dự án đầu tư xây dựng công trình thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 2 năm, kể từ ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng.
Nếu quá thời hạn nêu trên thì không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này”.
2. Bổ sung khoản 4 Điều 5 như sau:
“4.Việc áp dụng biện pháp cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các hành vi vi phạm về đấu thầu được quy định tại Nghị định này thuộc trường hợp bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu được thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
Tổ chức, cá nhân khi pháp hiện các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu thuộc các trường hợp bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu thì kiến nghị người quyết định đầu tư xử lý theo quy định của pháp luật về đấu thầu”.
3. Bổ sung điểm đ vào khoản 5 Điều 13 như sau:
“đ) Bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu cho nhà thầu theo thời gian được xác định tại thông báo mời thầu, thư mời thầu”.
4. Bổ sung điểm c vào khoản 6 Điều 13 như sau:
“c) Sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước có đủ khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu”.
5. Khoản 2 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đúng với tiêu chuẩn đánh giá và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được duyệt nhưng không làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu”.
6. Điểm a khoản 3 Điều 14 được sửa đổi như sau:
“a) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu không căn cứ vào các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cùng tiêu chuẩn đánh giá đi kèm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc dẫn đến phải huỷ đấu thầu;”
7. Điểm đ khoản 3 Điều 17 được sửa đổi như sau:
“đ) Chuyển nhượng từ 10% trở lên giá trị phải tự thực hiện (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) nêu trong hợp đồng đã ký cho nhà thầu khác, trừ trường hợp có lý do chính đáng được chủ đầu tư cho phép”.
8. Bãi bỏ các điểm c khoản 4 Điều 11, điểm b khoản 4 Điều 12, điểm b khoản 9 Điều 13, điểm b khoản 5 Điều 14, điểm c khoản 5 Điều 15, điểm c khoản 4 Điều 17 và điểm b khoản 3 Điều 18.
9. Bãi bỏ các Điều 19, Điều 20 và Điều 21.
10. Khoản 1 Điều 38 được sửa đổi như sau:
Bãi bỏ điểm n và điểm o.
11. Điểm b khoản 1 Điều 48 được sửa đổi như sau:
“b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;”
12. Điểm b khoản 2 Điều 48 được sửa đổi như sau:
“b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;”
13. Điểm b khoản 1 Điều 49 được sửa đổi như sau:
“b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;”
14. Điểm b khoản 2 Điều 49 được sửa đổi như sau:
“b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;”
15. Điều 52 được sửa đổi như sau:
“Điều 52. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính về kế hoạch và đầu tư
Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 48, Điều 49, Điều 50 và Điều 51 Nghị định số 53/2007/NĐ-CP vắng mặt thì được uỷ quyền cho cấp phó của mình. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản, phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn uỷ quyền”.
16. Điều 55 được sửa đổi như sau:
“Điều 55. Xử phạt theo thủ tục đơn giản
Xử phạt theo thủ tục đơn giản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính mà mức xử phạt quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản vi phạm hành chính mà ra quyết định xử phạt tại chỗ”.
17. Điều 57 được sửa đổi như sau:
“Điều 57. Lập biên bản về vi phạm hành chính
Việc lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 22 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008”.
18. Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 58. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt, phải nộp tiền tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.
Việc quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính.
Nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 và Điều 66a của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính”.
19. Điều 62 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 62. Trách nhiệm thi hành
1. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc sử dụng kinh phí để chi phí cho công tác xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này.
2. Các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này gửi báo cáo kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
3. Các cơ quan, đơn vị sử dụng các mẫu biểu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư”.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …tháng … năm ….
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: TM. CHÍNH PHỦ
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; THỦ TƯỚNG
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội; Nguyễn Tấn Dũng
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 3
Cơ quan soạn thảo Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Loại tài liệu Nghị định
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.