Theo dõi (0)

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng

Ngày đăng: 08:34 27-08-2013 | 1171 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Tài chính

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

CHÍNH PHỦ

-----------

Số: .../2013/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------------------------_

Hà Nội, ngày  ...  tháng ... năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng

----------------------

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Điều 2. Người nộp thuế

1. Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế.

Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại khoản này thực hiện theo quy đnh của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

3. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng:

ba) Các khoản thu tài chính về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.[1]

cb) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam như: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.

dc) Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng thì không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng khi bán tài sản, kể cả trường hợp bán tài sản đang sử dụng để đảm bảo tiền vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

d) Chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư.

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy định tại khoản 2, 3 Điều này.

Điều 3. Đối tượng không chịu thuế

Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng.

1. Đối với các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác.

2. Đối với các sản phẩm muối quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng là sản phẩm mà thành phần chính là Na - tri - clo - rua (NaCl).[2]

32. Bảo hiểm theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm liên quan đến con người, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác, bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm.

43. Một số dịch vụ quy định tại khoản 8 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:

- Cho vay;

- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;

- Bảo lãnh;

- Cho thuê tài chính;

- Phát hành thẻ tín dụng;

- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế;

- Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.

Tài sản sử dụng để đảm bảo tiền vay của người nộp thuế giá trị gia tăng hoặc đã được chuyển quyền sở hữu sang bên cho vay khi bán phải chịu thuế giá trị gia tăng, trừ trường hợp là hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

b) Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng;

c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý công ty đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, dịch vụ liên quan đến chứng khoán đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán và các dịch vụ khác theo quy định của Bộ Tài chính.

d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn,[3] và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật.

đ) Bán nợ.

e) Kinh doanh ngoại tệ.

g) Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

54. Dịch vụ khám, chữa bệnh quy định tại khoản 9 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm cả vận chuyển, xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

65. 13. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.[4]

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể dịch vụ phục vụ công cộng không thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại khoản này.

76. Đối với hoạt động duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình quy định tại khoản 12 Đi��u 5 Luật Thuế giá trị gia tăng nếu có sử dụng nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn đóng góp của nhân dân (bao gồm cả vốn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác không vượt quá 50% tổng số vốn sử dụng cho công trình thì đối tượng không chịu thuế là toàn bộ giá trị công trình.

Đối tượng chính sách xã hội bao gồm: người có công theo quy định của pháp luật về người có công; đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 

87. Vận chuyển hành khách công cộng quy định tại khoản 16 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

98. Tàu bay quy định tại khoản 17 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm cả động cơ tàu bay.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan ban hành Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; Danh mục tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, để cho thuê cho thuê lại. 

109. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại khoản 18 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, thống nhất với Bộ Tài chính quy định cụ thể.

1110. Hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản 19 Điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:

a) Đối với hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại nhập khẩu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Đối với quà tặng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng.

c) Định mức hàng hoá nhập khẩu là quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng.

d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.

đ) Hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

1211. Trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại khoản 21 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng mà có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế giá trị gia tăng được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

1312. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể việc xác định tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa được chế biến thành sản phẩm khác quy định tại khoản này.

1413. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.

Năm có doanh thu từ một trăm triệu đồng trở xuống làm căn cứ xác định hộ, cá nhân kinh doanh không phải nộp thuế giá trị gia tăng là năm dương lịch trước liền kề theo quy định của Bộ Tài chính.

Chương II

CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ

Điều 4. Giá tính thuế

Giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng. 

1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.

Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này giá tính thuế là giá thanh toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng.

2. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng. Riêng biếu, tặng giấy mời (không thu tiền) xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thì người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật thì giá tính thuế được xác định bằng không (0).

Hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ quy định tại khoản này là hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng ngoài quản lý, sản xuất, kinh doanh, không bao gồm hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

3. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế giá trị gia tăng là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng giá đất thực tế tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp giá đất thực tế tại thời điểm chuyển nhượng thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thì giá đất được trừ tính theo do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời chuyển nhượng bất động sản.

a) Giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:

- Đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) và chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất trúng đấu giá;

- Trường hợp thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước (không bao gồm tiền thuê đất được miễn, giảm) và chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng (nếu có); cơ sở kinh doanh không được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của cơ sở hạ tầng đã tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế giá trị gia tăng. Trường hợp không xác định được giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm ký hợp đồng nhận chuyển nhượng.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh bất động sản thực hiện theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá tại thời điểm ký hợp đồng BT theo quy định của pháp luật; nếu tại thời điểm ký hợp đồng BT chưa xác định được giá thì giá đất được trừ là giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định để thanh toán công trình.

b) Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê, giá tính thuế giá trị gia tăng là số tiền thu được theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng trừ (-) giá đất được trừ tương ứng với tỷ lệ % số tiền thu được trên tổng giá trị hợp đồng.

4. Đối với điện của các nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá tính thuế giá trị gia tăng để xác định số thuế giá trị gia tăng nộp tại địa phương nơi có nhà máy được tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

5. Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách.

6. Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm cả phụ thu, phụ phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

7. Giá tính thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ vừa thực hiện tại Việt Nam vừa thực hiện ở nước ngoài là phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam quy định trong hợp đồng cung cấp dịch vụ. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể giá tính thuế quy định tại Điều này.

Điều 5. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng

1. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.        

2. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 

3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp khác.

Điều 6. Thuế suất

Thuế suất thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 8             Luật Thuế giá trị gia tăng. 

1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế, hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và tại khoản  1 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các hàng hoá, dịch vụ quy định tại điểm đ khoản này.

Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

a) Đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm: hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, bán vào khu phi thuế quan; xây dựng công trình ở nước ngoài; bán hàng hoá mà điểm giao, nhận hàng hoá ở ngoài Việt Nam[5]; cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài; xuất khẩu tại chỗ và các trường hợp khác được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại.

b) Đối với dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc, thiết bị cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở nước ngoài nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì dịch vụ này phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với phần giá trị hợp đồng thực hiện tại Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu.

Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

c) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.

d) Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu quy định tại điểm a, b khoản này được áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng đủ điều kiện

- Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng hoá xuất khẩu, hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; đối với hàng hoá xuất khẩu phải có tờ khai hải quan.

Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán dưới hình thức bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước thì cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng.

quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, trừ hàng hoá, dịch vụ cung ứng cho hoạt động vận tải quốc tế được coi là xuất khẩu và được áp dụng mức thuế suất 0% theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.

đ) Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% gồm:

- Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;

- Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;

- Dịch vụ cấp tín dụng ra nước ngoài;

- Chuyển nhượng vốn ra nước ngoài;

- Đầu tư chứng khoán ra nước ngoài;

- Dịch vụ tài chính phái sinh;

- Dịch vụ bưu chính, viễn thông;

- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến quy định tại khoản 132 Điều 3 Nghị định này;

- Hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan.

e) Bộ Tài chính quy định cụ thể các hàng hoá[6], dịch vụ khác cung ứng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được áp dụng thuế suất 0% và hàng hóa, dịch vụ cung ứng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng tiêu dùng ở Việt Nam không được áp dụng mức thuế suất 0%.

2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng. Một số trường hợp áp dụng mức thuế suất 5% được quy định cụ thể như sau:

a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc diện áp dụng mức thuế suất 10%.

b) Các sản phẩm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm:

- Phân bón là các loại phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh và các loại phân bón khác;

- Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón;

- Thuốc phòng trừ sâu bệnh và các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.

c) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như: cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương.

d) Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng gồm: phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát, xay sát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác.

đ) Thực phẩm tươi sống quy định tại điểm g khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành các sản phẩm khác.

Lâm sản chưa qua chế biến quy định tại điểm g khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm các sản phẩm rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: song, mây, tre, nứa, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác.

e) Sản phẩm hoá dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định tại điểm l khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng theo Danh mục do Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Y tế ban hành.

Điều 7. Phương pháp khấu trừ thuế

Phương pháp khấu trừ thuế thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng. 

1. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp khấu trừ bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ (-) số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

2. Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế xác định theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng.

3. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ được xác định căn cứ vào:

a) Số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ; chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu hoặc nộp thuế đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán đã bao gồm thuế giá trị gia tăng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng.

b) Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

4. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:

            a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng từ một tỷ đồng trở lên trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp quy định tại Điều 8 của Nghị định này.

Bộ Tài chính hướng dẫn cách tính doanh thu hàng năm cao hơn một tỷ đồng làm căn cứ xác định cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ và thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật trong một năm liền kề trước thời điểm đăng ký;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập từ dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập không có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng có thực hiện mua sắm tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài chính; trường hợp sau một năm kể từ ngày bắt đầu có doanh thu mà doanh thu bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng không đạt mức ngưỡng một tỷ đồng trở lên và không thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp, hợp tác xã chuyển sang nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng;

- Tổ chức nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam có thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực.

- Tổ chức kinh tế khác;

c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này.

Điều 8. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng. 

1. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý. 

Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế giá trị gia tăng dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.

Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau.

2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

a) Đối tượng áp dụng:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 4 Điều 7 của Nghị định này;

- Hộ, cá nhân kinh doanh;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển và khai thác mỏ dầu, khí đốt, bên Việt Nam chịu trách nhiệm khấu trừ và nộp thay trước khi thanh toán. Số thuế nộp thay tính bằng mức thuế suất quy định đối với hàng hoá, dịch vụ cung cấp nhân (x) với tổng số tiền thanh toán chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký, khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ với cơ quan thuế thì số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào tại Việt Nam được khấu trừ vào số thuế giá trị gia tăng mà bên Việt Nam đã nộp thay và được hoàn trả số thuế chưa khấu trừ hết theo quy định của Bộ Tài chính.

- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.          

c) Doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế nhận được ghi trên hoá đơn bán hàng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

3. Hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khoán thuế quy định tại Điều 38 Luật Quản lý thuế.

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng quy định tại Điều này.

Chương III

KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ

Điều 9. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng. 

1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

a) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất;

b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh số hàng hoá, dịch vụ bán ra.

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán  tập trung và sử dụng sản phẩm thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng qua các khâu để sản xuất ra mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tại các khâu được khấu trừ toàn bộ.

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập đầu tư theo nhiều giai đoạn, có phương án sản xuất kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán  tập trung và sử dụng sản phẩm thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng qua các khâu để sản xuất ra mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng nhưng trong giai đoạn đầu tư dở dang có cung cấp hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định tại các khâu được khấu trừ toàn bộ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ khác được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh số hàng hoá, dịch vụ bán ra.

Bộ Tài chính hướng dẫn cách xác định tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh số hàng hoá, dịch vụ bán ra và việc tạm khấu trừ hàng tháng, quý, quyết toán điều chỉnh cuối năm tài chính đối với số thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, hàng hoá khác và dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế.

Thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ.

c) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị[7], kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào của hoạt động đi thuê tài sản cố định, máy móc, thiết bị, trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định: Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trường học; tàu bay dân dụng, du thuyền thực tế không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.

Tài sản cố định là ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ôtô thực tế sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng sẽ không được khấu trừ.

d) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng thì không được khấu trừ, trừ trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản này.

đ) Thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại quy định tại khoản 19 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ.

e) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí được khấu trừ toàn bộ.

g) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho dự án đầu tư được chuyển nhượng quy định tại điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định này hoặc cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp bị chuyển nhượng vốn quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 Nghị định này được kê khai, khấu trừ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

h) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót, trừ các trường hợp sai sót về số thuế giá trị gia tăng đã nộp khâu nhập khẩu, số thuế giá trị gia tăng đầu vào đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động được khấu trừ và kê khai bổ sung theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

i) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không tính thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều 2 Nghị định này được khấu trừ toàn bộ;[8]

k) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt[9].

l) Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng khi chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ kỳ đầu tiên nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi chuyển sang nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng được tính số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế mà chưa khấu trừ hết vào chí phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

m) Bộ Tài chính quy định cụ thể một số trường hợp cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền.

2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:

a) Có hoá đơn giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoá ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.

Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ không dùng tiền mặt thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có thanh toán chứng từ không dùng tiền mặt thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ.

Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán không dùng tiền mặt; trường hợp sau khi bù trừ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thanh toán qua ngân hàng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng, nhưng mua nhiều lần trong cùng ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thanh toán qua ngân hàng.

c) Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu hoặc ủy thác gia công hàng hóa xuất khẩu, hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không dùng tiền mặt thanh toán qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; đối với hàng hóa xuất khẩu phải có tờ khai hải quan.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán dưới hình thức bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước thì cũng được coi là thanh toán không dùng tiền mặt thanh toán qua ngân hàng.

Các trường hợp: bên mua nước ngoài mất khả năng thanh toán do lâm vào tình trạng phá sản; hàng hóa xuất khẩu không đảm bảo chất lượng phải tiêu hủy ngay tại cửa khẩu nước nhập và hàng hóa xuất khẩu bị tổn thất do nguyên nhân khách quan trong quá trình vận chuyển ngoài biên giới Việt Nam, phải có chứng từ, giấy tờ xác nhận của bên thứ ba thay thế cho chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thanh toán qua ngân hàng thì cũng được coi là chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thanh toán qua ngân hàng. Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn hồ sơ, chứng từ thay thế cho chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đối với các trường hợp này.

Điều 10. Hoàn thuế giá trị gia tăng

Việc hoàn thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng.

1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý đối với trường hợp kê khai theo quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.

2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường hợp, nếu số thuế giá trị gia tăng luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.

3. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động (trừ các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành) thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở sản xuất mới thành lập tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, nếu có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêng đối với trường hợp này.

4. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.   

5. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết hoặc có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa.

6. Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo được quy định như sau:

a) Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hoá, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án;

b) Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.

7. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.  

8. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

9. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy định tại Điều này.

Điều 11. Nơi nộp thuế

1. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.

2. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế gia trị gia tăng tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính. 

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy định tại Điều này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực và hướng dẫn thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 và thay thế các Nghị định: số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 và số 121/ 2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2012.[10]

2. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Tờ trình kèm dự thảo

Ngày nhập

27/08/2013

Đã xem

1171 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Bộ Tài chính

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 36 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com