Dự thảo nghị định Quy định doanh nghiệp không được đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động trong doanh nghiệp không được đình công
Ngày đăng: 09:36 18-04-2007 | 1747 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quy định doanh nghiệp không được đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động trong doanh nghiệp không được đình công
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Theo đề nghị của Bộ trưởng bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1: Quy định doanh nghiệp không được đình công theo Điều 175 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 thang 11 năm 2006 như sau:
1/ Doanh nghiệp không được đình công thuộc các lĩnh vực sau:
a) Doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc các lĩnh vực như cấp nước, thoát nước, chiêu sáng, vệ sinh môi trường, vận tải công cộng bằng xe buýt ở đô thị; quản lý khai thác thủy nông liên huyện, liên tỉnh; bảo đảm hàng hải, trục vớt cứu hộ cứu nạn hàng hải.
b) Doanh nghiệp sản xuất hoặc cung ứng một số sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân thuộc các lĩnh vực sản xuất điện có công xuất từ 100 MW trở lên, truyền tải và phân phối điện; khai thác chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên; vận tải đường sắt và dịch vụ đường sắt; vận tải hàng không và dịch vụ hàng không; vận tải đường biển quốc tế và dịch vụ cảng biển; bán buôn xăng dầu; cung cấp hạ tầng thông tin truyền thông, dịch vụ bưu chính; in tiền quốc gia.
c) Doanh nghiệp cung ứng những sản phẩm, dịch vụ trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng như: sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh; trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật và cung ứng dịch vụ bảo mật thông tin bằng kỹ thuật nghiệp vụ mật mã.
2/ Danh mục các doanh nghiệp không được đình công quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
3/ Hằng năm vào đầu tháng 01, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi kiến nghị điều chỉnh Danh mục các doanh nghiệp không được đình công (nếu có) để bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 2: Việc giải quyết quyền lợi của tập thể lao động trong doanh nghiệp không được đình công quy định như sau:
1/ Tại doanh nghiệp không được đình công phải thực hiện việc ký kết thoả ước lao động tập thể. Người sử dụng lao động phải thường xuyên tổ chức đối thoại, lắng nghe ý kiến và giải quyết kịp thời các yêu cầu chính đáng của người lao động; hằng năm cùng với ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành rà soát lại các quy định trong thoả ước lao động tập thể như việc tăng lượng, quỹ tiền thưởng, quỹ phúc lợi, cải thiện điều kiện làm việc... để cùng thương lượng điều chỉnh sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế;
2/ Trường hợp có bất đồng quan điểm, xảy ra tranh chấp lao động tập thể thì các bên tranh chấp đề nghị Hội đồng trọng tài lao động tỉnh giải quyết. Trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Hội đồng trọng tài lao động tỉnh phải giải quyết các kiến nghị và thông báo ngay bằng văn bản cho các bên tranh chấp biết; trường hợp một hoặc cả hai bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật;
3/ Cơ quan quản lý nhà nước về lao động phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệp không được đình công; kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật lao động.
Định kỳ 6 tháng một lần Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì phối hợp với Công đoàn ngành, Liên đoàn ngành, Liên đoàn Lao động địa phương tổ chức nghe ý kiến của đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Điều 3: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 4: Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; thay thế Nghị định số 51/CP ngày 29 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động tại doanh nghiệp không được đình công và Nghị định số 67/2002/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi. bổ sung danh mục các doanh nghiệp không được đình công ban hành kèm theo Nghị định số 51/CP ngày 29 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ.
Điều 5: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file
Cơ quan soạn thảo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Loại tài liệu Nghị định
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.