Theo dõi (0)

Dự thảo Nghị định Quy định việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh đăng k‎ý lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư

Ngày đăng: 10:19 18-04-2006 | 3711 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh đăng k ý lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư

 

CHÍNH PHỦ

 

            Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

            Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 và Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

            Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

 

NGHỊ ĐỊNH:

 

Chương I:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh[1]

 

            1. Nghị định này quy định về việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

 

            Nghị định này quy định về quyền, nghĩa vụ và việc quản l ý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đăng k ý lại theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

 

            2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có yêu cầu chuyển đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp và dự án đầu tư khi đăng k ý lại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Việc chuyển đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp và dự án đầu tư thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư. 

 

            Điều 2. Đối tượng áp dụng

 

            Nghị định này áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước ngày 1 tháng 7 năm 2006, bao gồm:

 

1. Doanh nghiệp liên doanh;

 

2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;

 

3. Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ.

 

4. Hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

 

            (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

           

            1. “Đăng ký lại” là việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư để được cấp lại Giấy chứng nhận đầu tư mới nhưng vẫn giữ nguyên hình thức tổ chức doanh nghiệp và nội dung dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư đã được cấp.

 

            2. "Doanh nghiệp đăng ký lại" là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp lại Giấy chứng nhận đầu tư mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư thay thế cho Giấy phép đầu tư được cấp theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

 

            3. "Doanh nghiệp không đăng ký lại" là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại trong thời hạn 2 năm theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc không đăng ký lại sau thời hạn 2 năm theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

 

            4. "Chuyển đổi" là việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển từ hình thức Công ty TNHH sang hình thức Công ty cổ phần hoặc ngược lại.

           

            Điều 4. Quyền quyết định đăng ký lại

 

            Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền quyết định việc đăng ký lại hoặc không đăng ký lại theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

 

            Điều 5. Áp dụng ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp đăng ký lại

 

            1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Doanh nghiệp đăng ký lại được tiếp tục hưởng các ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư trừ các ưu đãi đầu tư trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

 

            2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Doanh nghiệp đăng ký lại được bảo đảm quyền lợi và ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 11 của Luật Đầu tư.

             

            Điều 6. Thời hạn đăng ký lại

 

            Việc đăng ký lại theo quy định của Nghị định này chỉ được thực hiện trong thời hạn 2 năm kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2006.

 

Chương II :

ĐĂNG KÝ LẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI SANG HOẠT ĐỘNG THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ LUẬT ĐẦU TƯ

 

            Điều 7. Các trường hợp đăng ký lại

 

            1. Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có từ hai chủ sở hữu trở lên đăng ký lại thành Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

           

2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư đăng ký lại thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

           

3. Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký lại thành Công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

 

4. Hợp đồng hợp tác kinh doanh đăng k ý lại thành hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.

 

            Điều 8. Điều kiện đăng ký lại đối với doanh nghiệp liên doanh

 

            Đối với doanh nghiệp liên doanh, việc đăng ký lại phải được Hội đồng quản trị của doanh nghiệp quyết định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ doanh nghiệp hoặc theo nguyên tắc do các bên thoả thuận.

 

Điều 9. Đăng ký lại trong trường hợp có cam kết chuyển giao không bồi hoàn

 

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản đã đầu tư sau khi kết thúc thời hạn hoạt động cho Chính phủ Việt Nam được đăng ký lại theo quy định của Nghị định này.

 

2. Khi đăng ký lại, doanh nghiệp nêu tại khoản 1 của Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

 

a) Không được thay đổi nội dung cam kết về chuyển giao không bồi hoàn đối với dự án đã được cấp Giấy phép đầu tư.

 

b) Kế thừa và tiếp tục thực hiện dự án đầu tư liên quan đến tài sản đã cam kết chuyển giao không bồi hoàn

 

c) Giữ nguyên chủ sở hữu của doanh nghiệp.

 

            Điều 10. Hồ sơ đăng k ý lại

 

            Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cơ quan quản l ý nhà nước về đầu tư về việc đăng k ý lại để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ đăng ký lại gồm:

 

            1. Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đầu tư  [2].

 

            2. Điều lệ doanh nghiệp sửa đổi

 

            3. Giấy phép đầu tư và các Giấy phép điều chỉnh đã cấp (bản sao).

 

            4. Quyết định đăng ký lại của Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp liên doanh).

 

Điều 11. Trình tự đăng ký lại

 

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị đăng ký lại nộp đủ hồ sơ theo quy định của Nghị định này tại Cơ quan nhà nước quản l ý về đầu tư và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký lại .

 

2. Cơ quan nhà nước quản l ý về đầu tư có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký lại và cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

 

3. Cơ quan nhà nước quản l ý về đầu tư xem xét về tính hợp lệ của hồ sơ; không được yêu cầu doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Nghị định này.

 

            Điều 12. Giấy chứng nhận đầu tư

 

            1. Giấy chứng nhận đầu tư được làm theo mẫu thống nhất ban hành kèm theo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư.

 

            2. Khi thực hiện việc đăng k ý lại, cơ quan quản l ý nhà nước về đầu tư quy định lại các nội dung có liên quan của Giấy phép đầu tư đã cấp vào Giấy chứng nhận đăng k ý đầu tư.

 

3. Giấy chứng nhận đầu tư thay thế cho Giấy phép đầu tư đã cấp và có giá trị đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.   

 

            Điều 13. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư [3]

 

            1. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với trường hợp đăng ký lại là Cơ quan nhà nước quản l ý về đầu tư được quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư.

 

            2. Cơ quan nhà nước quản l ý về đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng k ý lại đang thuộc thẩm quyền quản l ý.

 

            3. Việc quản l ý nhà nước đối với các doanh nghiệp đăng k ý lại được thực hiện theo quy định phân cấp quản l ý nhà nước về đầu tư tại Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư.

 

            Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đăng ký lại

 

            1. Doanh nghiệp đăng ký lại kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trước khi đăng ký lại .

 

2. D oanh nghiệp đăng ký lại có các quyền sau đây:

 

a) Được hoạt động theo nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư và hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

 

b) Được giữ nguyên tên doanh nghiệp, con dấu, tài khoản, mã số thuế, mã số hải quan [4].

 

c) Có các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

           

            3. Doanh nghiệp đăng ký lại có nghĩa vụ:

 

            a) Điều chỉnh lại bộ máy tổ chức doanh nghiệp phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp đối với từng hình thức tổ chức doanh nghiệp.

 

            b) Có các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

 

Chương III:

DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

KHÔNG ĐĂNG K Ý LẠI

 

Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp không đăng ký lại

 

            1. Doanh nghiệp không đăng ký lại có quyền:

 

a) Được giữ nguyên bộ máy tổ chức doanh nghiệp theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp. Trong trường hợp này, các tài liệu khác gồm Hợp đồng liên doanh, Điều lệ doanh nghiệp vẫn có hiệu lực áp dụng với doanh nghiệp không đăng ký lại.

 

            b) Được thay đổi bộ máy tổ chức doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải sửa đổi Điều lệ doanh nghiệp và đăng k ý lại với cơ quan quản l ý nhà nước về đầu tư.

 

            c) Được giữ nguyên tên doanh nghiệp, con dấu, tài khoản, mã số thuế, mã số hải quan.

 

            2. Doanh nghiệp không đăng ký lại có nghĩa vụ chỉ được hoạt động trong phạm vi ngành nghề,  thời hạn  và tiếp tục được hưởng các ưu đãi quy định tại Giấy phép đầu tư đã cấp. Giấy phép đầu tư đã cấp có giá trị là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

            3. Ngoài các quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này, Doanh nghiệp không đăng ký lại phải tuân thủ các quy định khác có liên quan của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

 

            Điều 16. Điều chỉnh Giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp không đăng ký lại

 

            1. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đăng k ý lại được quyền đề nghị điều chỉnh Giấy phép đầu tư trừ các nội dung được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 170 của Luật Doanh nghiệp và các quy định của Nghị định này gồm:

 

            a) Ngành nghề kinh doanh

            b) Thời hạn hoạt động

            c) Ưu đãi đầu tư  [5]

            d) Các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp.

            đ) Chuyển đổi

 

            2. Cơ quan nhà nước quản l ý đầu tư chấp thuận đề nghị điều chỉnh Giấy phép đầu tư của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đăng k ý lại dưới hình thức Giấy phép điều chỉnh.

 

            Cơ quan nhà nước quản l ý đầu tư ra văn bản chấp thuận (không cần điều chỉnh Giấy phép đầu tư) đối với trường hợp điều chỉnh một số quy định cụ thể sau đây:

 

   a) Mở Văn phòng giao dịch; kho hàng; cửa hàng giới thiệu sản phẩm (không mang tính sản xuất) tại địa phương;

 

   b) Thay đổi địa điểm trụ sở, địa điểm đầu tư  trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

 

   3. Thẩm quyền điều chỉnh Giấy phép đầu tư theo quy định chung về thẩm quyền quản l ý nhà nước về đầu tư tại Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư.

 

            Điều 17. Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép đầu tư

 

            1. Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép đầu tư, bao gồm:

 

   a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy phép đầu tư do đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp k ý [6] ;

 

   b) Quyết định về vấn đề xin điều chỉnh, bổ sung Giấy phép đầu tư của chủ sở hữu hoặc cơ quan đại diện cho chủ sở hữu của doanh nghiệp;

 

   c) Báo cáo tình hình triển khai, thực hiện dự án kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư đến thời điểm xin điều chỉnh.

 

            2. Ngoài tài liệu nêu trên, tuỳ nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung Giấy phép đầu tư, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần bổ sung các văn bản sau:

 

            a) Trường hợp chuyển nhượng vốn

            - Hợp đồng chuyển nhượng vốn;

            - Hợp đồng liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Điều lệ doanh nghiệp sửa đổi;

            - Tư cách pháp lý, tình hình tài chính của Bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng cho bên ngoài doanh nghiệp.

 

            b) Trường hợp mở Chi nhánh làm cơ sở sản xuất, bổ sung các tài liệu:

            - Bản giải trình việc mở Chi nhánh làm cơ sở sản xuất (nội dung, quy mô hoạt động của Chi nhánh, vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm ...);

            - Ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về địa điểm, mức tiền thuê đất (nếu có) đối với địa điểm dự định đặt chi nhánh làm cơ sở sản xuất;

            - Ý kiến của Bộ quản lý ngành đối với các dự án sản xuất các sản phẩm cần khống chế sản lượng mà trong Giấy phép đầu tư đã quy định công suất thiết kế của từng loại sản phẩm.

 

            c) Trường hợp cơ cấu lại vốn đầu tư, cần có các văn bản, tài liệu sau giải trình lý do:

            - Giải trình kinh tế - kỹ thuật bổ sung;

            - Các điều kiện tài chính đảm bảo cho việc điều chỉnh vốn đầu tư;

            - Danh mục máy móc, thiết bị bổ sung (nếu có).

 

            3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp 03 bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất một bộ gốc.

 

            4. Cơ quan nhà nước quản l ý đầu tư thông báo quyết định cho Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về việc điều chỉnh Giấy phép đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ .

 

Chương IV:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

            Điều 18.  Điều khoản thi hành

 

            1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày.... tháng..... năm 2006.

 

            2. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

PHAN VĂN KHẢI

 

 

 

 

 



[1] Nhiều ý kiến cho rằng Nghị định cần điều chỉnh cả trường hợp chuyển đổi. Tuy nhiên việc doanh nghiệp có vốn đầu tư chưa đăng k ý lại có quyền được chuyển đổi hay không là vấn đề cần được xem xét.

Theo quy định tại khoản 3 của Điều 170 Luật Doanh nghiệp, có thể hiểu rằng doanh nghiệp khi chưa đăng k ý lại chỉ có quyền được hoạt động theo GPĐT đã cấp (hoặc đăng k ý lại); không có các quyền đầy đủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả quyền chuyển đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp. Như vậy, việc quy định  cho phép Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền chuyển đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp khi chưa hoàn thành xong việc đăng k ý lại có thể trái với quy định của Luật Doanh nghiệp.

[2] ý kiến đề nghị nên quy định Mẫu thống nhất

[3] Về cách quy định về thẩm quyền đăng k ý lại có hai phương án

1. Phương án 1: Như cách quy định dự thảo. Trong trường hợp này có thể phát sinh vấn đề thẩm quyền cấp Giấy CNĐKĐT sẽ thay đổi do việc mở rộng phân cấp. Như vậy sẽ dẫn đến tình trạng nhiều dự án trước đây thuộc thẩm quyền quản l ý của Bộ sẽ được phân cấp cho các địa phương. Khi đó, việc đăng k ý lại sẽ do các địa phương thực hiện. Vì vậy sẽ đặt ra vấn đề bàn giao dự án cho địa phương để quản l ‎‎ ý và thực hiện việc đăng ký lại. Cách quy định này có ưu điểm là phù hợp với quy định chung về thẩm quyền đăng k ý đầu tư nhưng lại có nhược điểm là mất thời gian để bàn giao dự án.

2. Phương án 2: Có thể quy định về thẩm quyền theo hướng "dự án đang thuộc phạm vi quản l ý của cơ quan nào thì cơ quan đó sẽ thực hiện việc đăng k ý lại". Sau khi đăng k ý lại mới bàn giao. Phương án này có ưu điểm là đáp ứng yêu cầu giải quyết nhanh.

[4] Vấn đề đặt tên cho doanh nghiệp có vốn ĐTNN có thể mâu thuẫn với quy định của dự thảo Nghị định về đăng k ý kinh doanh

[5] ý kiến cho rằng doanh nghiệp không đăng k ý lại vẫn được được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định mới

[6] ý kiến đề nghị cần ban hành Mẫu thống nhất

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo dạng .DOC

Ngày nhập

18/04/2006

Đã xem

3711 lượt xem

Dự thảo dạng .PDF

Ngày nhập

18/04/2006

Đã xem

3711 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 2

Cơ quan soạn thảo Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 4 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com