Dự thảo Nghị định quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
Ngày đăng: 10:08 07-12-2012 | 2324 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
Dự thảo 04/12/2012
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động
về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc,
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết việc thực hiện quy chế dân chủ ở các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (gọi chung là doanh nghiệp).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động theo qui định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động.
Trường hợp nguời sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế mà điều ước quốc tế nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
3. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo qui định tại khoản 4 Điều 3 Bộ luật Lao động.
4. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Mục đích thực hiện dân chủ cơ sở
1. Phát huy quyền dân chủ của người lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động ở cơ sở tại nơi làm việc.
2. Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp thực hiện quyền dân chủ của người lao động theo quy định của pháp luật.
3. Thúc đẩy việc chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết, tham vấn và hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động tại nơi làm việc, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc
1. Bảo đảm trật tự, kỷ cương, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm quyền của người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở cấp doanh nghiệp.
3. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
4. Công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện.
Điều 5. Hành vi cấm trong thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc
1. Không thực hiện hoặc làm trái các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.
2. Trù dập, phân biệt đối xử với người tham gia đối thoại, người khiếu nại, tố cáo.
3. Lợi dụng dân chủ để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, người lao dộng.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 1
Cơ quan soạn thảo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Loại tài liệu Nghị định
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.