Dự thảo nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 176 của Bộ Luật Lao động về hoãn hoặc ngừng đình công
Ngày đăng: 20:55 05-08-2007 | 1630 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật lao động năm 2006;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 176 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2006. Quy định về việc hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoãn đình công là lùi thời điểm thực hiện cuộc đình công chưa diễn ra mà Ban chấp hành công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động đã ấn định trong bản yêu cầu gửi người sử dụng lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh và Liên đoàn lao động cấp tỉnh theo quy định tại Điều 174b của Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006.
2. Ngừng đình công là việc tạm thời chấm dứt có thời hạn cuộc đình công đang diễn ra cho đến khi không còn nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân và lợi ích công cộng theo quyết định của thủ tướng Chính phủ.
3. Nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng là những tác động xấu mà cuộc đình công có thể gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế và lợi ích công cộng.
Điều 3. Cuộc đình công bị hoãn hoặc bị ngừng khi có nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng trong những trường hợp sau đây:
1. Đình công vào những ngày lễ lớn của quốc gia, hội nghị quốc tế lớn tại địa điểm tổ chức hội nghị;
2. Đình công tại các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích từ 05 ngày trở lên mà chưa chấm dứt;
3. Đình công tại công trình trọng điểm quốc gia đang thi công.
4. Cuộc đình công diễn biến không đúng so với bản yêu cầu của tập thể lao động mà Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động(nơi không có tổ chức công đoàn) đã gửi cho người sử dụng lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh và liên đoàn lao động cấp tỉnh.
Chương II
THỦ TỤC HOÃN, NGỪNG ĐÌNH CÔNG VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CỦA TẬP THỂ LAO ĐỘNG
Mục 1. THỦ TỤC HOÃN, NGỪNG ĐÌNH CÔNG
Điều 4. Thủ tục hoãn đình công
1. Khi nhận được bản thông báo của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động (nơi không có tổ chức công đoàn) về quyết định tổ chức cuộc đình công có nguy cơ thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định này, thì Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, trong vòng 01 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động phải báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, nếu thấy đình công sẽ có nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc gia, lợi ích công cộng thì trong vòng 01 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Giám đốc Sở Lao động- thương binh và xã hội, phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Báo cáo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi Thủ tướng Chính phủ bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên doanh nghiệp nơi tập thể lao động dự kiến đình công;
b) Thời điểm bắt đầu đình công;
c) Yêu cầu của tập thể lao động;
d) Số lượng người lao động tham gia đình công;
đ) Nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc gia, lợi ích công cộng;
e) Kiến nghị hoãn đình công và các biện pháp để thực hiện Quyết định hoãn đình công của Thủ tướng Chính phủ.
3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hoãn đình công hoặc ý kiến về việc không đồng ý hoãn cuộc đình công được thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và gửi Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
4. Khi nhận được quyết định hoãn cuộc đình công của Thủ tướng Chính phủ, thì trong vòng 01 giờ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải công bố kịp thời cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động (nơi không có tổ chức công đoàn), người sử dụng lao động biết và tổ chức thực hiện quyết định hoãn đình công theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định hoãn đình công, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Quyết định hoãn đình công bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Kết quả thực hiện hoãn đình công;
b) Các biện pháp đã và đang thực hiện để giải quyết yêu cầu của tập thể lao động;
c) Trong thời hạn hoãn đình công được ghi trong Quyết định hoãn đình công của thủ tướng chính phủ thì kể từ ngày công bố Quyết định đó, tập thể lao động không được đình công.
Điều 5. Thủ tục ngừng đình công
1. Khi cuộc đình công đang diễn ra nếu có một trong các dấu hiệu quy định tại Điều 4 của Nghị định này, thì trong thời gian 01 ngày, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện) phải báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về cuộc đình công đó.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, sau khi nhận được báo cáo về cuộc đình công, nếu xét thấy cuộc đình công có nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc gia, lợi ích công cộng thì trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Bản báo cáo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc ngừng đình công bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên doanh nghiệp đang diễn ra đình công;
b) Thời điểm đình công;
c) Phạm vi đình công;
d) Số lượng người tham gia đình công;
đ) Yêu cầu của tập thể lao động;
e) Nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế, lợi ích công cộng;
e) Kiến nghị về việc ngừng đình công và các biện pháp để thực hiện Quyết định ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ.
3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ngừng cuộc đình công hoặc ý kiến không đồng ý ngừng cuộc đình công được thông báo ngay cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và gửi Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
4. Khi nhận được quyết định ngừng cuộc đình công của Thủ tướng chính phủ, trong vòng 01 giờ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ngừng cuộc đình công với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đai diện tập thể lao động (nơi không có tổ chức công đoàn) và người sử dụng lao động.
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực hiện ngừng cuộc đình công.
Bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ gồm các nội dung:
a) Kết quả ngừng đình công;
b)Tình hình an ninh trật tự của doanh nghiệp và khu vực;
c) Các biện pháp đã và đang thực hiện để giải quyết yêu cầu của tập thể lao động theo quy định của pháp luật lao động.
5. Trong thời hạn ngừng đình công được ghi trong Quyết định ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ thì kể từ thời điểm công bố quyết định đó, tập thể lao động không được đình công.
Điều 6. Thi hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Khi đã có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hoãn hoặc ngừng cuộc đình công thì tập thể lao động, người sử dụng lao động phải nghiêm chỉnh chấp hành. Người có hành vi kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; Người không thi hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mục 2. GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CỦA TẬP THỂ LAO ĐỘNG
Điều 7. Giải quyết yêu cầu của tập thể lao động
Khi xem xét yêu cầu của tập thể lao động, nếu nguyên nhân đình công xuất phát từ tranh chấp về quyền thì Thủ tướng Chính phủ giao cho chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo quy định của pháp luật, nếu nguyên nhân đình công xuất phát từ tranh chấp về lợi ích thì Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu các bên thương lượng, hoà giải có sự tham gia của cơ quan lao động cấp tỉnh và Liên đoàn lao động cấp tỉnh để giải quyết thoả đáng các yêu cầu hợp pháp của tập thể lao động.
Hết thời hạn có hiệu lực của Quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ mà các cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết nhưng người sử dụng lao động không thực hiện thì tập thể lao động có quyền tiếp tục thực hiên cuộc đình công.
Điều 8. Giải quyết quyền lợi của tập thể lao động trong thời gian đình công
Quyền lợi của người lao động trong thời gian đình công được giải quyết theo quy định tại Điều 174d của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Điều 10. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 1
Cơ quan soạn thảo Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Loại tài liệu Nghị định
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.