Theo dõi (0)

Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết Luật chuyển giao công nghệ về công nghệ cấm chuyển giao, hạn chế chuyển giao và khuyến khích chuyển giao

Ngày đăng: 08:38 01-06-2007 | 1787 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Khoa học và Công nghệ

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

CHÍNH PHỦ          

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật chuyển giao công nghệ ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ. 

NGHỊ ĐỊNH          

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1- Nghị định này quy định chi tiết Luật chuyển giao công nghệ về công nghệ khuyến khích chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ cấm chuyển giao;
2- Công nghệ được chuyển giao bao gồm công nghệ chuyển giao giữa các bên trong lãnh thổ Việt nam, công nghệ nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, công nghệ xuất từ Việt Nam ra nước ngoài.
3- Những công nghệ không nằm trong danh mục hạn chế chuyển giao và cấm chuyển giao các bên được tự do chuyển giao, không cần xin phép đồng thời chịu trách nhiệm trước các quy định luật pháp khác có liên quan.
         
Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ theo Luật chuyển giao công nghệ và tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hoạt động có liên quan đến chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.

Điều 3. Áp dụng pháp luật có liên quan và Đìều ước quốc tế

1. Hoạt động chuyển giao công nghệ về công nghệ cấm chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ khuyến khích chuyển giao phải tuân theo Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chuỷ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về công nghệ cấm chuyển giao; công nghệ hạn chế chuyển giao; công nghệ khuyến khích chuyển giao khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 4. Chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục khuyến khích chuyển giao.

1. Công nghệ thuộc Danh mục khuyến khích chuyển giao là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến thuộc định hướng ưu tiên phát triển của nhà nước trong từng thời kỳ và phải đáp ứng một hoặc một số yêu cầu sau:
a) Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao;
b) Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới;
c) Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu;
d) Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;
đ) Bảo vệ sức khoẻ con người;
e) Phòng chống thiên tai, dịch bệnh;
g) Sản xuất sạch, thân thiện môi trường;
h) Phát triển ngành nghề truyền thống.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với Sở Khoa học và công nghệ ở cấp tỉnh theo quy định tại Điều 25 của Luật chuyển giao công nghệ để được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ có liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định cụ thể về cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục khuyến khích chuyển giao.

Điều 5. Chuyển giao công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao

1. Công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao là các công nghệ có các yếu tố gây hại khi chuyển giao có thể gấy tác động xấu, trước khi chuyển giao phải được cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, quyết định cấp phép hoặc không cấp phép chuyển giao nhằm:
a) Bảo vệ lợi ích quốc gia;
b) Bảo vệ sức khoẻ con người;
c) Bảo vệ giá trị văn hoá dân tộc;
d) Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường;
đ) Thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao trước khi chuyển giao phải được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép theo quy định tại các Điều 23 và Điều 24 của Luật chuyển giao công nghệ.
3. Bộ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể thủ tục và trình tự cấp phép chuyển giao công nghệ.

Điều 6. Công nghệ cấm chuyển giao

1. Công nghệ thuộc Danh mục cấm chuyển giao là các công nghệ:
a) Không đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khoẻ con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường;
b) Tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội;
c) Không được chuyển gaio theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
d) Thuộc Danh mục bí mật Nhà nước.
2. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Việc chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục cấm chuyển giao chỉ được tiến hành trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 7. Xử lý vi phạm

Mọi hành vi chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, cấm chuyển giao quy định trong Nghị định này sẽ bị xử phạt theo các hình thức, mức độ và thủ tục quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ hoặc theo páp luật khác có liên quan.

Điều 8. Sửa đổi, bổ sung các công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ khuyến khích chuyển giao.

1. Bộ Khoa học và Công nghệ căn cứ thực tiến hoạt động chuyển giao công nghệ và yêu cầu phát triển của đất nước trong từng thời kỳ trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ khuyến khích chuyển giao.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm kiến nghị với bộ Khoa học và Công nghệ các công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ khuyến khích chuyển giao thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách cần được sửa đổi, bổ sung.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Điều 10. Trách nhiệm thi hành

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện Nghị định này. 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
 
 
NGUYẾN TẤN DŨNG



 
 
A – DANH MỤC CÔNG NGHỆ KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN GIAO
 
I – Lĩnh vực công nghiệp
1.     Công nghệ chế tạo động cơ và thiết bị tàu biển
2.     Công nghệ luyện thép bằng lò thổi có dung tích trên 150T/mẻ
3.     Công nghệ gia công vật liệu bằng siêu âm, phóng điện, plasma, nước áp lực cao, chùm tia ion hội tụ điều khiển bằng kỹ thuật số.
4.     Công nghệ triển khai, uốn ống tự động phục vụ ngành đóng tàu.
5.     Công nghệ làm sạch bề mặt tôn bằng nước áp lực cao phục vụ ngành đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ.
6.     Công nghệ sản xuất van thuỷ lực chịu áp lực, hoá chất.
7.     Công nghệ sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD), plasma và SED (loại trừ trường hợp chỉ lắp ráp)
8.     Công nghệ chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng bức xạ, thiết bị ghi, đo hạt nhân, thiết bị X-quang, thiết bị laser, máy gia tốc, thiết bị cộng hưởng từ hạt nhân, thiết bị chụp hình cắt lớp đơn quang tử, thiết bị chụp hình cắt lớp sử dụng đồng vị phát positron.

II. Lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông

1.     Công nghệ sản xuất mạch tích hợp điện tử DRAM dung lượng trên 1 MEGABIT, mạch tích hợp điện tử nguyên khối SRAM.
2.     Công nghệ chế tạo các hệ mô phỏng giao giết người – máy qua ngôn ngữ và hình ảnh.
3.     Công nghệ sản xuất vật liệu từ tính đất hiếm.
4.     Công nghệ chế tạo các thiết bị giám sát, nhận dạng xử lý bằng hình ảnh, tiếng nói.
5.     Công nghệ chế tạo thẻ thông minh nhận dạng bằng từ, vi xử lý, sinh trắc học, vân tay.
6.     Công nghệ ứng dụng mạng noron trong xử lý ảnh.
7.     Công nghệ chế tạo mạch tích hợp, sản xuất chip, hệ thống chíp.
8.     Công nghệ chế tạo thiết bị viễn thông (vệ tinh, cáp quang, thiết bị đầu cuối)

III. Lĩnh vực công nghệ vật liệu.

1.     Công nghệ chế tạo kim loại có độ tinh khiết cao, siêu mịn, siêu mỏng, công nghệ chế tạo vật liệu siêu dẫn, vật liệu lưu giữ năng lượng, công nghệ sản xuất vật liệu pin có hiệu năng cao
2.     Công nghệ chế tạo sản phẩm vô cơ phi kim: vật liệu gốm y sinh, thấu kính nhân tạo, các sợi gốm, sợi thuỷ tinh đặc biệt, sợi quang.
3.     Công nghệ chế tạo sản phẩm và vật liệu trọng lượng phân tử lớn nguồn gốc hữu cơ; vật liệu tự phân huỷ, vật liệu hữu cơ không khuyếch (khuếch?) tán, vật liệu có trọng lượng phân tử lớn dùng cho y sinh, công nghệ xuất polyme phân huỷ sinh học.
4.     Công nghệ chế tạo các vật liệu composit dạng dẻo, composit dạng gốm, composit dang kim loại
5.     Công nghệ chế tạo các xúc tác và vật liệu mới cho ngành dầu khí.
6.     Công nghệ chế tạo thiết bị và dụng cụ quang điện tử.

IV. Lĩnh vực công nghệ tự động hoá

1.     Công nghệ chế tạo và tích hợp các thiết bị tự động hoá
2.     Công nghệ chế tạo các sensor và tế bào nhạy cảm, công nghệ chế tạo các thiết bị đo điện tử công nghệ cao ứng dụng vi điều khiển.

V. Lĩnh vực năng lượng

1.     Công nghệ chế tạo năng lượng mới và sản phẩm tiết kiệm năng lượng cao; Công nghệ chế tạo thiết bị năng lượng mới và năng lượng tái tạo, Công nghệ chế tạo các sản phẩm có khả năng tiết kiệm năng lượng cao.
2.     Công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học (dầu điêzen sinh học, xăng sinh học) đáp ứng yêu cầu về kinh tế và chất lượng của các loại động cơ.
3.     Công nghệ sản xuất pin nhiên liệu, ắc quy polymer, các loại ắc quy (pin) pin năng lượng mặt trời chưa lắp hoặc đó (đã?) được lắp thành các mô đun hoặc tẩm bảng.
4.     Công nghệ sản xuất hydro từ rượu êthanol
5.     Công nghệ sản xuất thiết bị, sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt, thuỷ triều, sóng biển, sản phẩm dùng năng lượng mới.
6.     Công nghệ sản xuất thiết bị, sản phẩm sử dụng sinh khối và các nguòn năng lượng tái tạo.

VI – Lĩnh vực nông nghiệp

1.     Công nghệ sản xuất giống cây có năng suất cao, chịu, chống thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh hơn hẳn các giống hiện có (cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực).
2.     Công nghệ rải vụ các loại cây ăn quả (điểu chỉnh thời gian ra hoa, kết quả…)
3.     Công nghệ tự động hoá quá trình sản xuất, thu hoạch các loại rau quả trong nhà kính.
4.     Công nghệ cao chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
5.     Công nghệ thi công các công trình ngầm, ngập trong nước.
6.     Công nghệ thi công các công trình trên nền đất yếu, cát chảy.
7.     Công nghệ chế biến thực phẩm sạch.
8.     Công nghệ sản xuất bao bì cao cấp cho thực phẩm.

VII – Lĩnh vực thuỷ sản.

1.     Công nghệ vây đánh bắt cá ngừ đại dương (bao gồm: phát hiện, đánh bắt, vận chuyển cá sống về địa điểm nuôi).
2.     Công nghệ sản xuất giống và nuôi cá ngừ đại dương.
3.     Công nghệ sản xuất giống tôm hùm.
4.     Công nghệ sản xuất giống tôm sú bố, mẹ sạch bệnh.
5.     Công nghệ lồng bẫy tôm hùm, cua biển sâu.
6.     Công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học/ vãccin phục vụ bảo vệ động thực vật.
7.     Công nghệ nuôi tế bào gốc động vật.
8.     Công nghệ bảo quản lạnh trứng, hợp tử động vật.
9.     Công nghệ tự động hoá quá trình nuôi thuỷ sản.

VIII – Lĩnh vực y tế

1.     Công nghệ chế tạo các thiết bị và dụng cụ y tế: Các thiết bị hình ảnh cộng hưởng từ, các thiết bị laser y tế, công nghệ chế tạo các bộ phận cơ thể nhân tạo, công nghệ chế tạo các sản phẩm vật liệu y sinh, công nghệ chế tạo thiết bị ghi y học, công nghệ chế tạo sensor dạng sinh học.
2.     Công nghệ sản xuất các enzim phục vụ cho y tế và dược phẩm.
3.     Công nghệ sản xuất vãccin cho người, vaccin dành cho thú y, kháng sinh cho người; các chế phẩm sinh học đùng trong chẩn đoán và điều trị cho người, các chất chống lây nhiễm, các chất chống dị ứng, chỉ khâu phẫu thuật và các bộ phận nhân tạo của con người.
4.     Công nghệ sản xuất các màng sinh học dùng trong y tế, màng thẩm thấu ngược.
5.     Công nghệ sản xuất các thiết bị điện tử y tế kỹ thuật cao như máy chụp X-quang cao tần, máy điện não, thiết bị laser (BCN).
6.     Công nghệ chiết tách bán tổng hợp các hợp chất tự nhiên làm nguyên liệu thuốc, công nghệ sản xuất các thuốc chống ung thư, tim mạch, HIV/AIDS và thuốc cai nghiện.

IX – Lĩnh vực môi trường

1.     Công nghệ cao trong giám sát và xử lý các loại chất thải.
2.     Công nghệ sản xuất vật liệu dễ phân huỷ để làm túi đựng hàng (thay thế vật liệu PVC).
3.     Công nghệ sản xuất các loại sơn sử dụng dung môi hữu cơ, nhũ tương (sử dụng dung môi là nước - water base).

X – Lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

1.     Công nghệ cao trong rà phá bom mìn.
2.     Công nghệ cao trong phát hiện thu gom, xử lý bom, mìn, chất độc hoá học.
3.     Công nghệ chế tạo các loại động cơ không sử dụng các loại nhiên liệu hoá thạch.
4.     Công nghệ cao và tiên tiến sản xuất ethanol từ xenlulo..
 
 
 
 
B – DANH MỤC CÔNG NGHỆ HẠN CHẾ CHUYỂN GIAO
 
I – Lĩnh vực công nghiệp
1.     Công nghệ luyện Sh, Pb, P từ quặng apatit (BTNMT)
2.     Công nghệ luyện gang với dung tích lò từ 500m2 đến dưới 3000m3.
3.     Công nghệ luyện thép bằng lò thổi có dung tích từ 40T/mẻ đến 150T/mẻ.
4.     Công nghệ sản xuất đèn chiếu sáng bằng sợi đốt trong khí trơ.
5.     Công nghệ dập tiền kim loại (bao gồm công nghệ sản xuất khuôn dập).
6.     Công nghệ in tiền, giấy có mệnh giá.
7.     Công nghệ sản xuất đường từ mía công suất dưỡi 1000 tấn mía/ngày.
8.     Công nghệ sản xuất thuốc lá.
9.     Công nghệ sản xuất thuốc nổ, phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm).
10.   Công nghệ sản xuất thuốc diệt côn trùng, diệt chuột bằng phương pháp sinh học.
11.            Công nghệ sử dụng bức xạ để xử lý, bảo quản thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng.
12.            Công nghệ xử lý và cất giữ chất thải phóng xạ.
13.            Công nghệ khai thác, xử lý, chế biến sa khoáng có chứa chất phóng xạ.
14.            Công nghệ chế tạo các thiết bị phóng xạ, lò phản ứng hạt nhân.
15.            Công nghệ khai thác, xử lý quặng Uran.
16.            Công nghệ sản xuất linh kiện điện tử chân không, linh kiện bán dẫn mức độ tích hợp thấp.
17.            Công nghệ đồng phân hoá sử dụng các axit HF, H2SO4 làm xúc tác.
18.            *Công nghệ sản xuất các loại màn hình CRT (catot ray tube).
19.            *Công nghệ sản xuất các loại bán dẫn đơn lẻ.
20.            * Công nghệ sản xuất các loại mạch in 1 lớp.
II – Lĩnh vực nông nghiệp
1.     Công nghệ đột biến gen có sử dụng bức xạ ion hoá
2.     *Công nghệ sản xuất mỳ chính.
3.     *Công nghệ lên men bia trong hầm lạnh.
4.     Các bí quyết làng nghề sản xuất thực phẩm và đồ uống lên men đi kèm chủng giống vi sinh vật có đặc tính quí hiếm (đối với công nghệ được xuất khẩu).
5.     Công nghệ sinh học tạo các sản phẩm sinh học biến đổi gen.
6.     Công nghệ đột biến gen có sử dụng bức xạ ion hoá.
7.     Công nghệ sản xuất các thuốc tăng trọng vật nuôi, kích thích tăng trưởng vật nuôi.
8.     Công nghệ sản xuất thuốc thú y trong danh mục hạn chế sử dụng của bộ Y tế và bộ NN và PTNT.
III – Lĩnh vực thuỷ sản
1.     Công nghệ nuôi trồng thuỷ sản có sử dụng Hormon.
2.     Công nghệ sử dụng chất phóng xạ, các hoá chất trong nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
IV – Lĩnh vực môi trường
1.     Công nghệ môi trường có sử dụng các loài sinh vật làm tác nhân xử lý, chỉ thị môi trường.
2.     Công nghệ xử lý nước nhiếm As, Mn dùng cho sinh hoạt.
3.     Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp có sử dụng tác nhân vi sinh.
V – Lĩnh vực y tế, dược phẩm
1.     Công nghệ sản xuất các dược chất phóng xạ, hàng hoá tiêu dùng có chứa chất phóng xạ.
2.     Công nghệ sản xuất các thuốc sát trùng gia dụng (phòng trừ côn trùng y tế)
VI – Lĩnh vự an ninh, quốc phòng
1.     Công nghệ sản xuất các loại vũ khí, khí tài, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác an ninh, quốc phòng.
2.     Công nghệ sản xuất các trang bị phòng vệ cá nhân (lưỡng dụng như roi điện, hộp xịt).
3.     Công nghệ sản xuất pháo hoa, các loại pháo không nổ.
4.     Công nghệ vũ trụ (viễn thám, thám mã, chụp ảnh hàng không, thông tin, vũ trụ, dẫn đường).
5.     Công nghệ sản xuất thuốc phóng, hoả thuật.
6.     Công nghệ bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu và cơ yếu.
 
 
 
C – DANH MỤC CÔNG NGHỆ CẤM CHUYỂN GIAO.
I – Lĩnh vực công nghiệp
1.     Công nghệ sản xuất axit sunfuric bằng phương pháp tiếp xúc đơn, hấp thu đơn.
2.     Công nghệ in bằng sắp chữ, công nghệ sắp chữ bằng bản chì.
3.     Công nghệ sản xuất pin bằng phương pháp hồ điện dịch
4.     Công nghệ điện phân muối đẻ sản xuất xút, clo dùng điện cực thuỷ ngân.
5.     Công nghệ sản xuất sơn chống rỉ sử dụng oxyt chì.
6.     Công nghệ sản xuất bột TiO2 bằng axit sulfuric.
7.     Công nghệ mạ, tuyển quặng có sử dụng xianua.
8.     Công nghệ sản xuất sơn chống bám bẩn vỏ tàu sử dụng độc tố thuỷ ngân.
9.     Công nghệ sản xuất xà phòng sử dụng chất tẩy rửa DBSA
10.   Công nghệ sản xuất tủ lạnh, điều hoà nhiệt động dùng tác nhân lanh CFC.
11.   Công nghệ sản xuất xăng pha chì.
12.   Công nghệ luyện gang với dung tích dưới 500m3.
13.   Công nghệ luyện thép bàng lò thổi có dung tích dưới 40T/mẻ.
14.   Công nghệ tinh luyện dầu thực vật để làm thực phẩm bằng phương pháp hoá học.
15.   Công nghệ chế biến thực phẩm có sử dụng các chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không thuộc danh mục chất phụ gia và chất hỗ trợ chế biến do bộ Y tế ban hành.
16.   Công nghệ sản xuất các sản phẩm hoá nổ bằng phương pháp thủ công.
II – Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng
1.     Công nghệ sản xuất xi măng lò đứng.
2.     Công nghệ sản xuất xi măng lò quay bằng phương pháp ướt.
3.     Công nghệ sản xuất tấm lợp, tấm ngăn bằng xi măng sử dụng sợi amiang thuộc nhóm amfibole.
III – Lĩnh vực sinh học
1.     Công nghệ nhân bản vô tính phôi người.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo dạng .DOC

Ngày nhập

01/06/2007

Đã xem

1787 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Bộ Khoa học và Công nghệ

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com