Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở
Ngày đăng: 10:59 04-12-2015 | 1618 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Chính phủ
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
NGHỊ ĐỊNH
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai
thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh
doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất
động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm
2012;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25 tháng 11 năm
2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ
Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt
động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu
xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công
trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử
dụng nhà và công sở.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị
định này quy định về hành vi vi phạm
hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập
biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai
thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh
doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật (trong đô thị, khu
đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công
nghệ cao); kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công
sở.
2. Nghị định này được áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức,
cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định
tại Khoản 1 Điều này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên có quy định khác;
b) Cơ quan,
người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt
vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
3. Nghị định này không áp
dụng đối với cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, viên chức thuộc trường hợp quy
định tại Điều 1 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Xây dựng sai phép là việc chủ đầu tư tổ chức xây dựng công trình không
đúng nội dung giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Xây dựng không phép là việc chủ đầu tư tổ chức xây dựng công trình không
có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Công trình khác quy định tại Nghị định này là các công trình, như: tường
rào, nhà kho, ki-ốt, nhà bảo vệ và các công trình phụ trợ khác mà không thuộc
trường hợp phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu
tư xây dựng công trình;
4. Xây dựng công trình trên đất không được phép
xây dựng bao gồm:
a) Xây dựng trên nhóm đất nông nghiệp theo quy định tại Điểm a, Điểm b,
Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e và Điểm g, Khoản 1, Điều 10, Luật Đất đai;
b) Xây dựng trên nhóm đất chưa sử dụng theo quy định tại Khoản 3, Điều 10,
Luật Đất đai.
c) Xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng,
an ninh, giao thông, thủy lợi, đê diều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn
hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng
công trình ở khu vực đã được cảnh
báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống trừ công trình xây dựng để khắc phục
những hiện tượng này.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
1. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có nhiều công trình, hạng mục
công trình, tổ chức, cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính đối với
từng công trình, hạng mục công trình đó mà chưa bị xử lý, chưa hết thời hiệu xử
phạt hành chính thì bị coi là vi phạm hành chính nhiều lần.
2. Đối với dự án
đầu tư xây dựng công trình có nhiều công trình, hạng mục công trình, tổ chức,
cá nhân đã bị xử phạt hành chính và đã chấp hành xong quyết định xử phạt nhưng
lại lặp lại hành vi vi phạm hành chính đó tại công trình, hạng mục công trình
khác thuộc dự án thì bị coi là tái phạm.
Điều 4. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình
thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa được quy định như
sau:
– Trong
lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng là
1.000.000.000 đồng;
– Trong
lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản
xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh
doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử
dụng nhà và công sở là 300.000.000 đồng;
Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt
quy định tại Khoản 1, Điều 22, Khoản 1, Điều 58 và Điểm a, Khoản 4, Điều 60,
Nghị định này). Đối với cùng một
hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt
tiền đối với tổ chức.
2. Hình
thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng
chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng.
3. Các biện
pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp
dụng hình thức xử phạt, tổ chức,
cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc
phục hậu quả sau đây:
a) Buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc thực
hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
c) Buộc nộp lại
số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi
phạm hành chính;
d) Ngừng cung cấp
điện, nước; cấm đưa công nhân, vật tư, vật liệu vào thi công xây dựng công
trình vi phạm;
đ) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
e) Những
biện pháp khác được quy định tại Nghị định này.
4. Bộ Xây dựng quy định chi tiết Khoản 3, Điều này.
Lĩnh vực liên quan
Phiên bản 1
Tờ trình Dự thảo NĐ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản,
Ngày nhập
05/10/2017
Đã xem
1618 lượt xem
Dự thảo 3 Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản,
Ngày nhập
05/10/2017
Đã xem
1618 lượt xem
Thông tin tài liệu
Số lượng file 4
Cơ quan soạn thảo Chính phủ
Loại tài liệu Nghị định
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.