Dự thảo Nghị định quy định chi tiết khoản 3 điều 54 của Bộ luật Lao động về cho thuê lại lao động
Ngày đăng: 09:57 19-11-2012 | 2855 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
DỰ THẢO 2
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết khoản 3 điều 54 của
Bộ luật Lao động về cho thuê lại lao động
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1 .Doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
2. Bên thuê lại lao động;
3. Người lao động thuê lại.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động nhưng sau đó cung ứng người lao động của mình sang làm việc tạm thời cho người sử dụng lao động khác(sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cho thuê).
2. Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nhân lực trong một thời gian xác định đã yêu cầu doanh nghiệp cho thuê lại lao động cung ứng người lao động phù hợp để sử dụng bù vào chỗ làm việc thiếu hụt người lao động.
3. Người lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đã ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê, được doanh nghiệp cho thuê trả lương và đảm bảo các quyền lợi khác để làm việc theo sự điều hành của bên thuê lại lao động trong một thời gian xác định.
Trường hợp người lao động thuê lại là người nước ngoài, thì ngoài việc tuân thủ các quy định của Nghị định này còn phải tuân thủ các điều kiện được quy định tại Nghị định số /2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Điều 4. Các hành vi bị cấm đối với hoạt động cho thuê lại lao động
1. Đối với doanh nghiệp cho thuê.
a. Hợp đồng cho thuê lại lao động, hợp đồng lao động có điều khoản ngăn cấm người lao động và bên thuê lại lao động thoả thuận tuyển dụng chính thức người lao động vào làm việc sau khi hết hạn hợp đồng lao động.
b. Cho doanh nghiệp khác mượn tên mình để hoạt động cho thuê lại lao động.
c. Trả tiền lương và chế độ khác cho người lao động thuê lại thấp hơn so với nội dung đã thoả thuận với bên thuê lại lao động.
d. Thu phí đối với người lao động cho thuê lại.
đ. Thời hạn cho thuê lại lao động không tuân theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này.
e. Thực hiện hoạt động thuê lại người lao động nhằm mục đích cung ứng lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với doanh nghiệp khác trong Công ty mẹ -công ty con, tập đoàn kinh tế mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động này là doanh nghiệp thành viên.
2. Đối với bên thuê lại người lao động.
a. Thu phí đối với người lao động thuê lại.
b. Cho người sử dụng lao động khác thuê lại người lao động đã thuê.
c. Sử dụng người lao động thuê lại vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động được quy định trong Nghị định này.
d. Sử dụng người lao động thuê lại để làm các công việc có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
Trường hợp bên thuê lại lao động vi phạm điểm c, điểm d khoản 2 Điều 4 của Nghị định này, thì ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính, bên thuê lại lao động phải giao kết hợp đồng không xác định thời hạn với người lao động thuê lại khi hợp đồng lao động của doanh nghiệp cho thuê với người lao động thuê lại hết hiệu lực.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 1
Cơ quan soạn thảo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Loại tài liệu Nghị định
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.