Theo dõi (0)

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

Ngày đăng: 09:42 12-10-2012 | 2234 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Ngân hàng Nhà nước

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà  nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ  Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ  Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13  ngày 20 tháng 6 năm2012;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng,

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị  định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng).

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định tại Nghị định này bao gồm vi phạm các quy định về:

a) Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng;

b) Cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm toán;

c) Cổ phần;

d) Huy động vốn;

đ) Cấp tín dụng;

e) Hoạt động thông tin tín dụng;

g) Hoạt  động ngoại hối;

h) Thanh toán và an toàn kho quỹ;

i) Mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản;

k) Bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng;

l) Phòng, chống rửa tiền;

m) Kế toán, thống kê; chế độ thông tin, báo cáo; bí mật hoạt động ngân hàng;

n) Xâm phạm quyền tự chủ kinh doanh;

o) Cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực tiền tệ và  ngân hàng không quy định tại Nghị định này, được áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam mà không phải là tội phạm đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

2. Tổ chức có hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt và chấp hành quyết định xử phạt phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của cá nhân đó theo quy định của pháp luật; đồng thời, trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định xử phạt, phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt biết về việc xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Ngoài những từ ngữ đã được giải thích tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Xử lý vi phạm hành chính, tại Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giấy xác nhận: là văn bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) cấp cho tổ chức, cá nhân để xác nhận tổ chức, cá nhân đó được thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh doanh, hoạt động khác trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

2. Hoạt động thông tin tín dụng: là hoạt động thu thập, xử lý, lưu giữ thông tin tín dụng và cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng của doanh nghiệp hoạt động thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật về hoạt động thông tin tín dụng.

Điều 4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ  và ngân hàng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 5. Thời hiệu, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Thời hạn được coi là chưa bị xử  phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 7. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

1. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính:

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Tình tiết giảm nhẹ:

Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, những tình tiết giảm nhẹ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 đến khoản 7 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Tình tiết tăng nặng:

Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, những tình tiết tăng nặng được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 8. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Mức phạt tiền đối với cá nhân, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này được áp dụng bằng một phần hai (1/2) mức phạt tiền của hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ có thời hạn việc thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng liên quan đến hành vi vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử  phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm a,b, c, d, đ, e, g, h, i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

Ngày nhập

12/10/2012

Đã xem

2234 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Ngân hàng Nhà nước

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com