Theo dõi (0)

Dự thảo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đa dạng sinh học

Ngày đăng: 09:48 12-10-2011 | 5914 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

CHÍNH PHỦ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:     /2011/NĐ-CP

               Hà Nội, ngày     tháng     năm    

 

 Dự thảo số 02

NGHỊ ĐỊNH

Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đa dạng sinh học

-----------------------------------------------------

CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

    Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 07 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 08 tháng 03 năm 2007; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 04 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Vi phạm hành chính về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học bao gồm:

a) Các hành vi vi phạm quy định về bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên;

b) Các hành vi vi phạm quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật;

c) Các hành vi vi phạm quy định về bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền.

2. Các hành vi vi phạm quy định về quản lý động vật rừng, thực vật rừng được xử lý theo quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; các hành vi vi phạm về quản lý các loài động vật, thực vật thủy sinh được xử lý theo quy định của pháp luật về thủy sản; các hành vi vi phạm về quản lý giống cây trồng, giống vật nuôi được xử lý theo quy định pháp luật về giống cây trồng, giống vật nuôi.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, công dân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động tại Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

1. Thực hiện theo quy định tại Điều 3, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Điều 3 Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử phạt hành chính.

2. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng  áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm tại Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 8, 9 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

3. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì mức phạt tiền là mức tính trung bình cộng của khung tiền phạt đối với từng hành vi quy định tại Nghị định này. Trường hợp có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức phạt tiền không cao hơn mức cao nhất hoặc không thấp hơn mức thấp nhất của khung tiền phạt quy định đối với hành vi vi phạm đó.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Khai thác trái phép được hiểu là các hành vi săn, bắt, đánh bắt, bẫy bắt, hái, lượm, thu giữ nhằm lấy các sinh vật (bao gồm động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong Nghị định này được hiểu là loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ các loài thuộc Danh mục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm  được Chính phủ quy định trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng; Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES); các loài thực vật thủy sinh quý, hiếm thuộc Danh mục được Chính phủ quy định trong lĩnh vực thủy sản; các loài giống cây trồng quý, hiếm được Chính phủ quy định trong lĩnh vực giống cây trồng.

Phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn được hiểu là các hành vi tác động đến hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn theo chiều hướng xấu đi, gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên như các hành vi chặt phá cây, đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đa dạng sinh học là một năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.

2. Cá nhân vi phạm đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ hoạt động tố tụng chuyển hồ sơ để xử phạt vi phạm hành chính, thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được hồ sơ vụ vi phạm và quyết định đình chỉ hoạt động tố tụng.

3. Quá thời hạn nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì không xử phạt vi phạm hành chính, chỉ áp dụng biện pháp buộc phải khắc phục hậu quả theo quy định tại các điều khoản cụ thể của Nghị định này.

4. Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đa dạng sinh học, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 6. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phuc hậu quả

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực đa dạng sinh học phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đa dạng sinh học đến 500.000.000 đ (năm trăm triệu đồng).

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép khảo nghiệm trong thời hạn 06 tháng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3.  Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra như sau:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra như khôi phục lại diện tích cây rừng, sinh vật thủy sinh; buộc đưa người và vật nuôi ra khỏi khu bảo tồn;

b) Buộc tháo dỡ công trình, nhà ở xây dựng trái phép;

c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;

d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện có chứa loài ngoại lai xâm hại; sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;

đ) Buộc tiêu huỷ loài ngoại lai xâm hại; buộc tiêu hủy sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đa dạng sinh học

Ngày nhập

12/10/2011

Đã xem

5914 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Bộ Tài nguyên và Môi trường

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com