Theo dõi (0)

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi

Ngày đăng: 12:47 08-03-2013 | 2503 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

Dự thảo 5

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y,

giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 08 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Vi phạm quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật;

b) Vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; hành nghề thú y;

c) Vi phạm quy định về quản lý thuốc thú y, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y;

d) Vi phạm quy định về quản lý chế phẩm sinh học, chất cải tạo xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản;

đ) Vi phạm các quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi;

e) Vi phạm các quy định về khảo nghiệm giống vật nuôi mới;

g) Vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi;

h) Vi phạm các quy định về quản lý chất lượng giống vật nuôi;

i) Vi phạm các quy định về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi;

k) Vi phạm các quy định về kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi;

l) Vi phạm các quy định về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi;

m) Vi phạm các quy định về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi.

3. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực  thương mại, hàng giả, nhãn hàng hóa, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn thực phẩm và pháp luật khác có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

2. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; sản xuất, kinh doanh giống cấm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi có chất cấm trong Danh mục cấm sản xuất lưu hành tại Việt Nam thì thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

Điều 3. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả 

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi được quy định tại Nghị định này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây được gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

đ) Trục xuất.

2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.

Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

c) Buộc tiêu hủy đối với:

Động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch; vi sinh vật lạ gây hại; không rõ nguồn gốc xuất xứ, xuất phát từ vùng công bố có dịch;

Động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; dụng cụ chứa đựng, bao gói động vật, sản phẩm động vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, mang vi sinh vật lạ gây hại trong trường hợp không thể trả về nước xuất khẩu do phải quá cảnh một nước thứ ba;

d) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y, chất cải tạo xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (sau đây được gọi chung là thuốc thú y) có trong Danh mục thuốc thú y cấm lưu hành tại Việt Nam, không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; thuốc thú y không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng;

đ) Buộc tiêu hủy thức ăn chăn nuôi gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, gây ô nhiễm môi trường.

e) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi phát hiện vi phạm ngay tại cửa khẩu nhập, bao gồm:

Động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật của Việt Nam hoặc vi sinh vật lạ gây hại mà việc trả về không phải quá cảnh một nước thứ ba.

Động vật, sản phẩm động vật, các đối tượng khác thuộc diện phải kiểm dịch mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y quốc gia nước xuất khẩu hoặc có nhưng không hợp lệ và không khắc phục được.

Giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh hoặc không được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thức ăn chăn nuôi ngoài Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.

Thuốc thú y không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và không có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thú y; không có nhãn hoặc có nhãn nhưng rách, mờ, không đúng quy định của pháp luật Việt Nam; không còn nguyên bao bì xuất xứ.

g) Buộc thu hồi, xử lý thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố trong giới hạn cho phép của loại thuốc đó; thu hồi, tái chế đối với thức ăn chăn nuôi không bảo đảm chất lượng.

h) Buộc thực hiện tiêu hủy hoặc giết mổ bắt buộc theo hướng dẫn của cơ quan thú y đối với động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

i) Buộc xử lý xác động vật, chất độn, chất thải động vật;

k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II, III, IV của Nghị định này.

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi (áp dụng đối với cá nhân) là 50.000.000 đồng. Mức phạt tiền (áp dụng đối với tổ chức) là 100.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi (áp dụng đối với cá nhân) là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền (áp dụng đối với tổ chức) là 200.000.000 đồng.

3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III, chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm hành chính thì mức tiền phạt cụ thể bằng 02 lần mức tiền phạt áp dụng cho cá nhân.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi

Ngày nhập

08/03/2013

Đã xem

2503 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com