Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
Ngày đăng: 10:53 16-01-2013 | 1976 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Tài chính
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
Dự thảo
(kèm cv 18151/BTC-CST)
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
_________________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13;
Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Điều 2. Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định này. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế như sau:
a. Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập;
b. Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
- Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo
quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 183 ngày trở lên trong năm tính
thuế.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 3. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:
1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm:
a. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Riêng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chỉ áp dụng đối với trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
b. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh Các khoản phụ cấp,
trợ cấp hàng tháng, một lần theo quy định của Nhà nước đối với lực lượng vũ
trang;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do
suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ
cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động, các
khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội,
trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp
khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội;
- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao theo quy định của pháp luật.
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật[7].
- Phụ cấp y tế thôn bản đối với nhân viên y tế thôn, bản được hưởng phụ cấp hàng tháng theo theo quy định của pháp luật.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế quy định tại điểm này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
c. Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môi giới, đại lý bảo hiểm, đại lý sổ xố, đại lý bưu điện, bán hàng đa cấp của cá nhân không đăng ký kinh doanh, tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản thù lao, hoa hồng khác;
d. Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác;
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ đối tượng nộp thuế dưới mọi hình thức:
- Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có);
- Khoản tiền phí tích luỹ đóng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt
buộc khác, tiền đóng góp quỹ hưu trí tự
nguyện, mua bảo hiểm mà pháp luật không quy định bắt buộc người sử dụng
lao động phải mua cho người lao động do người sử dụng lao động mua hoặc
đóng góp cho người lao động tại thời điểm cá nhân nhận được tiền chi trả từ
công ty (doanh nghiệp) bảo hiểm, từ quỹ hưu trí tự nguyện.
- Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu, như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ;
- Các khoản lợi ích khác theo quy định của pháp luật.
e. Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng;
- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được nhà nước Việt Nam thừa nhận;
- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quang nhà nước có thẩm quyền công nhận;
- Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:
- Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân (bố, mẹ, vợ/ chồng, con) của người lao động[8]. Khoản tài trợ của các tổ chức từ thiện, nhân đạo được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật dành cho cá nhân chữa bệnh hiểm nghèo.
- Khoản tiền nhận được theo chế độ liên quan đến sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể[9];
- Khoản phụ cấp nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật[10];
- Các khoản cá nhân nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia, phục
vụ hoạt động Đảng, Đoàn Quốc hội hoặc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của
nhà nước[11];
3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
a. Tiền lãi cho vay;
b. Lợi tức cổ phần;
c. Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế; trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ.
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
a. Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
b. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
c. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác;
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;
d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
Thu nhập chịu thuế tại khoản này bao gồm cả khoản thu nhập (nếu có) từ việc uỷ quyền quản lý bất động sản mà người được uỷ quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với người chuyển nhượng bất động sản đó theo quy định của pháp luật”.
6. Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật, bao gồm:
a. Trúng thưởng xổ số;
b. Trúng thưởng khuyến mại dưới các hình thức;
c. Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino;
d. Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
a. Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng;
b. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ: bí quyết kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật, các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại.
9. Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 3
Cơ quan soạn thảo Bộ Tài chính
Loại tài liệu Nghị định
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.