Theo dõi (0)

Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành luật đấu thầu

Ngày đăng: 17:53 18-04-2006 | 2732 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Tài chính

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

NGHỊ ĐỊNH

về hướng thi hành Luật đấu thầu

 

 C HÍNH PHỦ

 

  - Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

- Căn cứ Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội ;

- Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

NGHỊ ĐỊNH

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 : Về việc áp dụng quy định tại Điều 3 của Luật đấu thầu.

1. Nội dung về đặc thù trong đấu thầu

Các lĩnh vực sau đây được coi là có đặc thù quy định tại khoản 2 điều 3 của Luật đấu thầu có quy định riêng về quy trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm :

a) Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí;

b) Thuê, mua tàu biển;

c) Thi tuyển thiết kế kiến trúc và công trình xây dựng;

d) Những đặc thù khác do Chính phủ quy định

2. Đối với dự án sử dụng vốn ODA

Việc đấu thầu các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật đấu thầu, đối với các nội dung sau thực hiện theo quy định phápluật về đấu thầu của Việt Nam bao gồm kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.

Điều 2. Giải thích ngôn ngữ.

Trong Nghị định này, các từ dưới đây được hiểu như sau :

1. Sử dụng vốn Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật đấu thầu bao gồm việc chi tiêu theo hình thức thuê, mua, thuê mua dịch vụ  tư vấn, hàng hoá, công trình xây lắp;

2. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu yêu cầu đối với gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức là chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết định nội dung của hồ sơ yêu cầu;

3. Hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu đề xuất với gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt;

4. Kết quả chọn nhà thầu bao gồm kết quá đấu thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và kết quả lựa chọn ứng với các hình thức lựa chọn khác.

Điều 3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

Các bên tham gia đấu thầu phải bảo đảm yêu cầu về cạnh tranh teho quy định tại Điều 11 của Luật đấu thầu, cụ thể như sau :

1. Sự độc lập về mặt tổ chức và không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý là việc các bên khi tham gia đấu thầu không cùng một cơ quan sau đây ra quyết định thành lập :

a) Sở hoặc cấp tương đương, Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

b) Tổng cục, cục hoặc cấp tương đương

c) Công ty mẹ, tổng công ty, công ty.

2. Nhà thầu được coi là độc lập về mặt tài chính khi hạch toán kinh tế độc lập theo quy định của pháp luật; trường hộp nhà thầu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thì các nhà thầu được coi là độc lập về mặt tài chính khi không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của biên kia hoặc của cùng một chủ thể thứ ba hoặc của chủ đầu tư.

3. Thời hạn hiệu lực đối với quy định tại Điều 11 của Luật đấu thầu được thực hiện theo quy định sau đây :

a) Điểm a khoản 1 Điều 11 của Luật đấu thầu có hiệu lực thi hành chậm nhất là 2 năm kể từ ngày 04/04/2006.

b) Điểm b và điểm c khoản 1 Điều 11 của Luật đấu thầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

c) Điểm d khoản 1 Điều 11 của Luật đấu thầu có hiệu lực thi hành chậm nhất là 3 năm kể từ ngày 01/04/2006.

Điều 4. ưu đãi trong đấu thầu quốc tế

1. Khi đánh giá hồ sơ dự thầu, việc ưu đãi trong đấu thầu quốc tế theo quy định tại Điều 4 của Luật đấu thầu được thực hiện như sau :

a) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn : hồ sơ dự thầu của nhà thầu thuộc đối tượng ưu đãi thì điểm tổng hợp được cộng thêm 7,5% số điểm tổng hợp; trường hợp gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì điểm kỹ thuật được cộng thêm 7,5% số điểm kỹ thuật.

b) Đối với gói thầu xây lắp, gói thầu EPC : khi xác định giá đánh giá, cộng thêm 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch vào giá đánh giá của hồ sơ dự thầu của nhà thầu không thuộc đối tượng ưu đãi.

c) Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá: khi xác định giá đánh giá, cộng thêm vào giá đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu không thuộc diện ưu đãi một khoản tiền tương đương với các loại thuế và chi phí nhập khẩu theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá 15% giá hàng hoá, trừ các loại hàng hoá phải đóng thuế và phí nhập khẩu.

2. Trường hợp các hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài qua đánh giá được xếp hàng cuối cùng là ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu có tỷ lệ chi phí trong nước cao hơn.

Điều 5. Đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu

1. Đối tượng.

a) Ngoài thành viên tổ chuyên giá đấu thầu là đối tượng phải có chứng chỉ tham gia khoá học về đấu thầu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 của Luật đấu thầu, các đối tượng khác khi tham gia trực tiếp các hoạt động đấu thầu cần có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu, trừ các nhà thầu.

b) Các cá nhân khác liên quan có nhu cầu.

2. Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại khoản 5 Điều 68 của Luật đấu thầu, cụ thể như sau :

a) Cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ về đấu thầu.

b) Đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu danh sách các cơ sở  được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức hoạt động đào tạo bồi dưỡng ( sau đây gọi là Giấy chứng nhận);

c) Kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ về đấu thầu với các cơ sở được cấp Giấy chứng nhận;

d) Thu hồi Giấy chứng nhận đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu khi phát hiện các cơ sở không thực hiện đúng các quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức không có giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh;

b)  Đảm bảo đội ngũ giảng viên về đấu thầu đáp ứng đầy đủ về số lượng, chất lượng và năng lực;

c) Cam kết thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ cho học viên theo đúng quy định về nội dung, thời gian đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ như quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Thời gian một khoá đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu tối thiểu là 3 ngày. Kết thúc khoá học, học viên tham gia phải kiểm tra, sát hạch thì mới được cấp chứng chỉ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết việc cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở thực hiện đào tạo, bồi dướng về đấu thầu.

Điều 6. Chi phí trong đấu thầu.

1. Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, chi phí tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề cuất, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và các chi phí khác của chủ đầu tư liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được tính trong tổng mức đầu tư của dự án, tổng dự toán hoặc dự toán;

2. Mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu (bao gồm cả thuế ) được xác định căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu nhưng tối đa là 1.000.000 đồng đối với đấu thầu trong nước, theo thông lệ đấu thầu quốc tế đối với đấu thầu quốc tế;

3. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu) được tính bằng 0,01% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 300.0000 đồng, tối đa là 30.000.0000 đồng.

4. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,01% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.

Việc quản lý và sử dụng các khoản chi phí nêu trên tại Điều này được thực hiện theo quiy định của phápluật hiện hành.

Điều 7. Tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.

1. Việc đăng tải thông tin về đấu thầu quy định tại Điều 4 của Luật đấu thầu được thực hiện miễn phí.

2. Tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu.

3. Tờ báo về đấu thầu được phát hành tối thiểu là 3 kỳ/tuần.

4. Cung cấp thông tin về đấu thầu.

a) Trách nhiệm cung cấp thông tin.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm cung cấp thông tin nêu tại điểm c, điểm g, và điểm h khoản 1 Điều 5 của Luật đấu thầu. Trường hợp các cơ quan nêu tại điểm này đồng thời là chủ đầu tư thì còn phải cung cấp các thông tin theo quy định tại điểm này.

- Chủ đầu tư, bên mời thầu chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin nêu từ điểm a đến điểm e và điểm h khoản 1  Điều 5 của luật đấu thầu.

b) Thời hạn cung cấp thông tin.

Đối với thông báo mời sơ tuyển và thông báo mời thầu, thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 15 ngày trước ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu. Đối với các thông tin còn lại, thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày ký văn bản.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết việc cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu.

 

Chương II

KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU

 

Điều 8. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu.

1. Báo cáo nghiên cứu khả thi và các văn bản giải trình bổ sung trong quá trình thẩm định dự án ( nếu có );

2. Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư. Đối với các công việc chuẩn bị dự án thì căn cứ theo quyết định của người có thẩm quyền;

3. Điều ước quốc tế hoặc văn bản thoả thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn ODA;

4. Dự toán, tổng dự toán được duyệt (nếu có);

5. Nguồn vốn cho dự án;

6. Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có)

Điều 9. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu.

Việc phân chia dự án thành các gói thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật đấu thầu và phải đảm bảo quy mô gói thầu không quá nhỏ hoặc quá lớn làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm :

1. Tên nhà thầu

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi của gói thầu, phù hợp với nội dung công việc được nêu trong dự án.

2. Giá gói thầu.

Giá gói thầu được xác định tren cơ sở phù hợp với cơ cấu tổng mức đầu tư nêu trong báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc  dự toán, tổng dự toán được duyệt.

3. Nguồn vốn.

Mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn để thực hiện như vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước , vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp hoặc các nguồn vốn khác để thực hiện gói thầu. Trường hợp sử dụng vốn ODA thì phải nêu rõ cơ cấu của ngồn vốn ( ngoài nước, trong nước ) và cơ quan tài trợ vốn.

4. Hình thức, lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu.

Nêu rõ hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu áp dụng cho gói thầu theo quy định tại các điều từ Điều 18 đến Điều 24 và Điều 26 của Luật đấu thầu.

Trừ trường hợp áp dụng đấu thầu rộng rãi, nếu áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác theo quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật đấu thầu thì phải nêu rõ lý do.

5. Thời gian lựa chọn nhà thầu.

Ghi rõ thưòi gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện gói thầu và dự án.

6. Hình thức hợp đồng

Tuỳ theo tính chất của gói thầu mà xác định các hình thức hợp đồng cần áp dụng đối với gói thầu theo quy định tại Điều 48 của Luật đấu thầu.

7. Thời gian thực hiện hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng cho từng gói thầu pohải phù hợp với tiên sđộ của dự án được duyệt, tính khả thi của việc thực hiện gói thầu và tiến độ thựuc hiện của các gói thầu khác thuộc dự án.

Điều 10. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu

1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch đấu thầu.

Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt, đồng thời gửi cho cơ quan tổ chức thẩm định; trường hợp chủ đầu tư là doanh nghiệp nàh nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì khi trình kế hoạch đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ còn phải gửi cho bộ quản lý ngành để có ý kiến bằng văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Hồ sơ trình duyệt kế hoạch đấu thầu

a) Văn bản trình duyệt kế hoạch đấu thầu bao gồm những nội dung sau đây :

- Phần công việc đã thực hiện bao gồm công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo nghiên cứu  khả thi và những công việc khác có liên quan; trong đó pohải nêu căn cứ thực hiện nội dung công việc và giá trị tương ứng.

Phần công việc không áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật đấu thầu.

- Phần kế hoạch đấu thầu bao gồm những  công việc hình thành cá gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật đấu thầu, kể cả các công việc như rà phá bom mìn, xây dựng khu tái định cư, bảo hiểm công trình, đào tạo, bồi dưỡng. Đối với các gói thầu thày, phải nêu cơ sở của việc phân chia và giá gói thầu, hình thức lựa chọn và phương thức đấu thầu, các hình thức hợp đồng  được áp dụng theo quy định tại Điều 9 của Nghị định nỳa.

Tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, phần công việc không áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu và phần công việc thuộc kế hoạch đấu thầu không được vượt quá tổng mức đầu tư của dự án.

Trường hợp đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật đấu thầu thì trong văn bản trình duyệt chỉ nêu nội dung quy định tại Điều 9 của Nghị định này cho gói thầu cần thực hiện trước.

b) Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt.

Khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu, ngoài văn bản trình duyệt phải gửi kèm theo các bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch đấu thầu theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.

Điều 11. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

1. Thẩm định kế hoạch đấu thầu.

a)_ Thẩm định kế hoạch đấu thầu là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá về những nội dung của từng gói thầu theo quy định tại Điều 8 , Điều 9 và  10
của Nghị định n ày. 

b) Cơ quan, tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu phải đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 65 của Luật đấu thầu và ophải lập báo cáo kết quả thẩm định trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xet,s phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thưòi hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định, báo cáo của chủ đầu tư và ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có). Đối với kế hoạch đấu thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ

 

 

Chương III

SƠ TUYỂN NHÀ THẦU

 

Điều 12. Quy định chung

Sơ tuyển nhà thầu áp dụng trong đấu thầu rộng rãi đối với cá gói thầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luẩt đấu thầu. Việc áp dụng sơ tuyển đối với các gói thầu khác được thực hiện trên cơ sở quyết định của người có thẩm quyền trong kế hoạch đấu thầu.

Điều 13. Trình tự thực hiện sơ tuyển.

1. Lập hồ sơ mời sơ tuyển.

Bên mời thầu lập hò sơ mời sơ tuyển trình chủ đầu tư xem xét, phê duyệt. Hồ sơ mời thầu bao gồm các yêu cầu sau đây với nhà thầu :

a) Yêu cầu về kinh nghiệm;

b) yêu cầu về năng lực kỹ thuật;

c) Yêu cầu về năng lực tài chính;

d) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ  dự sơ tuyển : bao gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, tiêu chuẩn về năng lực tài chính và tiêu chuẩn về kinh nghiệm. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được xây dựng trên cơ sở phương pháp đánh giá theo tiêu chí " đạt ", " không đạt".

2. Thông báo mời sơ tuyển.

Thông báo mời sơ tuyển phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trang thông tin điện tử về đấu thầu, trong đó phải nêu rõ thời gian và địa điểm cụ thể nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Hồ sơ mời sơ tuyển được cung cấp miễn phí cho các nhà thầu sau 10 ngày kể từ ngày đăng  tải đầu tiên thông báo mời sơ tuyển cho đến thời điểm hêt shạn nôpọ hồ sơ dự sơ tuyển (đóng sơ tuyển ).

3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển.

Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự sơ tuyển do các nhà thầu nôpọ và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ " mật ". Hồ sơ dự sơ tuyển được nôpọ theo đúng  yêu cầu nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng sơ tuyển.

4. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển :

Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển do bên mời thầu thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển.

5. Trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển.

Bên mời thầu chịu trách nhiệm trình kết quả sơ tuyển lên chủ đầu tư xem xét, phê duyệt.

6. Thông báo kết quả sơ tuyển.

Sau khi chủ đầu tư phê duyệt kết quả sơ tuyển, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả sơ tuyển đến các nhà thầu tham dự sơ tuyển.

 

Chương V

ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VÀ ĐẤU THẦU HẠN CHẾ

ĐỐI VỚI GÓI THẦU DỊCH VỤ TƯ VẤN

 

Điều 14. Trình tự thực hiện đấu thầu.

1. Chuẩn bị đấu thầu.

2. Tổ chức đấu thầu;

3. Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;

4. Trình duyệt, thẩm định kết quả đấu thầu;

5. Phê duyệt kết quả đấu thầu;

6. Thông báo kết quả đấu thầu;

7. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kêt shd.

Điều 15. Chuẩn bị đấu thầu

1. Lập hồ sơ mời thầu

a) Căn cứ lập hổ sơ mời thầu :

- Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư;

- Báo cáo nghiên cứu khả thi, các văn bản giải trình bổ sung trong quá trình thẩm định dự án ( nếu có ) và các văn bản có liên quan;

- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;

- Các quy định của pháp luật về đấu thầu và điều ước quốc tế hoặc văn bản thảo thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn ODA;

- Các chính sách của Nhà nước như thuế, tiền lương, ưu đãi trong đấu thầu quốc tế hoặc chính sách khác có liên quan;

b) Nội dung hồ sơ mời thầu :

Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định mtại khoản 2 Điều 32 của Luật đấu thầu.

2. Phê duyệt hồ sơ mời thầu.

Người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 60 của Luật đấu thầu trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định.

3. Mời thầu.

a) Đối với đấu thầu rộng rãi :

Thực hiện thông báo mời thầu trên tớ báo về đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu.

Căn cứ hồ sơ đăng ký của nhà thầu và tiêu chuẩn lựa chọn do chủ đầu tư phê duyệt, bên mời thầu xác định danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu trình chủ đầu tư xem xét, phê duyệt.

b) Đối với đấu thầu hạn chế :

Bên mời thầu gửi thư mời thầu tới các nhà thầu trong danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu do chủ đầu tư phê duyệt.

c) Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là 7 ngày đối với đấu thầu quốc tê,s 5 ngày đối với đấu thầu trong nước .

Điều 16. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu.

1. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao :

a) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật : Sử dụng thang điểm (100, 1000,… ) để đánh giá, bao gồm các nội dung sau đây :

- Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 10% - 20% tổng số điểm.

- Giải pháp và phương pháp luận đối với yêu cầu của gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 30% - 40% tổng số điểm;

- Nhân sự của nhà thầu để thực hiện gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội udng này quy định từ 50 % - 60% tổng số điểm.

Đồng thời phải xác định mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật song không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm. Hồ sơ dự thầu có điểm về mặt kỹ thuật không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu thì được coi là đpá ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật.

b) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính :

- Sử dụng thang điểm (100, 1000…) thống nhất với thang điểm về mặt kỹ thuật. Điểm tài chính đối với từng hồ sơ dự thầu được xác định như sau :

                                                 P thấp nhất  x (100, 10000,…)

         Điểm tài chính =

      (của hồ sơ dự thầu đang xét )                  P đang xét

 

Trong đó :

P thấp nhất : Giá dự thầu thấp nhất trong số các nhà thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch.

P đang xét : Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của hồ sơ dự thầu đang xét.

c) Tiêu chuẩn đánh giá  tổng hợp :

- Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính, trong đó tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 705 tổng số điểm và tỷ trọng điểm về mặt tài chính không được quy định mcao hơn 30%.

Điểm tổng hợp đối với một hồ sơ dự thầu được xác định theo công thức sau :

Điểm tổng hợp = Đ kỹ thuật x (K%) + Đ tài chính x (G%)

Trong đó :

+ K% : tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật ( quy định trong thang điểm tổng hợp )

+ G% : Tỷ trọng điểm về mặt tài chính (quy định trong thang điểm tổng hợp )

+ Đ kỹ thuật : Là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt kỹ thuật theo quy định tại điểm a khoản này.

+ Đ tài chính : Là số điểm cảu hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt tài chính theo quy định tại điểm b khoản này.

2. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao :

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong đó mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 80% tổng số điểm về mặt kỹ thuật.

Điều 17. Tổ chức đấu thầu.

1. Phát hành hồ sơ mời thầu

a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu trong danh sách được mời tham gia đấu thầu đã được chủ đầu tư phê duyệt.

b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 của Luật đấu thầu.

2. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp thay đổi tư cách tham dự thầu, nhà thầu phải thông báo bằng văn bản và bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu 10 ngày; trong văn bản phải nêu rõ lý do thay đổi, kinh nghiệm, năng lực và tư cách của nhà thầu được đề nghị thay đổi để bên mời thầu xem xét trình chủ đầu tư quyết định trước thời điểm đóng thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thoả thuận liên danh có quy định các thành viên còn lại uỷ quyền cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu.

3. Tiếp nhận hồ sơ dự thầu

Bên mời thầu tiếp nhận các hồ sơ dự thầu được gửi đến và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ " mật ". Hồ sơ dự thầu được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu đều được coi là không hợp lệ và được gửi trả lợi cho nhà thầu theo nguyên trạng. Sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu không tiếp nhận bất kỳ tài liệu nào do nhà thầu bổ sung ( kể cả thưu giảm giá ), trừ các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu.

4.Sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu.

Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã noọp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị và bên mời thầu chỉ châpó nhận nếu nhận được văn bản đề nghị của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu.

5. Mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật.

a) Bên mời thầu mời đại diện của các nhà thầu đến tham dự buổi mở thầu thông qua việc thông báo cho các nhà thầu khi phát hành hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu có thể mời đại diện các cơ quan liên quan đến tham dự buổi mở thầu. Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo ngày, giờ, địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có hay vằng mặt của các nhà thầu được mời.

b) Bên mời thầu tiến hành mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng nhà thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây :

- Kiểm tra niêm phong hồ sơ dự thầu;

- Mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật;

- Đọc và ghi vào biên bản các thông tin chủ yếu sau đây :

+ Tên nhà thầu;

+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất kỹ thuật;

+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;

+ Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ đề xuất kỹ thuật (nếu có);

+ Các thông tin khác có liên quan.

Biên bản mở thầu được đại diện các nhà thầu, đại diên bên mời thầu, đại diện các cơ quan quản lý có mặt tham dự ký xác nhận.

Sau khi mở thầu, bên mời thầu ký xác nhận vào từng trang bản gốc hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ " mật ". Việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp của bản chụp so với bản gốc.

Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu.

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu, theo nguyên tắc và phương pháp đánh giá quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Luật đấu thầu, cụ thể thực hiện theo trình tự sau đây :

1. Đánh giá sơ bộ

a) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất kỹ thuật theo các nội dung sau đây :

- Đơn dự thầu được điền đầy đủ và có chữ ký hợp lệ của người đứng đầu của nhà thầu hoặc của người được uỷ quyền kèm theo giấy uỷ quyền hợp lệ.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư được cấp  theo quy định của pháp luật hoặc quyết định thành lập đối với các tổ chức không có đăng ký kinh doanh trong trường hợp nhà thầu là tổ chức, đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp dơ cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp nhà thầu là cá nhân.

Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ đề xuất kỹ thuật theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu :

- Các phụ lục, tài liệu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

- Các yêu cầu khác (nếu có).

b) Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) quy định trong hồ sơ mời thầu, bao gồm :

- Nhà thầu không có tên trong danh sách mùa hồ sơ mời thầu, trừ tr­êng hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Nghị định này;

- Nhà thầu không đảm bảo tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật đấu thầu và không đảm bảo các quy định về cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 11 của Luật đấu thầu và tại Điều 3 của Nghị định này;

- Không nôpọ bản gốc hồ sơ dự thầu;

- Thiếu chữ ký hợp lệ trong đơn dự thầu;

- Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu ngắn hơn thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc không được nêu trong hồ sơ du;

- Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hò sơ dự thầu của cùng một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc liên danh;

- Các yêu cầu quan trọng khác có tính chất đặc thù của gói thầu.

Nhà thầu vi phạm một hoặc các điều kiện tiên quyết quy định tại khoản này sẽ bị loại, không được xem xét trong bước đánh giá tiếp theo.

2. Đánh giá chi tiết.

a) Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao ;

- Đánh giá về mặt kỹ thuật :

Đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá được quy định trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu có số điểm kỹ thuật không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật. Bên mời thầu trình chủ đầu tư xem xét, phê duyệt danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật để làm cơ sở đánh giá về mặt tài chính.

- Đánh giá về mặt tài chính :

Mở công khai hồ sơ đề xuất tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật theo trình tự quy định tại khoản 5 Điều 17 của Nghị định này. Biên bản mở hồ sơ đề xuất tài chính bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây :

+ Tên nhà thầu;

+ Số lượng bản gốc, bàn chụp hồ sơ đề xuất tài chính;

+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu, giảm giá (nếu có);

+ Các thông tin khác có liên quan.

Việc đánh giá về mặt tài chính được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hoạt động mời thầu.

- Đánh giá tổng hợp :

Đánh giá tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính theo tiêu chuẩn đánh giá tổng hộp quy định trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất và được mời vào thương thảo hợp đồng theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.

b) Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao :

Đánh giá về mặt kỹ thuật theo tiêu chuẩn đánh giá được quy định trong hồ sơ mời thầu theo quy định tại khoản 1 Điều này. Nhà thầu có số điểm kỹ thuật không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật và được bênmời thầu trình chủ đầu tư xem xét, phê duyệt trong danh sách xếp hạng. Nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được xếp thứ nhất trong danh sách xếp hạng, được mời đến để mở hồ sơ đề xuất tài chính theo quy định tại điểm a khoản này ( trừ nội dung đánh giá tổng hợp) và thương thảo hợp đồng theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này. Biên bản mở hồ sơ đề xuất tài chính bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây :

+ Tên nhà thầu;

+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất tài chính;

+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu, giảm giá (nếu có);

+ Các thông tin khác có liên quan.

Điều 19. Thương thảo hợp đồng

1. Chủ đầu tư xem xét, phê duyệt danh sách xếp hạng các nhà thầu qua bước đánh giá tổng hộp (đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao ) hoặc qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật (đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao).  Trên cơ sở quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất đến thương thảo hợp đồng.

2. Nội dung thương thảo hợp đồng.

a) Nhiệm vụ và phạm vi công việc chi tiết của nhà thầu tư vấn cần thực hiện :

b) Chuyển giao công nghệ và đào tạo;

c) Kế hoạch công tác và bố trí nhân sự;

d) Tiến độ;

đ) Giải quyết thay đổi nhân sự (nếu có);

e) Bố trí điều kiện làm việc;

g) Chi phí dịch vụ tư vấn;

h) Các nội dung khác (nếu cần thiết).

Trường hợp thương thảo hợp đồng không thành, bền mời thầu báo cáo chủ đầu tư để xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo.

Điều 20. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu.

1. Trình duyệt, thẩm định kết quả đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn thực hiện theo quy định tại Điều 37, Điều 39 của Luật đấu thầu và Điều 61, Điều 62 của Nghị định này.

2. Phê duyệt kết quả đấu thầu thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật đấu thầu.

3. Thông báo kết quả đấu thầu thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật đấu thầu, cụ thể là ngay sau khi nhận được quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, bên mời thầu phải gửi văn bản thông báo kết quả đấu thầu cho các nhà thầu tham dự thầu, riêng đối với nhà thầu trúng thầu còn phải gửi kế hoạch thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

Điều 21. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.

1. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật đấu thầu.

2. Trường hợp thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền huỷ quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu trước đó và xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếop theo vào thương thảo hợp đồng theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này. Các bước công việc tiếp theo thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này.

3. Trường hợp tạm dừng việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng khi có kiến nghị về kết quả đấu thầu đến người có thẩm quyền theo quy định tại điểm a  khoản 4 Điều 50 của Nghị định này thì việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng phải tạm dừng cho đến khi quyết định giải quyết kiến nghị được đưa ra.

 

Chương V

ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VÀ ĐẤU THẦU HẠN CHẾ ĐỐI VỚI

GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ, XÂY LẮP VÀ GÓI THẦU EPC

Mục I. Đấu thầu một giai đoạn

 

Điều 22. Trình tự thực hiện đấu thầu.

Trình tự đấu thầu một giai đoạn thực hiện theo quy định mtại khoản 4 Điều 4 của Luật đầu tư gồm :

1. Chuẩn bị đấu thầu;

2. Tổ chức đấu thầu;

3. Đánh giá hồ sơ dự thầu;

4. Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu;

5. Thông báo kết quả đấu thầu;

6. Thương thảo, hàon thiện hợp đồng;

7. Ký kết hợp đồng.

Điều 23. Chuẩn bị đấu thầu.

1. Sơ tuyển nhà thầu thực hiện theo quy định tại Chương III của Nghị định này.

2. Lập hồ sơ mời thầu :

- Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư;

- Báo cáo nghiên cứu khải thi được duyệt, văn bản giải trình bổ sung trong quá trình thẩm định dự án (nếu có ) và các văn bản có liên quan;

- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;

- Tài liệu về thiết kế kỹ thuật kèm theo dự toán được duyệt (đối với gói thầu xây lắp );

- Các quy định của opháp luật về đấu thầu và điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng ODA;

- Các chính sách của Nhà nước như thuế, tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước hoặc chính sách khác có liên quan.

b) Nội dung hồ sơ mời thầu.

- Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật đấu thầu. Đối với các gói thầu thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không quy định về tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu

- Trong hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hoá. Trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu nhãn hiệu, catalô của một nhà sản xuất nào đó, hoặc hàng hoá từ một nước nào đó để tham khảo, minh hoạ cho yêu cầu về mặt kỹ thuật của hàng hoá cần mua thì phải ghi kèm theo cụm từ " hoặc hàng hoá có đặc tính kỹ thuật tương đương " và quy định rõ khái niệm tương đương nghĩa là có đặc tính kỹ thuật tương tự, có tính năng sử dụng về cơ bản là tương đương với các hàng hoá đã nêu.

3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu.

Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.

4. Mời thầu.

a) Thông báo mời thầu;

Thông báo mời thầu trên tờ báo về đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu.

b) Gửi thư mời thầu:

Áp dụng đối với đấu thầu hạn chế và các gói thầu đã qua sơ tuyển. Bên mời thầu gửi thư mời thầu tới nhà thầu trong danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế hoặc danh sách nhà thầu vượt qua sơ tuyển. Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là 7 ngày đối với đấu thầu quốc tê,s 5 ngày đối với đấu thầu trong nước.

Điều 24. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật.

1. Sử dụng phương pháp chấm điểm.

a) Tiêu chuẩn đánh giá tổng quát :

- Các tiêu chuẩn đánh giá tổng quát được xác định căn cứ vào tính chất của gói thầu. Nội dung và các tiêu chuẩn đánh giá tổng quát về mặt kỹ thuật được nêu tại khoản 2, Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Nghị định này. Sử dụng thang điểm  tối đa (100, 1000…) đối với tiêu chuẩn đánh giá tổng quát.

- Mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật trong tiêu chuẩn đánh giá tổng quát được quy định không thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì mức điểm yêu cầu tối thiểu được quy định không thấp hơn 80% tổng số điểm về mặt kỹ thuật.

- Đối với gói thầu EPC, mức điểm yêu cầu tối thiểu cho từng nội dung (E hoặc P hoặc C) được quy định không thấp hơn 70% điểm tối đa tương ứng và mức điểm yêu cầu tối thiểu đối với điểm về mặt kỹ thuật tổng hợp cho cả 3 nội dung E, P và C không được thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật được quy định không thấp hơn 80% tổng số điểm về mặt kỹ thuật.

b) Tiêu chuẩn đánh giá chi tiết :

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chi tiết cho từng tiêu chuẩn đánh giá tổng quát và quy định thang điểm sử dụng đối với từng tiêu chuẩn đánh giá chi tiết để có căn cứ đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng tiêu chuẩn đánh giá tổng quát. Tổng số điểm theo thang điểm của các tiêu chuẩn đánh giá chi tiết cho một tiêu chuẩn đánh giá tổng quát bằng số điểm theo thang điểm của tiêu chuẩn đánh giá tổng quát đó.

c) Quy định mức độ đáp ứng.

- Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, hồ sơ dự thầu được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có số điểm được đánh giá là không thấp hơn mức điểm tối thiểu về mặt kỹ thuật.

- Đối với gói thầu EPC, hồ sơ dự thầu được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi từng nội dung E, P và C đều có số điểm được đánh giá là không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu tương ứng và điểm kỹ thuật tổng hợp của cả ba nội dung E, P, C được đánh giá là không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật.

2. Sử dụng tiêu chí " đạt " và ": không đạt ".

a) Tiêu chuẩn đánh giá tổng quát.

Số lượng tiêu chuẩn đánh giá tổng quát được xác định căn cứ vào tính chất của từng gói thầu. Nội dung các tiêu chuẩn đánh giá tổng quát về mặt kỹ thuật được quy định tại khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Nghị định này. Đối với tiêu chuẩn đánh giá tổng quát sử dụng tiêu chí " đạt " hoặc " không đạt ".

b) Tiêu chuẩn đánh giá chi tiết.

Để có căn cứ đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng tiêu chuẩn đánh giá tổng quát, phải  xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chi tiết cho từng tiêu chuẩn đnáh giá tổng quát. Đối với tiêu chuẩn đánh giá chi tiết, tuỳ theo đặc thù của gói thầu, ngoài tiêu chí " đạt " hoặc " không đạt " quy định cho các yêu cầu cơ bản của hồ sơ mời thầu thì được áp dụng thêm tiêu chí " chấp nhận được " cho các yêu cầu không cơ bản, song các tiêu chí này không được vượt quá 30% tổng số tiêu chuẩn đánh giá chi tiết cho một tiêu chuẩn đánh giá tổng quát.

c) Quy định mức độ đáp ứng.

- Đối với tiêu chuẩn đánh giá tổng quát.

+ Một tiêu chuẩn đánh giá tổng quát được đánh giá là " đạt " khi các tiêu chuẩn đánh giá chi tiết đều được đánh giá là " đạt " hoặc tiêu chuẩn đánh giá chi tiết đối với các yêu cầu cơ bản phải được đánh giá là " đạt ", còn tiêu chuẩn đánh giá chi tiết đối với các yêu cầu không cơ bản được đánh giá là " đạt " hoặc " chấp nhận được ".

+ Một tiêu chuẩn đánh giá tổng quát được đánh giá là " không đạt " khi có một tiêu chuẩn đánh giá chi tiết bất kỳ được đánh giá là " không đạt ".

- Đối với đánh giá chung về mặt kỹ thuật :

Một hồ sơ dự thầu có tất cả tiêu chuẩn đánh giá tổng quát được đánh giá là " đạt " thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật (đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu ). Khi có một tiêu chuẩn đánh giá tổng quát bất kỳ bị đánh giá là " không đạt " thì hồ sơ dự thầu này được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật.

 

Điều 25. Tiêu chuẩn đnáh già hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá.

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và cách xác định chi phí trên cùng một mặt bằng, cụ thể như
sau :

1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu (áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển ), bao gồm :

a) Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự tại Việt Nam và ở nước  ngoài; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính ;

b) Năng lực sản xuất và kinh doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn;

c) Năng lực tài chính; tổng tài sản; tổng nợ phải trả; vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác.

Các tiêu chuẩn quy định tại khoản này được sử dụng tiêu chí " đạt ", " không đạt " để đánh giá. Nhà thầu " đạt " cả 3 nội dụng nêu tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này thì được đánh  giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật :

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được  xây dựng theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này và bao gồm các nội dung sau đây :

a) Khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng và tính năng kỹ thuật hàng hoá nêu trong hồ sơ mời thầu;

b) Đặc tính kinh tế, kỹ thuật của hàng hoá, tiêu chuẩn sản xuất và các nội dung khác;

c) Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp hàng hoá;

d) Khả năng lắp đặt thiết bị và năng lực cán bộ kỹ thuật;

đ) Mức độ đáp ứng các cy về bảo hành;

e) Khả năng thích ứng về mặt địa lý;

g) Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;

h) Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);

i) Các yếu tố khác về điều kiện thương mại, tài chính, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ ( nếu có).

3. Nội dung xác định chi phí trên cùng một mặt bằng (giá đánh giá)

Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất. Nội dung giá đánh giá bao gồm :

a) Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch trong hồ sơ dự thầu và chuyển sang một đồng tiền chung (nếu có).

b) Các yếu tố đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm :

- Tiến độ thực hiện;

- Công suất, hiệu suất của máy móc thiết bị;

- Mức tiêu hao điện năng, nguyên nhiên vật liệu;

- Chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ;

- Điều kiện thương mại, tài chính;

- Các yếu tố khác.

Tuỳ theo tính chất, đặc điểm cụ thể của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp.

Điều 26. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp.

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá, cụ thể như sau :

1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu (áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển), bao gồm :

a) Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự ở Việt Nam, ở vùng địa lý và hiện trường tương tự.

b) Năng lực kỹ thuật : số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;

c) Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác.

Các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại điềm này được sử dụng theo tiêu chí " đạt ", " không đạt ". Nhà thầu " đạt " cả 3 nội dung nêu tại điểm a, điểm b và điểm c của khoản này thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật.

Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này và bao gồm các nội dung sau đây :

a) Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vật tư, thiết bị nêu trong hồ sơ thiết kế;

b) Tính hộp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện poháp tổ chức thi công.

c) Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy - chữa cháy, an toàn lao động;

d) Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng và tiến độ huy động) và nhân lực thi công sẵn có;

đ) Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành;

e) Các biện pháp đảm bảo chất lượng;

g) Khả năng cung cấp tài chính ( nếu có yêu cầu );

h) Các nội dung về tiến độ thi công, mức độ liên danh, liên kết và những nội dung khác có yêu cầu trong hồ sơ mời thầu;

i) Các nội dung khác (nếu có).

3. Nội dung chi phí trên cùng một mặt bằng (giá đánh giá).

Xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại nhằm so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất. Nội dung giá đánh giá bao gồm :

a) Giá dự thầu sau sửa đổi, hiệu chỉnh các sai lệch và chuyển đổi sang một đồng tiền chung (nếu có);

b) Các yếu tố đưa về một mặt bằng để xác định giá bao gồm:

   - Tiến độ thực hiện;

   - Điều kiện hợp đồng;

   - Đièu kiện tài chính;

   - Chi phí quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và tuổi thọ công trình;

   - Các yếu tố khác (nếu có).

   Tuỳ theo tính chất, đặc điểm cụ thể của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để đưa về một mặt bằng cho phù hợp.

 

Điêu 27. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu EPC

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu EPC bao gồm tiêu chuẩn đánh giá đối với từng nội dung E, P, C theo quy định tại các Điều 16, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 của Nghị định này.

 

Điều 28. Tổ chức đấu thầu

  1. Phát hành hồ sơ mới thầu

a)      Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu trong danh sách trúng sơ tuyển (nếu tiến hành sơ tuyển), các nhà thầu trong danh sách nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế đã được chủ đầu tư phê duyệt hoặc các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu rộng rãi cho tới trước thời điểm đóng thầu.

b)      Sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điểu 33 và Điều 34 của Luật Đấu thầu.

  1. Chuẩn bị, tiếp nhận, sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu

Thực hiện theo quy đinh tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điểu 17 của Nghị định này

  1. Mở thầu.

a)                       Bên mời thầu mời đại diện của các nhà thầu và đại diện của các cơ quan có liện quan đến tham dự buổi mở thầu. Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo ngày, giờ, địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời.

b)                       Bên mời thầu tiến hành mở lần lượt hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu và hộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu (theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu). Trình tự mở thầu được thực hiện như sau:

-  Kiểm tra niêm phong hồ sơ dự thầu;

-  Mỏ hồ sơ dự thầu;

-  Đọc và ghi vào biên bản các thông tin chủ yếu sau đây

o                        Tên nhà thầu;

o                        Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;

o                        Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;

o                        Già dự thầu ghi trong đơn dự thầu và giảm giá (nếu có);

o                        Giá trị, thời hạn hiệu lực và hình thức của bảo đảm dự thầu;

o                        Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ dự thầu (nếu có);

o                        Các thông tin khác có liên quan

Biên bản mở thầu được đại diện các nhà thầu có mặt và đại diện bên mời thầu, các cơ quan tham dự ký xác nhận.

Sau khi mở thầu, bên mời thầu ký xác nhận vào từng trang bản gốc của tất cả hồ sơ dự thầu và quản lý các hồ sơ dự thầu theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh mất hồ sơ dự thầu được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp của bản chụp so với bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu.

 

Điều 29. Đánh giá hồ sơ dự thầu

   Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải đảm bảo theo nguyên tắc và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Luật Đấu thầu, cụ thể thực hiện theo trình tự sau đây:

1.           Đánh giá sơ bộ

a)           Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu theo các nội dung sau đây:

-  Đơn dự thầu được điền đầy đủ và có chữ ký hợp lệ của người đứng đầu của nhà thầu hoặc của người được uỷ quyền kèm theo giấy uỷ quyền hợp lệ. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp củ từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thoả thuận liên danh có quy định các thành viên còn lại uỷ quyền cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu.

-  Giầy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các nhà thầu là tổ chức không có đăng ký kinh doanh; giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất (nếu có);

-  Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

-  Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu;

-  Các phụ lục, tài liệu kèm theo như yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

-  Các yếu tố khác (nếu có).

b)           Đành giá kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm nêu trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển.

Đối với các gói thầu đã qua sơ tuyển, cần cập nhật thông tin để kiểm tra lại các thông tin mà nhà thầu kê khai ở thời điểm sơ tuyển nhằm chuẩn xác khả năng đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.

c)           Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) nêu trong hồ sơ mời thầu, bao gồm:

-  Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định này;

-  Nhà thầu không đảm bảo tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu và không đảm bảo các quy định về cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 14 cảu Luật Đấu thầu và tại Điều 3 của Nghị định này;

-  Hồ sơ dự thầu không nộp đúng địa điểm hoặc sau thời điểm đóng thầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu; trường hợp nộp sau thời điểm đón thầu, hồ sơ dự thầu sẽ được trả lại theo nguyên trạng;

-  Không có bản đảm dự thầu hoặc có bản đảm dự thầu nhung không hợp lệ có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền quy đinh thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, không đúng tên nhà thầu, không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ (đối với bảo lãnh của ngân hàng, séc).

-  Không nộp bản gốc hồ sơ dự thầu;

-  Thiếu chữ ký hợp lệ trong đơn dự thầu

-  Thời gian có hiệu lực trong đơn của hồ sơ dự thầu ngắn hơn thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc không được nêu trong hồ sơ dự thầu;

-  Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định như: chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện;

-  Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu của cùng một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc liên danh;

-  Không đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm theo quy định tại điêể b khoản này;

-  Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.

Nhà thầu vi phạm một hoặc các điều kiện tiên quyết tại điểm này sẽ bị loại, không được xem xét trong bước đánh giá tiếp theo.

2.           Đánh gía chi tiết hồ sơ dự thầu

a)           Đánh giá về mặt kỹ thuật

Việc đánh giá về mặt kỹ thuật căn cú theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật. Trong quá trình đánh giá bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà thầu giải thích về những nội dung chưa rõ, khác thương trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu. Chỉ những hồ sơ dự thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật đã được bên mời thầu trình chủ đầu tư xem xét, phê duyệt mới được xác định giá đánh giá theo quy định tại điểm b khoản này

b)           Xác định giá đánh giá

Việc xác định giá đánh giá căn cứ cách xác định giá đánh giá nêu trong tiêu chuẩn đánh giá và thực hiện theo trình tự sau dây:

-  Sửa lỗi;

-  Hiệu chỉnh các sai lệch;

-  Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có);

-  Dưa các chi phí về một mặt bằng.

Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà thầu làm rõ về những đơn giá khác thường (đơn giá quá thấp). Nếu văn bản giải trình của nhà thầu không đủ rõ, thì được coi là sai lệch để đửa vào giá đánh giá của nhà thầu đó.

3 Xếp hạng hồ sơ dự thầu căn cứ theo giá đánh giá. Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhât. Nhà thầu xếp thứ nhất và có giá dự thầu sau sửa lỗi, sau hiệu chỉnh sai lệch không vượt giá gói thầu thì được đề nghị trúng thầu.

 

Điều 30. Sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch

Sửa lỗi

Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học, lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi nhầm đơn vị và được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:

a)                                   Đối với lỗi số học:

-  Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi;

-  Trường hợp không nhất quán giữa bảng giá chào tổng hợp và bảng giá chào chi tiết cho từng hạng mục thì lấy bảng giá chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi.

b)                                   Đối với các lỗi khác:

-  Trường hợp không nhất quán giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi;

-  Cột thành tiền được điền vào mà khôg có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng;

-  Khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ tróng thì thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá;

-  Nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì được coi là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều này;

-  Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu “,” (dấu phẩy), dấu “.” (dấu chấm) sai cũng được sửa lại cho phù hợp.

Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa.

Sau khih sửa lỗi theo nguyên tắc trên, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biêt. Nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp nhận sửa lỗi nêu trên. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi số học thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại. Trường hợp hồ sơ dự thầu có lỗi số học với tổng giá trị tuyệt đối vượt quá 10% so với giá dự thầu cũng sẽ bị loại.

3.           Hiệu chỉnh các sai lệch.

Hiệu chỉnh các sai lệch là việc điều chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa trong hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ so mời thầu cũng như điều chỉnh những khác biệt giữa các phần của hồ sơ dự thầu (giữa đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính) theo nguyên tắc sau đây:

a)                       Trường hợp có những sai lệch về phạm vi cung cấp thì phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, phần chào thừa sẽ được trừ đi theo nguyên tắc nếu không thể tách riêng ra trong giá dự thầu của nhà thầu đang tiến hành sửa sai lệch thì lấy mức giá chào cao nhất đối với nội dung này (nếu chào thiếu) và lấy mức đánh giá về mặt kỹ thuật. Trong trường hợp không có hoặc chỉ có một nhà thầu duy nhất đang tiến hành sửa sai lệch vượt quá bước đánh giá về mặt kỹ thuật hoặc lấy mức giá trong dự toán, tổng dự toán hoặc trong giá gói thầu được duyệt, tuỳ theo mức nào có giá trị cao nhất (đối với chào thiếu) hoặc chấp nhận (đối với chào thừa) để áp dụng cho các nội dung nêu trên.

b)                       Trường hợp có sai lệch giữa những nội dung thuộc đề xuất ký thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý choh việc hiệu chỉnh sai lệch.

Hồ sơ dự thầu có tổng giá trị các sai lệch vượt quá 10% so với giá dự thầu sẽ bị loại. Giá trị các sai lệch được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi hiệu chỉnh sai lệch.

 

Điều 31. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.

1.                       Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu thực hiện theo quy định tại điều 20 của Nghị định này.

2.                       Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng được thực hiện như sau:

a)                       Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật Đấu thầu.

b)                       Trường hợp thương thảo không thành công thì chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền huỷ quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu trước đó và xem xét, quyết định nhà thầu xếp hậng tiếp theo trúng thầu để có sơ sở pháp lý mời vào thương thảo hoàn thiện hợp đồng; trong trường hợp đó, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu và bảo đảm dự thầu nếu cần thiết

c)                       Trương hợp có quyết định tạm dừng việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng khi có kiến nghị về kết quả đấu thầu theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 50 của Nghị định này thì việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng phải tạm dừng cho đến khi có kết quả giải quyết kiến nghị

 

 

Mục II. Đầu thầu hai giai đoạn

 

Điều 32. Trình tự thực hiện đấu thầu

1.                       Giai đoạn 1:

a)                       Chuẩn bị đấu thầu;

b)                       Tổ chức đấu thầu;

2.                       Giai đoạn 2.

Thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

 

Điều 33. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn 1.

1.                       Sơ tuyển nhà thầu thực hiện theo quy định tại Chương III của Nghị định này

2.                       Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn 1

a)                       Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy đinh tại điểm a khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;

b)                       Nội dung hồ sơ mời thầu giai đoạn 1 theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 của Nghị định này nhưng không yêu cầu nhà thầu đề xuất về giá dự thầu và không thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu.

3.                       Phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.

4.                       Mời thầu giai đoạn 1 thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 23 của Nghị định này.

 

Điều 34. Tổ chức đấu thầu giai đoạn 1

 

1.                       Phát hành hồ sơ mời thầu.

a)                       Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu theo danh sách trúng sơ tuyển (trong trường hợp tiến hành sơ tuyển), các nhà thầu theo danh nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế đã được chủ đầu tư phê duyệt hoặc các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu rộng rãi.

b)                       Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 của Luật Đấu thầu.

2.                       Chuển bị hồ sơ dự thầu giai đoạn 1.

Sau khi nhận hò sơ mời thầu, các nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu giai đoạn 1 (chưa có giá dự thầu) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và hộp cho bên mời thầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

3.                       Nhần và quản lý hồ sơ dự thầu giai đoạn 1.

Bên mời thầu tiếp nhận các hồ sơ dự thầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu và quản lý theo quy định của pháp luật về bảo mật.

4.                       Mở thầu.

Bên mời thầu phải tiến hành tổ chức mở thầu công khai ngay sau thời điemẻ đóng thầu theo ngày, giờ, địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu. Nội dung, trình tự buổi mở thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Nghị định này. Biên bản mở thầu không bao gồm các thông tin về giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.

5.                       Trao đổi về hồ sơ dự thâtù giai đoạn 1

Căn cứ các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu tiến hành trao đổi với các nhà thầu nhằm chuẩn xác yêu cầu về mặt kỹ thuật của gói thầu. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản để có cơ sở hình thành hồ sơ mời thầu giai đoạn 2.

 

Điều 35. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn 2.

1.                       Chuẩn bị đấu thầu..

Hồ sơ mời thầu giai đoạn 2 cần được chuẩn xác đối với yêu cầu về mặt kỹ thuật, yêu cầu về tài chính, thương mại để các nhà thầu tham gia giai đoạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu giai đoạn 2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu phải nêu trong hồ sơ mời thầu giai đoạn 2 theo quy định tại các Điều 16, Điều 25, Điều 26 và Điều 27 của Nghị định này. Nhf thầu được yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn 2.

Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn 2 được tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.

2. Tổ chức đầu thầu.

Hồ sơ mời thầu giai đoạn 2 được bán cho các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn 2. Việc tổ chức đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

 

Điều 36. Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn 2

Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn 2 được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Nghị định này.

Điều 37. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồn và ký kết hợp đồng.

Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, ký kết hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 31 của Nghị định này.

 

 

Chương VI

CHỈ ĐỊNH THẦU, MUA SẮM TRỰC TIẾP, CHÀO HÀNG CẠNH TRANH TRONG MUA SẮM HÀNG HOÁ, TỰ THỰC HIỆN VÀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

 

Điều 38. Chỉ định thầu

 

Chỉ định thầu được áp dụng theo quy định tại Điều 20 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

1. Gói thầu thực hiện chỉ định thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thều. Quy trình chỉ định thầu được thực hiện tương tự theo quy định đấu thầu cho một gói thầu bao gôm:

a)                       Lập và phê duyệt hồ sơ yêu cầu;

b)                       Chuẩn bị hồ sơ đề xuất;

c)                       Đánh giá hồ sơ đề xuất;

d)                       Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu;

e)                       Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

2. Lập và phê duyệt hồ sơ yêu càu.

a) Bên mời thầu lập hồ sơ yêu cầu tương tự như hồ sơ mời thầu; trong đó đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không cần nêu tiêu chuâẩ đánh giá tổng hợp; đối với gói thầu mua sắm, xây lắp, gói thầu EPC không cần nêu các yếu tố để xác định giá đánh giá.

b) Người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ yêu cầu của gói thầu dịch vụ tư vấn có giá trị 500 triệu đồng trở lên, gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá 1 tỷ đồng trở lên, chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu gói thầu dịch vụ tư vấn có giá dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá dưới 1 tỷ đồng.

3. Chuẩn bị hồ sơ đề xuất.

Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất tương tự như hồ sơ dự thầu, bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính, thương mại theo hồ sơ yêu cầu.

4. Đánh giá hồ sơ đề xuất.

Bên mời thầu tiến hành đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu theo yêu cầu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được lựa chọn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau dây:

a)                       Cò đủ năng lực và kinh nghiệm theo hồ sơ yêu cầu;

b)                       Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng các yêu cầu;

c)                       Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự kiến cảu gói thầu dược duyệt.

5.                       Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu

Trên cơ sở báo cáo kết quả chỉ định thầu, báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có giá từ 500 triệu đồng trở lên, gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC có giá từ 1 tỷ đồng trở lên, riêng kết quả chỉ định gói thầu dịch vụ tư vấn có giá dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá dưới 1 tỷ đồng do chủ đầu tư phê duyệt theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Luật đấu thầu

Đối với các gói thầu thực hiện chỉ định thầu thuộc dự án bí mật quóc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc giá, an ninh, an toàn năng lượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu có giá từ 20 tỷ đồng trở lên đối với dịch vụ tư vấn, từ 100 tỷ đồng trở lên đối với mua sắm hàng hó, xấy lắp, gói thầu EPC, chủ đầu tư trình báo cáo kết quả chỉ định thầu để Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

6. Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

   Trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, bên mời thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn. Căn cứ kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn tiến hành ký kết hợp đồng.

7. Đối với các gói thầu thực hiện chỉ định thầu trong trường hợp sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu thì không phải thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này. Sau 15 ngày kể từ ngày chỉ định thầu, chủ đầu tư và nhà thầu phải tiến hành các thủ tục xác định khối lượng và giá trị công việc để hai bên ký kết kết hợp đồng làm cơ sở thanh toán.

 

Điều 39. Mua sắm trực tiếp.

Mua sắm trực tiếp được áp dụng theo quy định tại Điều 21 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

1.                       Gói thầu được ký hợp đòng trước đó có nội dung tương tự với gói thầu đang xét áp dụng mua sắm trực tiếp;

2.                       Bên mời thầu lập hồ sơ yêu cầu đối với gói thầu mua sắm trực tiếp để làm cơ sở cho nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất;

3.                       Khi xem xét hồ sơ đề xuất, bên mời thầu phải kiểm tra đơn giá và cập nhật năng lực của nhà thầu để có cơ sở khẳng định nhà thầu có đủ khả năng thực hiện hợp đồng.

 

Điều 40. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá.

Chào hàng cạnh tranh áp dụng theo quy định tại Điều 22 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

1.                       Chuẩn bị thực hiện chào hàng cạnh tranh

a)                       Bên mời thầu lập hồ sơ yêu cầu chào hàng bằng văn bản và trình chủ đầu tư phê duyệt.

b)                       Nội dung hồ sơ yêu càu chào hàng cần nêu cụ thể về số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, thời hạn cung cấp hàng hoá, thời hạn hiệulực của báo giá, thời hạn nộp báo giá và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu.

2.                       Tổ chức chào hàng cạnh tranh.

a)                       Bên mời thầu gửi hồ sơ yêu cầu chào hàng được duyệt đến các nhà thầu quan tâm để đảm bảo nhận được tối thiểu 3 báo giá từ 3 nhà thầu khác nhau. Thời gian để nhà thầu chuẩn bị báo giá tối thiểu là 3 ngày.

b)                       Nhà thầu gửi báo giá trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc bằng fax đến bên mời thầu.

c)                       Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong báo giá do nhà thầu gửi đến. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp báo giá, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các báo giá gồm các nội dung như: tên nhà thầu, giá chào, thời hạn hiệu lực của báo giá, đồng thời gửi đến các nhà thầu đã nộp báo giá.

3.                       Đánh giá các báo giá.

a)                       Bên mời thầu đánh giá các báo giá được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu về mặt kỹ thuật bằng cách so sánh các nội dung về số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, thời hàn cung cáp hàng hoá, thời hạn hiệu lực tương ứng với yêu cầu chào hàng. Báo giá được coi là vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật khi đáp ứng tất cả các yêu cầu của hồ sơ yêu cầu chào hàng.

b)                       Bên mời so sánh giá chào của các báo giá đáp ứng về mặt kỹ thuật dể xác định báo giá có giá chấp nhận. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn.

4.                       Phê duyệt kết quả chào hàng và ký kết hợp đồng.

a)                       Trên cơ sở báo cáo kết quả chào hàng do bên mời thầu trình, báo cáo thẩm định, người có thẩm quyển xem xét, phê duyệt kết quả chào hàng đối với gói thầu có giá từ 1 tỷ đồng đến dưới 2 tỷ đồn; chủ đầu tư xem xét, phê duyệt kết quả chào hàng đối với gói thầu có giá dưới 1 tỷ đồng.

b)                       Bên mời thầu thông báo kết quả chào hàng và tiến hành hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn để chủ đầu tư ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.

 

Điều 41. Hình thức tự thực hiện.

   Hình thức tự thực hiện được áp dụng theo quy định tại Điều 23 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

1.                       Chủ đầu tư phải chứng mình được mình có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu để người có thẩm quyền xem xét, chấp thuận áp dụng hình thức tự thực hiện trong kế hoạch đấu thầu;

2.                       Trước khi thực hiện phải bảo đảm các nội dung sau đây:

a)                       Có dự toán cho gói thầu được phê duyệt theo quy đinh;

b)                       Có phương án thực hiện cụ thể để có cơ sở kiểm tra kết quả thực hiện;

c)                       Lựa chọn được đơn vị giám sát quá trình thực hiện gói thầu đảm bảo độc lập về tổ chức và tài chính với chủ đầu tư.

 

Điều 42. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

   Căn cứ vào tính chất của gói thầu có đặc thù riêng biệt, chủ đầu tư xây dựng và trình Thủ tướng Chính phu phương án lựa chọn nhà thầu, đồng thời gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ quản lý ngành để có ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết đinhj.

 

 

 

Chương VII

PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM THẨM ĐỊNH,

PHÊ DUYỆT TRONG ĐẤU THẦU

 

Điều 43. Thủ tướng Chính phủ

1. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyêề quyết định đầu tư

2. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu các dự án quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu.

3. Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu có giá từ 20 tỷ đồng trở lên đối với dịch vụ tư vấn, từ 100 tỷ đồng trở lên đối với mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC thuộc dự án do Thủ thướng Chính phủ quyết định đầu tư.

4. Phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật Đáu thầu có giá từ 20 tỷ đồng trở lên đối với dịch vụ tư vấn, từ 100 tỷ đồng trở lên đói với mua sắm hàng hò, xây lắp, gói thầu EPC.

5. Phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 24 của Luật Đấu thầu.

 

Điều 44. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang ộ, thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1. Có ý kiến bằng văn bản về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu của dự án có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ do chủ đầu tư trình.

2. Phê duyệt các nội dung dưới đây thuộc dự án do Thủ tướng Chínhphủ quyết định đầu tư và do minh làm chủ đầu tư, bao gồm:

a)                       Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của tất cả các gói thầu;

b)                       Kết quả lựa chọn nhà thầu của các gói thầu có giá dưới 20 tỷ đồng đối với dịch vụ tư vấn, dưới 100 tỷ đồng dối với mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC.

3.                       Phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt các nội dung về đấu thầu thuộc dự án do mình quyết định đầu tư, bao gồm:

a)                       Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, trừ quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định này.

b)                       Phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu của các gói thầu thuộc dự án, trừ kết quả chỉ định thầu của các gói thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 43 của Nghị định này.

 

Điều 45. Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã, thị trấn, phường, xã, thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương.

   Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu của các gói thầu thuộc dự án do mình quyết định đầu tư.

 

Điều 46. Hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp nhà nước.

1. Phê duyệt  các nội dung dưới đây thuộc dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư, bao gồm:

a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của tát cả các gói thầu;

b) Kết quả lựa chọn nhà thầu của các gói thầu co giá dưới 20 tỷ đồng đối với dịch vụ tư vấn, dưới 100 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC.

2. Phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt một số nội dung về đấu thầu thuộc dự án do mình quyết định đầu tư, bao gồm:

a) Phê duỵet kế hoạch đấu thầu, trừ quy định tại khoản 2 Điều 43 của Nghị định này;

b) Phê duyệt hoặc uỷ quền phê duyê hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu của các gói thầu thuộc dự án, trừ kết quả chỉ định thầu của các gói thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 43 của Nghị định này.

3. Thoả thuận bằng văn bản về kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu có giá từ 10 tỷ đồng trở lên đối với dịch vụ tư vấn, từ 50 tỷ đồng trở lên đối với mua sắm hàng hoá, xây lắp thuộc các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, dự án cổ phần do mình tham gia góp vốn từ 30% trở lên vào vốn pháp định, vồn điều lệ, vốn cổ phần.

 

Điều 47. Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, sông ty cổ phần và đại diện hựp pháp của các bên tham gia hợp đòng hợp tác kinh doanh.

1. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án và kết quả lựa chọn nhà thầu của các gói thầu thuộc dự án do mình đầu tư trên cơ sở văn bản thoả thuận được quy định tại khoản 3 Điều 46 của Nghị định này.

2. Phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu càu.

 

Điều 48. Cơ quan, tổ chức thẩm định.

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung sau dây:

a)                       Kế hoạch đấu thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ

b)                       Kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

c)                       Phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

2. Sở Kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung sau dây:

a)                       Kế hoạc đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu của dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

b)                       Kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu do Thu tướng Chính phủ giao Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.

Riêng đối với hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Sở chuyên ngành có liên quan chịu trách nhiểm chủ trì thẩm định.

3. Cơ quan, tổ chức được bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan khác ở trương ương, hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp nhà nước giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung sau dây:

a) Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với tất cả gói thầu của dự án thuộc thẩm quyền quyết địh đầu tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan khác ở trung ương, hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp nhà nước;

b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu do Thủ tướng Chính phủ giao bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan khác ở trung ương, hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp nhà nước phê duyệt.

4. Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã do bộ phận kế hoạch-đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung trong quá trình dấu thầu.

5. Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch uỷ ban nhân dân thị trấn, phường, xã, thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương, hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh thì bộ phận giúp việc liên quan chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung trong quá trình đấu thầu.

6. Đối với các gói thầu do người có thẩm quyền uỷ quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, người được uỷ quyền chịu trách nhiệm quy định đơn vị thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.

 

Chương VIII

GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ TRONG ĐẤU THẦU

 

Điều 49. Điều kiện xem xét, giải quyết kiến nghị

Kiến nghị được xem xét giải quyết khi có đủ các điều kiện sau dây:

1.                       Nhà thầu tham gia đấu thầu mới được quyền nêu kiến nghị theo quy định tại khoản 37 của Luật Đấu thầu.

2.                       Việc kiến nghị của nhà thầu phải được thực hiện bằng đơn cung với chữ ký của người ký đơn dự thầu và được đóng dấu (nếu có), ghi rõ nội dung kiến nghị.

3.                       Đơn kiến nghị được xem xét, giải quyết khi bảo đảm thời hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 72 của Luật Đấu thầu.

4.                       Nội dung nêu trong đơn kiến nghị chưa được Toà án thụ lý.

5.                       Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà thầu phải nội một khoản chi phí theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Nghị định này cho bộ phận giúp việc thường trực của Hội đồng tư vấn kèm theo đơn kiến nghị.

6.                       Trường hợp nhà thầu có kiến nghị được kết luận là đúng thì chi phí mà nhà thầu phải nộp theo quy định tại khoản 5 Điều này được hoàn trả bởi cá nhân tổ chức có trách nhiệm liên đới.

 

Điều 50. Giải quyết kiến nghị.

1.                       Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị của nhà thầu là bên mởi thầu, chủ đầu tư và người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Đấu thầu. Thời hạn giải quyết kiến nghị quy định tại Điều 73 của Luật Đáu thầu và được tính từ ngày bộ phận hành chính của cơ quan tổ chức giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiên nghị.

2.                       Trường hơpj hồ sơ kiến nghị không đầy đủ, người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị phải thông báo cho nhà thâầ để hoàn thiện hồ sơ. Trong trường hợp này, thời hạn giải quyết kiến nghị được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.

3.                       Đối với đơn kiến nghị không đủ điều kiện để xem xét giải quyết thì trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn kiện nghị, người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu có kiến nghị về việc không giải quyết và nêu rõ lý do.

4.                       Việc giải quyết kiến nghị được thực hiện như sau:

a) Đối với kiến nghị của nhà thầu về kết quả đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế gửi đến người có thẩm quền bên mời thầu, chủ đầu tư tạm dừng việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng đồng hoặc ký kết hợp đồng cho đến khi có văn bản giải quyết kiến nghị của người có thẩm quyền nhưng không vượt quá thời hạn giải quyết kiến nghị quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.

b) Đối với kiến nghị của nhà thầu ngoài quy định tại điểm a khoản này: mọi công việc vẫn được tiến hành bình thường theo kế hoạch khi giải quyết kiến nghị.

 

Điều 51. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn.

1.                       Tổ chức của Hội đồng tư vấn.

a) Hội đồng tư vấn bao gồm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật Đấu thầu. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn kiến nghị. Số lượng thành viên của Hội đồng được xác định căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu nhưng đảm bảo tối thiểu là 3 người. Cá nhân phê duyệt hoặc tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu không được tham gia vào Hội đồng tư aván của gói thầu liên quan. Hội dồng tư vấn sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì tự giải tán.

Thành viên Hội đồng tư vấn không phải là thân nhân (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ, vợ hoặc chồng con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) của người ký đơn kiến nghị, của đối tượng liên quan va phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

-  Am hiểu pháp luật về đấu thầu;

-  Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;

-  Có trình độ ngoại ngữ trong trường hợp có yêu cầu;

b) Hội đồng tư vấn gồm hai cấp sau:

   - Hội đồng tư vấn trung ương.

   Chủ tịch Hội đồng là đại diện Bộ Kế hoạch avf Đầu tư. Hội đồng có trách nhiệm tư vấn kiến nghị liên quan đến gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng các cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

   - Hội đồng tư vấn cấp bộ, địa phương.

   Chủ tịch Hội đồng là đại diện sở Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương, đại điện tổ chức được giao công tác quản lý về đấu thầu thuộc các bộ, cơ quan khác ở trung ương. Hộ đồng có trách nhiệm tư vấn về kiến nghị liên quan đến các gói thầu ngoài gói thầu thuộc trách nhiệm của Hội đồng tư vấn cấp trung ương.

c) Bộ phận giúp việc của Hội đồng tư vấn.

   Bộ phận giúp việc của Hội đồng tư vấn là cơ quan, tổ chức được giao công tác thẩm định trong đấu thầu.

   Nhiệm vụ chức năng của bộ phận giúp việc do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quyết định.

2. Cơ chế hoạt động của Hội đồng tư vấn

Từng thành viên của Hội đồng tư vấn nghiên cứu tài liệu do bộ phận giúp việc chuẩn bị làm cơ sở tổng hợp, báo cáo kết quả để người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Thành viên của Hội đồng tư vấn có quyền yêu cầu nhà thầu có kiến nghị, đối tượng liên quan giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu về kiến nghị hoặc làm việc trực tiếp với các cơ quan liên quan để làm rõ vấn đề kiến nghị.

Thời gian nghiên cứu, tổng hợp báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn là 20 ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật Đấu thầu. Nội dung báo cáo kết quả cần tổng hợp ý kiến thống nhất của các thành viên trong Hội đòng tư vấn. Từng thành viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình và được quyền bảo lưu ý kiến để người có thẩm quyền xem xét.

Chi phí hoạt động của Hội đồng tư vấn được lấy từ khoản chi phí do nhà thầu có kiến nghị nộp hoặc cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên đới nộp theo quy định tại khoản 6 Điều 49 của Nghị định này.

 

 

Chương IX

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU.

 

Điều 52. Nguyên tắc, quy định về xử lý vi phạm

1. Việc xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu được thực hiện đối với tổ chức, cá nhân khi có chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật về đáu thầu.

2. Một hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu chị bị xử phạt một lần theo một hình thức hoặc kết hợp hai hình thức quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 75 của Luật Đấu thầu.

3. Tổ chức, cá nhân có nhiều hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu thì bị xử lý theo từng hành vi; nhiều cá nhân cùng vi phạm pháp luật về đấu thầu thif mỗi người đều bị xử lý.

4. Mọi quyết định xử lý vi phạm phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu và có hiệu lực trên phạm vi cả nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổng hợp và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 54 của Nghị định này.

5. Thủ tục xử lý vii phạm pháp luật về đấu thầu như việc lập biên bản, ra quyết định xử phạt, thi hành quyết định xử phạt, nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 53. Thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.

1. Người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 8 Điều 4 của Luật Đấu thầu chịu trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu trong các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của mình theo các hình thức xử phạt được quy định tại Điều 75 của Luật Đấu thầu, đồng thời phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý của mình. Trường hợp người có thẩm quyền vi phạm pháp luật về đấu thầu thì thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp chịu trách nhiệm xử lý trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình.

2. Thanh tra chuyên ngành kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm xử phạt vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật về thanh tra.

   Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu xét thấy có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử lý vi phạm trong đấu thầu có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc đến cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự.

 

Điều 54. Hình thức phạt cảnh cáo.

1. Hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định cua pháp luật về đấu thầu ngoài quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu.

2. Hình thức phạt cảnh cáo phải được thể hiện bằng văn bản. Tổ chức, cá nhân bị phạt cảnh cáo 3 lần do có cùng một hành vi vi phạm hoặc bị phạt cảnh cáo 3 lần trong 1 năm sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong 6 tháng.

 

Điều 55. Hình thức phạt tiền.

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhà thầu lợi dụng việc kiến nghị trong đấu thầu để cản trở, làm chậm trễ quá trình đấu thầu và ký kết hợp đồng, cản trở các nhà thầu khác tham gia đấu thầu.

b) Cá nhân thuộc chủ đầu tư, cá nhân của bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, cơ quan tổ chức thẩm định đấu thầu tiết lộ thông tin trong quá trnìh đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả đấu thầu, gây thắc mắc, kiến nghị dấn đến kéo dài thời gian đấu thầu.

c) Chủ đầu tư áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu không phải là đấu thầu rộng rãi khi chưa được người có thẩm quyền cho phép làm giảm cạnh tranh trong dấu thầu.

d) Nhà thầu cho nhà thầu khác sử dụng tên, năng lực và kinh nghiệm của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dàn xếp, thông đòng giữa hai hay nhiều nhà thầu nhằm mục đích trúng thầu trong cùng một gói thầu hoặc dẫn đến phải tổ chức đấu thầu lại gây chẩm trễ quá trình đấu thầu.

b) Cá nhan thuộc chủ đầu tư, cá nhân thuộc bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định đấu thầu và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hành vi thông đồng, móc ngoặc dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu phải tổ chức đấu thầu lại gây chậm trễ trong quá trình đấu thầu.

c) Thông đồng giữa nhà thâầ thực hiện hợp đồng với nhà thâầ tư vấn giám sát, cơ quan, tổ chức và cá nhân nghiệm thu để xác nhân sai kết quả thực hiện làm giảm chất lượng, hiệu quả của công trình.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân có hành vi nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn bị cấm tham gia hoạt động đáu thầu theo quy định tại Điều 56 của Nghị định này: riêng đối với nhà thầu còn có thể bị tịch thu bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu có)

 

Điều 56. Hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu

Hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu (bao gồm cấm tham dự thầu hoặc không được tiếp tục làm công tác đấu thầu) áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu.

1. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 6 tháng đến 1 năm đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tham dự thầu đối với gói thầu do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư trừ trường hợp tự thực hiện;

b) Chủ đầu tư cho phép nhà thầu tham dự thầu các gói thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp thuộc dự án khi nhà thầu đó đã cung cấp dịch vụ tư vân trừ gói thầu EPC;

c) Chủ đầu tư cho phép cá nhân đứng lên tham gia đấu thầu gói thầu thuọc dự án của cơ quan, tổ chức mà cá nhân đó đã công tác trong thời hạn một năm kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;

d) Chủ đầu tư áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu không phải là đấu thầu rộng rãi khi chưa được người có thẩm quyền cho phép làm giảm cạnh tranh trong đấu thầu;

đ) Nhà thầu cho nhà thầu khác sử dụng tên, năng lực và kinh nghiệm của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu;

e) Cá nhân vừa tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu vừa thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu trong cùng một gói thầu;

g) Tổ chức, cá nhân lập thẩm định hồ sơ mời thầu của gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp gói thầu EPC mà trong đó nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá;

h) Cá nhân thuộc chủ đàu tư, cá nhân thuộc bên mời thầu, thuộc tổ chuyên gia đáu thầu, tư vấn đấu thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định đấu thầu tiết lộ thông tin trong quá trinh đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm didnhj kết quả đấu thầu quy định tại khoản 9 Điều 12 của Luật Đấu thầu;

i) Đại điện hợp pháp của chủ đầu tư, của bên mời thầu, thành viên tổ chuyên gia đề nghị hoặc chấp thuận nhà thầu là cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha me chông, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột trúng thầu gói thầu thuộc dự án do mình quản lý;

k) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn cho gói thầu dấn tới tình trạng nợ đọng vốn đối với nhà thầu;

l) Chia dự án thành các gói thầu trái với quy định để thực hiện chỉ định thầu hoặc tạo cơ hội cho số ít nhà thầu tham dự thầu;

m) Cho phép áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu không phải là đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của Luạt Đấu thầu.

2. Cấm tham gia hoạt động đâấ thầu từ 1 năm đến 2 năm đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu khác nhau nhằm mục đich trúng thầu trong cùng một gói thầu hoặc dẫn đến phải tổ chức đấu thầu lại.

b) Nhà thầu lợi dụng việc kiến nghị trong đấu thầu để cản trở, làm chậm trễ quá trình đấu thầu và ký kết hợp đồng, cản trở các nhà thầu khác tham gia đấu thầu.

c) Cá nhân thuộc chủ đầu tư, câ nhân thuộc bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định đấu thầu và cơ quan quản lý nhà nước thông đồng, móc ngoặc dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

d) Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp, có ý báo cáo sai, không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết, thực hiện hợp đòng.

3. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 2 năm đến 3 năm đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa, nhận hoặc đòi hỏi những thứ có giấ trị của cá nhân, tổ chức liện quan đến những hành động thiếu trung thực, khách quan trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng.

b) Thông đồng giữa nhà thầu thực hiện hợp đồng với nhà thầu tư vấn giám sát, cơ qua, tổ chức nghiệm thu để xác nhận sai kết quả thực hiện làm giảm chất lượng, hiệu quả của công trinh.

 

 

Chương X

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

 

Điều 57. Mẫu tài liệu đấu thầu

1. Mẫu tài liệu đấu thầu bao gồm Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, EPC; Mẫu hồ sơ mời thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn mua sắm hàng hoá, xây lắp, EPC; Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm ban hành Mẫu tài liệu đấu thầu.

 

Điều 58. Bảo hành

1. Nhà thầu có trách nhiệm ban hành đối với công trình trong trường hợp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có nội dung về xây dựng, có trách nhiệm bảo hành hàng hoá trong trường hợp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có nội dung về mua sắm hàng hoá theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Nội dung bảo hành bao gồm khắc phục, sửa chữa, điều chỉnh, thay thế hàng hoá hư hỏng, khiiếm khuyết, khắc phục, sửa chữa, điều chỉnh khi công trình vận hành không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra.

3. Nhà thầu phải chịu các chi phí về bảo hành trong thời hạn bảo hành.

 

Điều 59. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp

Tổ chức đáu thầu chuyên nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đấu thầu là doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan.

 

Điều 60. Xử lý tình huống trong đấu thầu.

Xử lý tình huống trong đáu thầu quy định tại Điều 70 của Luạt Đấu thầu được thực hiện như sau:

1. Trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu, chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục đièu chỉnh kế hoạch đấu thầu theo các quy định hiện hành trước khi tiến hành tổ chức đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 điều này.

2. Trường hợp dự toán của gói thầu được duyệt thấp hơn giá gói thầu thì dự toán se thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu, nếu dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thàu để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc xem xét giá đề nghị trúng thầu.

3. Trương hợp tổng công ty, tập đoàn kinh tế và công ty thành viên cùng tham gia đấu thầu gói thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật Đấu thầu, hồ sơ dự thầu của tổng công ty, tập đoàn kinh tế kê khai cả năng lực của công ty thành ivên cùng tham gia thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu của tổng công ty, tập đoàn kinh té, bên mời thầu phải loại bỏ phần kê khai năng lực của công ty thành viên đó và trong trường hợp tổng công ty, tập đoàn kinh tế trúng thầu thì không được giao cho công ty thành viên đó thực hiện.

4. Trường hợp có ít hơn ba nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu phải báo cáo người có thẩm quyền bằng văn bản về quá trình chuẩn bị đấu thầu để quyết định cho phép kéo dài thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm hồ sơ dự thầu hoặc cho phép mở thầu để tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu đã nộp.

5. Trường hợp hồ sơ mời thầu cho phép nhà thầu chào cho một hoặc nhiều phần của gói thầu thì việc đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện theo các phần tương ứng nhưng phải đảm bảo tổng giá đề nghị trúng thầu của tất cả các phần thuộc gói thầu (toàn bộ gói thầu) không vượt giá gói thầu được duyệt.

6. Trường hợp giá nêu trong đơn dự thầu (không kể thư giảm giá) khác với giá nêu trong biểu tổng hợp của hồ sơ dự thầu thì giá nêu trong biêt tổng hợp sẽ là cơ sở pháp lý để xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu.

7. Trường hợp hồ sơ dự thầu có đơn giá quá thấp khác thường thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu có văn bản giải trình làm rõ vê những đơn giá khác thường đó. Nếu văn bản giải trình của nhà thầu không đủ rõ, thì đựoc coi là sai lệch và thực hiện hiệu chỉnh sai lệch theo quy định như đối với nội dung chào thiếu của hồ sơ dự thầu. Theo đó, nếu tổng các sai lệch tính theo giá trị tuyệt đối (bao gồm sai lệch do đơn giá quá thấp mà nhà thầu không giải thich được và các sai lệch khác) vượt quá 10% giá dự thầu thì hồ sơ dự thầu sẽ bị loại (trừ gói thầu dịch vụ tư vấn) theo quy định tại khoản 4 Điều 45 của Luật Đấu thầu.

8. Trường hợp giá dự thầu của các hồ sơ dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch đều vượt giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu thì bên mời thầu phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép các nhà thâầ có hồ sơ dự thầu vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật và không vi phạm hạn mức về lỗi số học hoặc hiệu chỉnh sai lêch như quy định tại Điều 45 của Luật Đấu thầu, được  chào lại giá hoặc cho phép đồng thời với việc chào lại giá sẽ xem xét lại giá gói thầu đã duyệt, nội dung hồ so mời thầu (nếu cần thiết)

9.Trường hợp chỉ có một hồ sơ dự thầu vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật (đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp va EPC) thì không cần phải xác định giá đánh giá mà chỉ xác định giá đề nghị trúng thầu (ladf giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) để xem xét đề nghị trúng thầu.

10. Trường hợp hai hồ sơ dự thầu đều vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật và có giá đánh giá ngang nhau thì nhà thầu có giá dự thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thấp hơn sẽ được xếp hạng cao hơn, trừ các trường hợp ưu đãi được nêu tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

11.Trường hợp giá đề nghị ký hợp đòng vượt giá trúng thầu hoặc vượt giá gói thầu được duyệt thì chủ đầu tư có trách nhiệm báo caá ngưòi có thẩm quyền xem xét, quyết định.

12. Trường hựp giá dề nghị trúng thầu thấp dưới năm mươi phần trăm (50%) giá gói thầu được duyệt nhưng không vi phạm hạn mức về lỗi số học hoặc hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại Điều 45 của Luật Đấu thầu cũng như hồ sơ dự thầu không bị loại theo quy định tại khoản 7 Điều này thì trước khi phê duyệt kết quả đấu thầu, tuỳ theo yêu cầu và tính chất của gói thầu, người có thẩm quyền, ngoài báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định có liên quan, có thể mời một đơn vị thẩm định khác thực hiện thẩm định lại toàn bộ quá trình đấu thầu của gói thầu hoặc yêu cầu nhà thầu tăng mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng lên bằng ba mười phần trăm (30%) giá hợp đồng để đảm bảo tính khả thi cho việc thực hiện.

   Ngoài các trường hợp nêu trên, khi phát sinh tình hướng thì bên mời thầu, chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét quyết định

 

Điều 61. Hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thâu

Bên mời thầu có trách nhiệm chuẩn bị hồ so trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu để chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu và các tài liệu liên quan.

1. Báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung sau:

a) Cơ sở pháp lý của việc thực hiện lựa chọn nhà thầu;

b) Nội dung của gói thầu;

c) Quá trnìh tổ chức lựa chọn và đánh giá hồ ưo dự thầu hoặc đánh giá hồ sơ đề xuất, báo cáo của nhà thầu;

d) Kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:

-  Nhà thầu dược lựa chọn (kể cả nhà thầu phụ nếu cần thiết). Trường hợp là nhà thầu liên danh phải nêu tên tất cả các thành viên trong liên danh;

-  Giá đề nghị trúng thầu hoặc giá đề nghị thực hiện gói thầu (bao gồm thuế, dự phòng, nếu có);

-  Hình thức hợp đồng;

-  Thời gian thực hiện hợp đòng

Trương hợp không chọn được nhà thầu thì phải nêu phương án xử lý tiếp theo.

2. Tài liệu liên quan kèm theo báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm;

a)                       Bản chụp quyết đinh đầu tư, giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập, điều ước hoặc thoả thuận quốc tế (nếu co), báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt, kế hoạch đấu thầu;

b)                       Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c)                       Quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, hợp đồng với tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp;

d)                       Danh sách nhà thàu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, biên bản mở thầu;

e)                       Các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

f) Các tài liệu làm rõ, sửa đổi, bổ sung liên quan;

g)                       Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp;

h)                       Văn bản phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy đinh;

i) Biên bản thương thảo hựp đồng đối với đấu thầu dịch vụ tư vấn;

j) Ý kiến sơ bộ về kết quả lựa chọn nhà thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài (nếu có)

k)                       Các tài liệu khác có liên qua.

 

Điều 62. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

1. Nội dung thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a)                       Kiểm tra căn cứ pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà thầu: quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh donah, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập, điều ước quôc tế hoặc văn bản thoả thuận quốc tế (nếu có, kế hoạch đấu thầu được duyệt, quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, quyết định phê duyệt danh sách nhà thầu theo quy định, quyết dịnh thành lập tổ chuyên gia đáu thầu, hợp đồng với tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp và những tài liệu có liên quan khác;

b)                       Kiểm tra quy trình và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu: việc đăng tải thông tin đấu thầu, thời gian phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời điểm đóng thầu, thời điêể mở thầu, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất so với quy định;

c)                       Kiểm tra nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: biên bản đánh giá và ý kiến nhận xét dánh giá của nhà thầu tư vấn, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp (nếu có), sự tuân thủ của việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá đựoc duyệt mức độ chính xác của việc đánh giá;

d)                       Kiểm tra những nội dung còn chưa rõ trong hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

e)                       Những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, giữa tư vấn đấu thẩu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp với bên mời thầu.

2. Báo cáo thẩm định về kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung chính sau đây:

a)                       Khái quát về dự án và gói thâầ nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sơ pháp lý đối với việc triển khai thực hiện lựa chọn nhà thầu;

b)                       Tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện và đề nghị của cơ quan trình duyệt về kết quả lựa chọn nhà thầu;

c)                       Nhận xét của cơ quan, tổ chức thẩm định về mặt pháp lý, về quá trình thực hiện, về đề nghị của cơ quan trình duyệt;

d)                       Kiến nghị của cơ quan, tổ chức thẩm định về kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc hướng giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở để đề nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu.

3. Báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phải được gửi cho chủ đầu tư, bên mời thầu.

 

Điều 63. Quản lý nhà thầu nước ngoài

1. Nhà thầu nước ngoài được lựa chọn để thực hiện các gói thầu tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lâ thành viên hoặc thoả thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.

2. Khi thực hiện các hoạt động, giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam nhà thầu nước ngoai được lựa chọn phải đảm bảo các quy định sau đây:

a)           Tuân thủ các thủ tục về xuất nhập cảnh, đăng ký tạm trú, thường trú và nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá (nếu có) theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b)           Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng;

c)           Hoạt đông, giao dịch đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;

d)           Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quạn.

3. Trước khi thực hiện hợp đồng, nhà thầu nước ngoại được lựa chọn phải đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước quy định tại khoản 8 điều này để tiến hành các thủ tục về đăng ký hoạt động của mình trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định

4. Nhà thầu nước ngoài được lựa chọn được phép thực hiện các hoạt động và giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam theo hợp đồng đã ký sau khi được cấp giấy chứng nhân đăng ký hoạt động

5. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động có trách nhiệm tiếp nhận và xem xét hồ sơ đăng ký hoạt động tại Việt Nam cảu nhà thầu nước ngoài được lựa chọn. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy địh tại khoản 6 điều này, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phải cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho nhà thầu nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu nước nười được lựa chọn và nêu rõ lý do.

6. Hồ sơ đăng ký hoạt động tại Việt Nam của nhà thầu nước ngoài được lựa chọn để thực hiện gói thầu bao gồm:

a)                       Giấy đăng ký hoạt động do nhà thầu nước ngoài hoặc đại diện nhà thầu nước ngoài lập theo mẫu của bộ Kế hoạch và Đầu tư.

b)                       Bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;

c)                       Bản chụp hộ chiếu đối với nhà thầu là cá nhân, bản chụp đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ mà nhà thầu mang quốc tịch cấp đối với nhà thầu là tổ chức (kèm theo bản dịch ra tiếng Việt);

d)                       Bản cam kết liên danh hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã được kê khai trong hồ sơ dự thầu với khối lượng và giá trị dành cho nhà thầu Việt Nam (nếu có).

7. Bên mời thầu có trách nhiệm hướng dẫn các nhà thầu nước ngoài được lựa chọn thực hiện việc đăng ký hoạt động và hoàn thành các thủ tục có liên quan theo quy địh tại điều này.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phó trực thuôc trung ương nơi nhà thầu nước ngoài được lựa chọn đặt trụ sở có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho nhà thầu nước ngoài được lựa chọn. Đồng thời, thông báo bằng văn bản tời sở Kế hoạch và Đầu tư, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện gói thầu về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động này trong trường hợp gói thầu được thực hiện trên địa bàn khác.

9. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hêt hiệu lực trong các trường hợp sau:

a)                       Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;

b)                       Nhà thầu nước ngoài bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản hoặc các lý do khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước hoặc vùng lánh thổ mà nhà thầu mang quốc tịch.

10. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động được cấp miến phí cho nhà thầu nước ngoài được lựa chọn khi hoạt dộng giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

11. Trường hợp nhà thầu nước ngoài thực hiện nhiều gói thầu mà thời gian thực hiện các gói thầu do trùng nhàu thì nhà thầu phải lập một hồ sơ đăng ký hoạt động tại Việt Nam với thời hạn được tính từ khi thực hiện gói thầu đầu tiên đến thời hạn kết thúc cuối cùng và nêu rõ thời gian thực hiện của từng gói thầu.

12. Trường hợp nhà thầu nước ngoài được lựa chọn thực hiện gói thầu tiếp theo trên địa bàn đó và thời gian thực hiện gói thầu trùng toàn bộ hoặc một phần với gói thầu trước đó thì nhà thầu chỉ phải cập nhật thông tin cho cơ quan đã câấ giáy chứng nhận đăng ký hoạt động để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bổ sung.

 

Điều 64. Kiểm tra về đáu thầu.

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức kiểm tra về đấu thầu trên phạm vi cả nước. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở trung ương, địa phương, uỷ ban nhân dân các cấp kiểm tra về đấu thầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình và các dự án do mình quyết định đầu tu.

2. Kiểm tra đấu thầu được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch do người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra quyết định hoặc đột xuất (khi có vướng mắc, kiến nghị) theo quyết định của người có thẩm quyền.

3. Nội dung kiểm tra đấu thầu bao gồm:

a)                       Kiểm tra chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu, chứng chỉ liên quan đến trình độ của đội ngũ cán bộ, chuyên gia đấu thầu và các văn bản pháp lý liên quan tới qú trình lựa chọn nhà thầu.

b)                       Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch đấu thầu theo các nội dung sau đây:

-  Cơ sơ pháp lý;

-  Nội dung của kế hoạch đấu thầu, tính hợp lý của việc phân chia các gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu áp dụng cho các gói thầu;

-  Tiến độ thực hiện các gói thầu theo kế hoạch đấu thầu đã duyệt. Việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu (nếu có) và lý do điều chỉnh;

-  Việt trình duyệt và phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

c) Kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gòi thầu theo các nội dung sau dây:

- Cơ sở pháp lý, sự tuân thủ theo cơ sở pháp lý được duyệt như kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu;

- Trình tự thực hiện.

d) Phát hiện và xem xét những tồn tại trong công tác đấu thầu.

4. Sau khi kết thúc kiểm tra, phải có báo cáo kết quả kiểm tra. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục các tồn tại đã nêu trong kết luận báo cáo kết quả kiểm tra.

5. Nội dung báo cáo kiểm tra bao gôm:

a) Cơ sở pháp lý;

b) Kết quả kiểm tra;

c) Nhân xét;

d) Kiến nghị.

 

Điều 65. Giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng

Việc giám sát hoạt động của cộng đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng.

 

Chương XI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 66. Xử lý các vấn đề chuyển tiếp

1. Đối với các gói thầu đã phát hành sơ bộ mời thầu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì thực hiện theo những nội dung quy định của các Nghị định 88/1999/NĐ-CP, Nghị định 14/2000/NĐ-CP và Nghị định 66/2003/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định này.

2. Đối với các gói thầu phát hành hồ sơ mời thầu sau ngày Nghị định này có hiệu lực thì tổ chức thực hiện theo Nghị định này.

3. Việc đăng tải thông tin về đấu thầu trên bản tin “Thông tin Đấu thầu” của bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn tiếp tục được thực hiện cho đến khi tờ báo về đấu thầu được phát hành và có hướng dẫn cụ thể của bộ Kế hoạch và Đầu tư.

4. Các quy định về việc đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử về đấu thầu, đấu thầu qua mạng, yêu cầu để được cấp chứng chỉ tham gia khoá học về đấu thầu; mẫu tài liệu đấu thầu được thực hiện sau khi có hướng dẫn của bộ Kế hoạch và Đầu tư. Riêng đối với hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, trong khi chưa ban hành mẫu tài liệu đấu thầu thì vận dụng các mẫu tài liệu đã được ban hành kèm theo Thông tư 04/2000/TT-BKH, Thông tư 01/2004/TT-BKH và Quyết định 909/2005/QĐ-BKH của bộ Kế hoạch và Đầu tư.

5. Trong giai đonạ chuyển tiếp thực hiện Luật Đấu thầu, nếu có những vấn đề vướng mắc cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

 

Điều 67. Hướng dẫn thị hành.

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm hướng dẫn khoản 3 và khoản 4 Điều 66 của Nghị định này và của các nội dung cần thiết khác, đối với công tác quản lý nhà nước về đấu thầu.

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn khoản 2 Điều 1 của Luật Đấu thầu về dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

 

Điều 68. Hiệu lực thi hành.

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thì các Nghị định 88/1999/NĐ-CP, 14/2000/NĐ-CP, 66/2003/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành, trừ quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 66 của Nghị định này. Những quy định trước đây của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và của các địa phương trái với quy định của Luật Đấu thầu và của Nghị định này đều bị bãi bỏ./.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo dạng .PDF

Ngày nhập

18/04/2006

Đã xem

2732 lượt xem

Dự thảo dạng .DOC

Ngày nhập

18/04/2006

Đã xem

2732 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 2

Cơ quan soạn thảo Bộ Tài chính

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com