Theo dõi (0)

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản

Ngày đăng: 09:23 14-08-2006 | 1716 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Xây dựng

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo


 


    Chính phủ

 

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số :……/2006/NĐ-CP

 

            

 

 

 

Hà Nội, ngày       tháng         năm 2006

 


Nghị định

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản
_____
 
Chính phủ
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Theo đề nghị của Bộ tr­ưởng Bộ Xây dựng,

Nghị định:

Điều 1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Điều 6,   13, 17, 21, 50, 55, 57 và thực hiện Điều 81, hướng dẫn chi tiết các Điều 8, 14, 18, 22, 23, 33, 45, 46, 47, 48, 49, 51, 52, 53, 54, 56, 59 của Luật Kinh doanh bất động sản.
Điều 2. Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh (quy định tại Điều 6 của Luật)
Tất cả các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 của Luật Kinh doanh bất động sản, trừ một số loại bất động sản sau đây:
1. Đối với bất động sản là nhà, công trình xây dựng:
a) Nhà ở công vụ, trụ sở cơ quan nhà nước;
b) Công trình di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
c) Công trình công cộng thuộc sở hữu nhà nước;
d) Công trình khai thác dầu- khí đốt;
đ) Công trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
e) Kho xăng, dầu, khí hóa lỏng; kho chứa vật liệu nổ công nghiệp;
g) Công trình năng lượng;
h) Các công trình xây dựng đặc thù.
2. Đối với bất động sản là đất:
- Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn;
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng;
- Đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn;
- Đất có di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh;
- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
- Đất có các công trình là đình, đền, miếu, từ đường, nhà thờ họ.
Nội dung Điều này đang nghiên cứu theo hướng liệt kê các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật
Điều 3. Vốn pháp định để kinh doanh bất động sản (quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật)
1. Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và phải có vốn pháp định.
2. Vốn pháp định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản là nhà, công trình xây dựng phải có mức vốn pháp định là….triệu đồng;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản là quyền sử dụng đất phải có mức vốn pháp định là….triệu đồng.
Điều 4. Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bất động sản (quy định tại Điều 13 của Luật)
1. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm:
a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thị trường bất động sản.
b) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh bất động sản.
c) Tổ chức, quản lý việc cấp, thu hồi các loại chứng chỉ hành nghề trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản.
d) Quản lý khung giá đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất để phát triển thị trường bất động sản.
đ) Tổ chức nghiên cứu khoa học về thị trường bất động sản, tổ chức đào tạo nhân lực cho thị trường bất động sản, đào tạo các chuyên gia định giá, môi giới, tư vấn và các dịch vụ hỗ trợ thị trường bất động sản.
e) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về hoạt động kinh doanh bất động sản.
g) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
h) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản.
i) Tổ chức hệ thống thông tin về thị trường bất động sản.
2. Thẩm quyền quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bất động sản:
a) Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản trong phạm vi cả nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Quản lý thống nhất về mặt nghiệp vụ và hướng dẫn thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh bất động sản;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá, báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền về hoạt động kinh doanh bất động sản;
- Kiến nghị với Chính phủ ban hành mới hoặc ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản.
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn và quản lý đất tham gia thị trường bất động sản.
c) Bộ Tài chính trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn về chế độ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác áp dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
d) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
e) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản;
- Chỉ đạo Sở Xây dựng tổ chức cấp, thu hồi chứng chỉ môi giới bất động sản, chứng chỉ định giá bất động sản. 
Điều 5. Mua bán nhà, công trình xây dựng theo hình thức ứng tiền trước (quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật)
1. Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai khi bán phải có các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Giấy phép xây dựng;
c) Tổng đầu tư của nhà, công trình đã hoàn thành trên 25%.
2. Các hình thức ứng tiền trước: Chủ đầu tư và người mua có thể thỏa thuận trong hợp đồng về việc ứng tiền trước thông qua hình thức ứng tiền một lần hoặc ứng tiền nhiều lần.
Trường hợp việc huy động vốn được thực hiện nhiều lần thì lần đầu chỉ được huy động khi chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng và bắt đầu triển khai xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật theo giai đoạn đầu tư được xác định trong Quyết định cho phép đầu tư. Các lần huy động tiếp theo phải phù hợp với tiến độ đầu tư xây dựng, nhưng tổng số tiền huy động không vượt quá 70% giá trị hợp đồng.
3. Việc huy động tiền ứng trước phải được ghi trong hợp đồng, trong đó xác định cụ thể: phương thức, thời gian, tiến độ thực hiện, số tiền ứng trước, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong việc huy động tiền ứng trước, chế tài khi các bên vi phạm.
4. Bảo lưu quyền sở hữu: Chủ đầu tư được bảo lưu quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng cho đến khi người mua thanh toán đủ số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng.
5. Phạt hợp đồng khi chủ đầu tư vi phạm cam kết về tiến độ giao nhà, công trình xây dựng hoặc khách hàng vi phạm cam kết về việc trả tiền ứng trước.
Điều 6. Mua bán, chuyển nhượng bất động sản theo hình thức trả chậm, trả dần (quy định tại khoản 2 Điều 14)
1. Việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản theo hình thức trả chậm hoặc trả dần tiền mua, tiền chuyển nhượng trong một thời hạn sau khi mua, nhận chuyển nhượng bất động sản do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
2. Trong thời gian trả chậm, trả dần, bên mua, bên nhận chuyển nhượng được quyền sử dụng bất động sản và phải chịu rủi ro khi hết thời hạn bảo hành.
3. Trường hợp bên mua, bên nhận chuyển nhượng có nhu cầu trả lại bất động sản trong thời gian trả chậm, trả dần thì phải được bên bán, bên chuyển nhượng đồng ý và thỏa thuận về phương thức trả lại và việc thanh toán tiền mua, tiền chuyển nhượng.
4. Bảo lưu quyền sở hữu của bên bán, bên chuyển nhượng bất động sản.
Điều 7. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm (quy định tại Điều 17 của Luật)
1. Các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh bất động sản:
a) Vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh, vốn pháp định trong kinh doanh bất động sản;
b) Vi phạm chế độ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác;
c) Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng và bảo hành nhà, công trình xây dựng;
d) Gian lận, lừa dối khách hàng trong hoạt động kinh doanh bất động sản;
đ) Tự ý đơn phương chấm dứt hoặc huỷ bỏ hợp đồng;
e) Kinh doanh các bất động sản chưa được phép đưa vào kinh doanh;
g) Hành nghề môi giới, định giá bất động sản không có chứng chỉ hoặc sử dụng chứng chỉ hết thời hạn để thực hiện môi giới, định giá;
h) Cho mượn chứng chỉ hành nghề;
i) Người được cấp chứng chỉ thực hiện không đúng nội dung chứng chỉ;
k) Chuyển nhượng toàn bộ dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
l) Thu phí dịch vụ vượt quá quy định cho phép;
m) Thu phí dịch vụ nhưng không thực hiện nghĩa vụ;
n) Trốn tránh nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
o) Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi cho chủ đầu tư, khách hàng;
p) Vi phạm khác trong hoạt động kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản: (Dự kiến sẽ đưa nội dung này vào Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng)
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã;
-  Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện;
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Thẩm quyền xử phạt của lực lượng Thanh tra chuyên ngành.
3. Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh bất động sản:
Điều 8. Chủ đầu tư dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật)
1. Chủ đầu tư có thể được thực hiện kinh doanh hạ tầng đất có hạ tầng hoặc kinh doanh nhà, công trình xây dựng.
2. Chủ đầu tư được đấu thầu đối với đất khu đô thị, khu nhà ở, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp sau khi đã giải phóng mặt bằng hoặc đã làm xong hạ tầng để lựa chọn chủ đầu tư thứ phát.
3. Chủ đầu tư dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình tham gia vào dự án không nhỏ hơn từ 20% tổng mức đầu tư của dự án.
Vốn đầu tư thuộc sở hữu của chủ đầu tư là vốn thực có của chủ đầu tư tính đến năm gần nhất, được xác định thông qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp kèm theo quyết toán thuế hoặc báo cáo kiểm toán. Đối với doanh nghiệp mới thành lập thì phải có xác nhận của ngân hàng về năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Điều 9. Chuyển nhượng toàn bộ dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (quy định tại Điều 21)
1. Điều kiện chuyển nhượng: Chủ đầu tư được chuyển nhượng toàn bộ dự án do mình thực hiện cho các chủ đầu tư khác khi đã có các công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với dự án đã được phê duyệt và thực hiện các thủ tục có liên quan đến việc chuyển nhượng dự án.
2. Thủ tục chuyển nhượng: Chủ đầu tư chuyển nhượng dự án gửi đơn xin chuyển nhượng dự án đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong vòng 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, xét thấy đủ điều kiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định bằng văn bản cho phép chuyển nhượng dự án. Việc chuyển nhượng dự án phải được lập thành hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực. 
3. Hồ sơ chuyển nhượng:
a) Đơn xin phép chuyển nhượng dự án gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản;
c) Giấy phép xây dựng;
d) Giấy tờ chứng minh tổng số vốn đầu tư đã hoàn thành trên 25% do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Hợp đồng chuyển nhượng dự án bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng;
b) Địa điểm, diện tích, phạm vi của dự án;
c) Giá chuyển nhượng;
d) Phương thức và thời hạn thanh toán;
đ) Thời hạn chuyển nhượng, thời hạn nhận dự án chuyển nhượng và hồ sơ kèm theo;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
g) Giải quyết tranh chấp;
h) Các nội dung khác do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
5. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng dự án:
a) Quyền của bên chuyển nhượng dự án:
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng dự án khi có đủ điều kiện;
- Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng thanh toán tiền theo thời hạn và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng;
- Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng nhận dự án theo đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;
- Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng cung cấp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến việc chuyển nhượng dự án;
- Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng bồi thiệt hại do lỗi của bên nhận chuyển nhượng gây ra.
- Đơn phương chấm dứt hoặc huỷ bỏ hợp đồng khi bên nhận chuyển nhượng vi phạm điều kiện đơn phương chấm dứt hoặc huỷ bỏ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
b) Nghĩa vụ của bên chuyển nhượng dự án:
- Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về dự án chuyển nhượng và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp;
- Giao dự án cho bên nhận chuyển nhượng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng;
- Làm thủ tục và giao giấy tờ về việc chuyển nhượng dự án cho bên nhận chuyển nhượng;
- Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
- Thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng dự án:
a) Bên nhận chuyển nhượng dự án có các quyền sau đây:
- Được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng theo nội dung và tiến độ dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Được bán, cho thuê nhà, công trình xây dựng trong phạm vi dự án cho chủ đầu tư khác;
- Hợp tác với các chủ đầu tư khác để triển khai thực hiện dự án;
- Yêu cầu bên chuyển nhượng cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về dự án được chuyển nhượng và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp;
- Yêu cầu bên chuyển nhượng làm thủ tục và giao hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến dự án được chuyển nhượng;
- Yêu cầu bên chuyển nhượng giao đúng địa điểm, diện tích, phạm vi của dự án và thoả thuận khác trong hợp đồng;
- Đơn phương chấm dứt hoặc huỷ bỏ hợp đồng khi bên chuyển nhượng vi phạm điều kiện đơn phương chấm dứt hoặc huỷ bỏ hợp đồng do hai bên thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu bên chuyển nhượng bồi thường thiệt hại do lỗi của bên chuyển nhượng gây ra;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
b) Bên nhận chuyển nhượng dự án có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của chủ đầu tư cũ;
- Thực hiện, khai thác dự án theo đúng địa điểm, diện tích, phạm vi của dự án nhận chuyển nhượng và thoả thuận trong hợp đồng;
- Thanh toán tiền cho bên chuyển nhượng dự án theo đúng thời hạn và phương thức thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng;
- Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
 
Điều 10. Chuyển quyền sử dụng đất khi bán nhà, công trình xây dựng (quy định tại Điều 22 của Luật)
1. Bán biệt thự, nhà ở riêng lẻ kèm theo chuyển quyền sử dụng đất.
2. Bán nhà, công trình xây dựng việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
3. Hồ sơ nhà, công trình xây dựng, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất;
b) Tình trạng pháp lý của nhà, công trình xây dựng;
c) Tình trạng lịch sử của nhà, công trình xây dựng.
Điều 11. Bảo hành nhà, công trình xây dựng (quy định tại Điều 23 của Luật)
1. Nội dung bảo hành:
a) Đối với nhà, công trình xây dựng cũ, việc bảo hành do các bên tự thỏa thuận.
b) Đối với nhà, công trình xây dựng mới, chủ đầu tư, chủ sở hữu có trách nhiệm bảo hành nhà, công trình xây dựng cho bên mua.
2. Thời hạn bảo hành nhà, công trình xây dựng:
3. Trách nhiệm bảo hành: 
a) Bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng về nhà, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
b) Kiểm tra thường xuyên tình trạng của nhà, công trình xây dựng nhằm phát hiện những khiếm khuyết, hư hỏng để sửa chữa, khắc phục.
c) Chịu mọi phí tổn sửa chữa, khắc phục trong thời hạn bảo hành nhà, công trình xây dựng.
d) Từ chối bảo hành trong trường hợp chủ sử dụng sử dụng sai quy trình vận hành.
Điều 12. Thuê mua nhà, công trình xây dựng (quy định tại Điều 33)
1. Các hình thức thuê mua nhà, công trình xây dựng bao gồm:
a) Dài hạn;
b) Trung hạn;
c) Ngắn hạn.
2. Chuyển quyền sở hữu trong thuê mua nhà, công trình xây dựng:
a) Chuyển quyền sở hữu sau khi hết hạn thuê mua:
b) Chuyển quyền sở hữu trước khi hết hạn thuê mua:
3. Giá cả và phương thức thanh toán:
a) Giá cả;
b) Phương thức thanh toán.
Điều 13. Môi giới bất động sản
          1. Nội dung môi giới bất động sản:
          -  Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng có nhu cầu mua bán, thuê, cho thuê và chuyển nhượng bất động sản;
          - Giới thiệu, quảng cáo bất động sản cần mua bán, thuê, cho thuê và chuyển nhượng bất động sản (kể cả quảng cáo cho Trung tâm môi giới);
          - Mọi hoạt động dịch vụ môi giới bất động sản phải được thực hiện thông qua Hợp đồng môi giới để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người môi giới và các bên giao dịch.
2. Thù lao môi giới và hoa hồng môi giới:
          a) Người môi giới được trả thù lao môi giới, hoa hồng môi giới cho các hoạt động dịch vụ môi giới mà mình phục vụ. Thù lao môi giới, hoa hồng môi giới và thời điểm thanh toán phải được ghi trong hợp đồng môi giới bất động sản. Người môi giới có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước theo quy định của pháp luật.
          b) Thù lao môi giới, hoa hồng môi giới bất động sản được hình thành trên cơ sở thoả thuận nhưng không vượt quá quy định dưới đây:
          - Thù lao quảng cáo rao bán, cho thuê: 100.000đ/lần/tháng;
          - Thù lao môi giới bất động sản trọn gói (gồm quảng cáo, niêm yết tại trụ sở trong 1 tháng, tìm người mua, đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán tiền và chuyển quyền sở hữu): từ 0,8- 1,5% giá trị của bất động sản được  mua bán;
          - Hoa hồng môi giới bất động sản mua bán không quá 3% giá trị bất động sản đó nếu giao dịch thành công; hoa hồng môi giới bất động sản cho thuê không quá 1 tháng tiền thuê bất động sản đó không phụ thuộc thời gian cho thuê theo hợp đồng nếu giao dịch thành công.
4. Thuê tổ chức, cá nhân môi giới khác thực hiện việc môi giới bất động sản: Tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản được thuê tổ chức, cá nhân môi giới khác thực hiện môi giới bất động sản nhưng phải được khách hàng đồng ý và phải chịu trách nhiệm về kết quả môi giới đã thỏa thuận với khách hàng. Việc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện môi giới bất động sản phải được lập thành văn bản.
5. Chế độ báo cáo, kiểm tra, thanh tra hoạt động môi giới:
Điều 14. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, định giá bất động sản (quy định tại khoản 4 Điều 50 và khoản 4 Điều 55 của Luật)
1. Cơ sở đào tạo:
a) Tư cách pháp lý;
b) Điều kiện cơ sở vật chất;
c) Yêu cầu đối với giảng viên:
d) Phương thức đào tạo:
e) Thủ tục đăng ký và xét công nhận cơ sở đào tạo về môi giới bất động sản:
2. Chương trình, nội dung đào tạo:
a) Thời gian đào tạo;
b) Nội dung đào tạo;
c) Giáo trình đào tạo: (Tuân thủ giáo trình khung do Bộ Xây dựng phê duyệt)
3. Đối tượng được đào tạo:
4. Tổ chức đào tạo, sát hạch và cấp chứng nhận qua đào tạo về môi giới, định giá bất động sản:
a) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:
b) Sát hạch:
c) Cấp chứng nhận:
5. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo về môi giới bất động sản:
a) Quyền của cơ sở đào tạo về môi giới bất động sản:
b) Nghĩa vụ của cơ sở đào tạo về môi giới, định giá bất động sản:
6. Trách nhiệm của người được đào tạo về môi giới, định giá bất động sản:
a) Quyền của người được đào tạo về môi giới, định giá bất động sản:
b) Nghĩa vụ của người được đào tạo về môi giới, định giá bất động sản:
Điều 12. Định giá bất động sản (quy định từ Điều 51 đến Điều 54 tại Mục 2 Chương IV của Luật)
1. Nội dung định giá bất động sản: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ định giá xác định giá của bất động sản cụ thể tại một thời điểm theo yêu cầu của khách hàng.
2. Hồ sơ định giá: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu định giá phải gửi hồ sơ đến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ định giá, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị định giá;
b) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bất động sản có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Các thông số kỹ thuật có liên quan đến bất động sản;
d) Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến giá trị của bất động sản.
3. Thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc định giá bất động sản: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ định giá bất động sản được thuê tổ chức khác thực hiện việc định giá bất động sản nhưng phải được chủ sở hữu, chủ sử dụng bất động sản đồng ý và phải chịu trách nhiệm về kết quả định giá đã thỏa thuận với khách hàng. Việc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện định giá bất động sản phải được lập thành văn bản.
3. Giá dịch vụ định giá bất động sản được xác định theo sự thỏa thuận của tổ chức định giá và khách hàng được ghi cụ thể trong hợp đồng định giá bất động sản.
4. Chứng thư định giá bất động sản:
a) Tổ chức định giá bất động sản có trách nhiệm thông báo kết quả định giá bằng văn bản dưới hình thức chứng thư định giá bất động sản cho khách hàng.
b) Chứng thư định giá bất động sản có giá trị ràng buộc trách nhiệm đối với tổ chức định giá về kết quả định giá và kết luận trong chứng thư định giá.
5. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ định giá bất động sản có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp định giá bất động sản của doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Doanh nghiệp định giá bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài có thể mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Chi phí bảo hiểm được tính vào chi phí kinh doanh theo chi phí thực tế và phải có hoá đơn chứng từ hợp pháp.
6. Chế độ báo cáo, kiểm tra, thanh tra hoạt động định giá:
7. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu:
Điều 14. Cấp chứng chỉ môi giới bất động sản, chứng chỉ định giá bất động sản (quy định tại khoản 4 Điều 50 và khoản 4 Điều 55 của Luật)
1. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ môi giới, định giá bất động sản:
a) Người xin cấp chứng chỉ môi giới, định giá bất động sản gửi 03 bộ hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cấp chứng chỉ.
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức xét, cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định này.
d) Việc cấp chứng chỉ cho các cá nhân phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 50 và Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản.
đ) Việc thu và sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ môi giới, chứng chỉ định giá bất động sản, bao gồm:
a) Đơn xin cấp chứng chỉ môi giới, chứng chỉ định giá bất động sản có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người xin cấp chứng chỉ, kèm theo 4 ảnh của người xin cấp chứng chỉ;
b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Giấy chứng nhận đã qua đào tạo về môi giới, định giá bất động sản.
3. Thẩm quyền cấp chứng chỉ:
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức và chỉ đạo Sở Xây dựng cấp chứng chỉ môi giới và chứng chỉ định giá bất động sản cho cá nhân có đủ điều kiện theo quy định.
4. Cấp lại chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản:
a) Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản được cấp lại trong các trường hợp sau:
- Chứng chỉ cũ hết hạn sử dụng;
- Chứng chỉ cũ bị rách, nát;
- Chứng chỉ bị mất.
b) Điều kiện để được cấp lại chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản:
- Có đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề;
- Có chứng chỉ cũ, trường hợp bị mất chứng chỉ thì phải có giấy xác minh của chính quyền địa phương;
- Có bản khai kết quả hành nghề theo chứng chỉ đã được cấp;
- Không vi phạm các quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
c) Thẩm quyền cấp lại chứng chỉ:
Cơ quan cấp chứng chỉ môi giới bất động sản, chứng chỉ định giá bất động sản có thẩm quyền cấp lại chứng chỉ đó.
5. Trách nhiệm của người xin cấp chứng chỉ môi giới, định giá bất động sản:
a) Quyền của người xin cấp chứng chỉ môi giới, chứng chỉ định giá bất động sản:
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin liên quan đến việc đào tạo, cấp chứng chỉ và quản lý hành nghề môi giới, định giá bất động sản;
- Được cấp chứng chỉ đúng thời hạn khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 50, khoản 1 Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản;
- Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm trong việc đào tạo, cấp chứng chỉ môi giới bất động sản;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
b) Người xin cấp chứng chỉ môi giới, chứng chỉ định giá bất động sản có các nghĩa vụ sau đây:
- Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ môi giới, định giá bất động sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ xin cấp chứng chỉ môi giới, định giá bất động sản của mình;
- Nộp lệ phí theo quy định;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Quản lý hành nghề môi giới bất động sản, định giá bất động sản (quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật)
1. Nội dung quản lý hành nghề:
2. Thẩm quyền quản lý hành nghề: Cơ quan cấp chứng chỉ môi giới, chứng chỉ định giá bất động sản có trách nhiệm quản lý hành nghề môi giới, định giá bất động sản của các cá nhân.
3. Thu hồi chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản:
a) Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản bị thu hồi chứng chỉ khi có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khai báo không trung thực trong hồ sơ xin cấp chứng chỉ;
- Tự ý tẩy xoá, sửa chữa chứng chỉ;
- Cho mượn, cho thuê hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ để hành nghề;
- Hành nghề không đúng với nội dung ghi trong chứng chỉ;
- Vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản gây hậu quả nghiêm trọng;
- Bị phạt cảnh cáo đến lần thứ ba.
b) Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ không được xin cấp lại trong thời hạn năm năm kể từ ngày bị quyết định thu hồi chứng chỉ.
Điều 16. Các điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản (quy định tại Điều 57 của Luật)
1. Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật thành lập sàn giao dịch bất động sản:
- Trụ sở;
- Phương tiện làm việc bao gồm: thiết bị văn phòng, hệ thống thông tin…
- Tổ chức, bộ máy của sàn: Người quản lý điều hành, các bộ phận hành chính, tài vụ, hỗ trợ tài chính ngân hàng và các bộ phận chuyên ngành mua bán, định giá, môi giới, tư vấn…
2. Quy chế hoạt động của sàn giao dịch bất động sản;
3. Người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản.
 
Điều 17. Tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch bất động sản(quy định tại Điều 56 của Luật)
1. Phạm vi, nội dung hoạt động của sàn giao dịch bất động sản;
2. Trách nhiệm của người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản;
3. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động của sàn.
Điều 18. Kinh doanh bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản (quy định tại Điều 59 của Luật)
1. Công khai thông tin bất động sản trên sàn giao dịch bất động sản;
2. Mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản qua sàn;
3. Đấu giá bất động sản tại sàn.
 
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
 
TM. Chính Phủ
Thủ tướng

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo.Doc

Ngày nhập

14/08/2006

Đã xem

1716 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Bộ Xây dựng

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com