Theo dõi (0)

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá

Ngày đăng: 09:07 16-10-2012 | 1862 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Tài chính

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

            Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá về bình ổn giá; định giá của Nhà nước; kiểm tra yếu tố hình thành giá; hiệp thương giá; kê khai giá, niêm yết giá và thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

            Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá trên lãnh thổ Việt Nam.

Chương II

HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TIẾT GIÁ CỦA NHÀ NƯỚC

Mục 1

BÌNH ỔN GIÁ

Điều 3. Hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá

1. Danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 15 của Luật Giá, bao gồm:

a) Xăng, dầu hỏa, dầu điêzen, dầu mazut ở nhiệt độ thực tế;

b) Điện bán lẻ;

c) Khí dầu mỏ hóa lỏng;

d) Phân đạm urê; phân NPK;

e) Thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ;

g) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;

h) Muối ăn;

i) Sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi;

k) Đường ăn bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;

l) Thóc, gạo tẻ thường;

m) Thuốc phòng, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế quy định.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể các mặt hàng thực hiện bình ổn giá quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản kiến nghị gửi  Bộ Tài chính để  tổng hợp trình Chính phủ hoặc Bộ Tài chính chủ trì trình Chính phủ xem xét trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Điều 4. Trường hợp thực hiện bình ổn giá

1. Khi giá thị trường trong nước của hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 3 Nghị định này có biến động bất thường xảy ra trong các trường hợp sau:

a) Giá tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý so với mức tăng hoặc giảm giá do tác động của các yếu tố hình thành giá được tính theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

b) Giá tăng hoặc giảm bất hợp lý trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch hoạ, khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung - cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá;

c) Giá tăng hoặc giảm bất hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan;

d) Các trường hợp giá thị trường biến động bất thường khác theo quy định của pháp luật.

            2. Khi mặt bằng giá biến động làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế xã hội, gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân dẫn đến không thực hiện được các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đã được Chính phủ quyết định cho từng năm.

Điều 5. Quỹ bình ổn giá

1. Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính nhà nước, không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, không có tư cách pháp nhân, chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá và để tại Kho bạc Nhà nước hoặc để tại doanh nghiệp.

2. Lập quỹ bình ổn giá đối với điện; xăng, dầu thành phẩm; thóc, gạo tẻ thường.

Trường hợp cần thay đổi mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Quỹ bình ổn giá được lập từ các nguồn sau:

a) Trích từ giá hàng hóa, dịch vụ; mức trích không vượt quá 05% mức giá bán hàng hóa, dịch vụ và được tính trong giá bán hoặc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Tự nguyện đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

c) Viện trợ của nước ngoài;

d) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.

4. Quỹ bình ổn giá được lập cho hàng hóa, dịch vụ nào thì được sử dụng để bình ổn giá cho hàng hóa, dịch vụ đó khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó có biến động bất thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống.

            5. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể việc lập, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá đối với từng hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 2, Điều này.

Điều 6. Đăng ký giá

1. Trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thực hiện đăng ký giá bằng việc lập, phân tích việc hình thành mức giá và gửi văn bản đăng ký giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá. Cụ thể như sau:

a) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện bán buôn thì đăng ký giá bán buôn;

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì đăng ký cả giá bán buôn và giá bán lẻ;

c) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì phải đăng ký giá bán buôn và giá bán lẻ dự kiến;

d) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là nhà phân phối độc quyền, tổng đại lý thì phải đăng ký giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến; đại lý thì phải đăng ký giá bán lẻ.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận văn bản đăng ký giá bao gồm:

a) Ở trung ương là các bộ, ngành theo quy định của pháp luật;

b) Ở địa phương là Sở Tài chính và các Sở quản lý ngành hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

            3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về quy trình tiếp nhận, xử lý và Biểu mẫu đăng ký giá, cơ quan tiếp nhận biểu mẫu đăng ký giá.

            4. Quy định về đăng ký giá tại Nghị định này không áp dụng đối với các dịch vụ bưu chính viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

VCCI góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá

Ngày nhập

16/10/2012

Đã xem

1862 lượt xem

Góp ý của Công ty Friesland Campia đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá

Ngày nhập

16/10/2012

Đã xem

1862 lượt xem

Góp ý của Hiệp hội Mía đường đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá

Ngày nhập

16/10/2012

Đã xem

1862 lượt xem

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá (10/2012)

Ngày nhập

16/10/2012

Đã xem

1862 lượt xem

Góp ý của Công ty Vinamilk đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá

Ngày nhập

16/10/2012

Đã xem

1862 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 5

Cơ quan soạn thảo Bộ Tài chính

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com