Theo dõi (0)

Dự thảo Nghị định Kế hoạch đầu tư trung hạn

Ngày đăng: 15:03 24-07-2012 | 2008 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

NGHỊ ĐỊNH

Kế hoạch đầu tư trung hạn

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các nguyên tắc, nội dung và quy trình lập, tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn từ vốn NSNN và trái phiếu Chính phủ (gọi tắt là kế hoạch đầu tư trung hạn) của quốc gia, các ngành, lĩnh vực và các địa phương.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương (dưới đây gọi tắt là các bộ, ngành) và các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc lập, phê duyệt, thực hiện, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau:

1. Kế hoạch đầu tư trung hạn là kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội bằng nguồn vốn NSNN và trái phiếu Chính phủ. Kế hoạch đầu tư trung hạn được xây dựng cho thời gian 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm.

2. Kế hoạch đầu tư hàng năm là một bộ phận của kế hoạch đầu tư trung hạn.

3. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là tổng số vốn của các thành phần kinh tế được sử dụng để đầu tư phát triển nền kinh tế tính theo thời gian phù hợp với các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm.

4. Vốn đầu tư nhà nước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước (viết tắt là NSNN), trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và các khoản vốn khác có tính chất ngân sách nhà nước.

5. Vốn đầu tư nguồn NSNN bao gồm đầu tư của ngân sách trung ương (bao gồm cả phần vốn ODA được cân đối qua NSNN) và đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương.

6. Đầu tư nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là đầu tư từ các nguồn vốn trái phiếu do Chính phủ phát hành để thực hiện một số mục tiêu cụ thể được Quốc hội quyết định.

7. Đầu tư từ các nguồn vốn khác có tính chất ngân sách nhà nước gồm các khoản vốn đầu tư có nguồn gốc tương tự như vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhưng không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, như: xổ số kiến thiết, phí, lệ phí,...

8. Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư để thực hiện các mục tiêu lớn trong các chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

9. Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình được Quốc hội thông qua danh mục và các mục tiêu của chương trình nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi cả nước và được xác định theo từng kế hoạch 5 năm.

10. Chương trình mục tiêu là chương trình do Thủ tướng Chính phủ quyết định nhằm thực hiện một số mục tiêu phát triển trong từng ngành, từng vùng lãnh thổ.

11. Dự án khẩn cấp, cấp bách là các dự án khắc phục các sự cố do thiên tai, bão lũ lụt hoặc các nguyên nhân khách quan khác phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư trung hạn.

12. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là người đại diện cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật.

13. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư là cơ quan hành chính của nhà nước thực hiện chức năng quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật.

14. Cơ quan kế hoạch đầu tư các ngành, các cấp là các đơn vị được giao nhiệm vụ lập, theo dõi và đánh giá kế hoạch đầu tư ở các bộ, ngành ở Trung ương, các đơn vị có dự án đầu tư từ nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và các cấp huyện, xã.

15. Các tổ chức liên quan đến lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn là các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư từ nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ.

16. Các cá nhân tham gia vào quá trình lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn gồm các cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia, bao gồm thông qua các hoạt động tham vấn, đóng góp ý kiến hoặc cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước.

Điều 3. Phân loại kế hoạch đầu tư trung hạn

1. Phân loại theo cấp quản lý, bao gồm:

a) Kế hoạch đầu tư trung hạn của quốc gia.

b) Kế hoạch đầu tư trung hạn của các bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương.

c) Kế hoạch đầu tư trung hạn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Phân loại theo nguồn vốn đầu tư kế hoạch đầu tư trung hạn, bao gồm:

a) Đầu tư trung hạn từ Ngân sách Trung ương, bao gồm: đầu tư cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương và đầu tư theo các chương trình bổ sung có mục tiêu của Ngân sách Trung ương cho các địa phương.

b) Đầu tư trung hạn từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương.

c) Đầu tư trung hạn từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Điều 4. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư trung hạn

1. Việc xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra tại các Chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm và các quy hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực và các địa phương.

2. Kế hoạch đầu tư trung hạn được lập phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn NSNN, khả năng huy động nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác.

3. Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, các lĩnh vực, các vùng lãnh thổ, theo các mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ.

4. Bố trí vốn tập trung cho các dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch, các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án quan trọng cấp bách khác cần đẩy nhanh tiến độ.

5. Bảo đảm công bằng, công khai và minh bạch trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch đầu tư.

6. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế chính sách, đồng thời phân cấp trong quản lý đầu tư, tăng cường quyền chủ động của địa phương, cơ sở theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

Điều 5. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư trung hạn

1. Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư của giai đoạn trước.

2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia; các quy hoạch phát triển ngành, vùng, địa phương; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của quốc gia, các ngành, lĩnh vực, địa phương.

3. Các mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch 5 năm.

4. Nhu cầu vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.

5. Khả năng cân đối nguồn vốn NSNN và trái phiếu Chính phủ.

6. Dự báo các tác động của tình hình thế giới và trong nước đến sự phát triển và khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư.

7. Các cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội.

...

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Nghị định Kế hoạch đầu tư trung hạn

Ngày nhập

24/07/2012

Đã xem

2008 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com