DỰ THẢO LUẬT TRUNG CẦU Ý DÂN (TRÌNH TẠI KỲ HỌP QUỐC HỘI THÁNG 4.2015)
Ngày đăng: 14:29 13-04-2015 | 940 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Hội Luật gia Việt Nam
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
LUẬT THUỶ LỢI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
Quốc hội ban hành Luật Thủy lợi.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định các hoạt động về thủy lợi; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động về thủy lợi; quản lý nhà nước về thủy lợi.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức quốc tế tham gia hoạt động về thủy lợi tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động về thủy lợi là điều tra cơ bản, lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phục vụ đa ngành, đa mục tiêu, gồm: Trữ nước; cấp nước; tiêu, thoát nước; phòng, chống hạn, lũ, úng, ngập lụt; phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển; ngăn mặn; cải tạo đất và các giải pháp khoa học công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
2. Công trình thuỷ lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật, trong đó có công trình và thiết bị, gồm: Hồ chứa nước; các khu chứa, trữ nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; công trình lọc và xử lý nước; các hệ thống dẫn, chuyển nước và điều tiết nước; đê; kè; bờ bao và các công trình phụ trợ phục vụ quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi.
3. Hệ thống công trình thuỷ lợi là tập hợp những công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau trong quản lý, vận hành và bảo vệ trong một lưu vực hoặc một khu vực nhất định.
4. Công trình phụ trợ phục vụ quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi là công trình phục vụ quản lý, bảo vệ bao gồm: Nhà, trạm, đường quản lý, thiết bị quan trắc, kho, bãi vật tư, cột mốc chỉ giới, biển báo.
5. Công trình đầu mối là hạng mục công trình thuỷ lợi ở vị trí khởi đầu của hệ thống dẫn, làm chức năng cấp, điều tiết, khống chế và phân phối nước; công trình nằm ở vị trí cuối của hệ thống tiêu, thoát nước; cống, trạm bơm có hai chức năng cấp nước và tiêu nước.
6. Kênh, đường ống, xi phông là công trình dẫn nước, chuyển nước phục vụ tưới, tiêu, cấp nước.
7. Công trình trên kênh là công trình làm nhiệm vụ dẫn, điều tiết nước và phục vụ các mục đích khác.
8. Công trình, hạng mục công trình thi công vượt lũ, chống lũ là công trình, hạng mục công trình thi công bảo đảm được an toàn khi xảy ra lũ với tần suất thiết kế hoặc kiểm tra.
9. Đất xây dựng công trình thủy lợi là phần đất trên đó công trình thủy lợi, công trình phụ trợ được xây dựng bao gồm cả diện tích đất do mặt nước chiếm chỗ.
10. Hành lang bảo vệ công trình thủy lợi là phần đất bao quanh đất của công trình thủy lợi để đảm bảo an toàn cho công trình thủy lợi.
11. Công trình có liên quan đến hồ chứa nước là công trình xả nước, công trình lấy nước, nhà máy điện, công trình thông thuyền, công trình cho cá đi.
12. An toàn đập là bảo đảm việc thiết kế, thi công xây dựng, vận hành, bảo dưỡng đập và các công trình có liên quan đến hồ chứa nước được an toàn đồng thời bảo đảm an toàn cho người và tài sản vùng ngập lụt hạ du đập.
13. Vùng ngập lụt hạ du đập là vùng diện tích tự nhiên nằm phía sau đập bị ngập khi hồ xả nước theo quy trình hoặc xả lũ trong tình huống khẩn cấp đối với đập.
14. Tình huống khẩn cấp đối với đập là các trường hợp mưa, lũ lớn vượt tần suất thiết kế, động đất vượt tiêu chuẩn thiết kế trên lưu vực hồ chứa, sạt lở đất nghiêm trọng vào trong hồ chứa gây nguy cơ nước tràn đỉnh đập, các sự cố hư hỏng làm đập mất an toàn hoặc khi đập bị vỡ.
15. Kiểm định an toàn đập là việc kiểm tra đánh giá tổng thể công tác thiết kế, xây dựng, bảo dưỡng, vận hành, kiểm tra đập và các yếu tố khác ảnh hưởng đến an toàn đập theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để xác định mức độ an toàn đập so với yêu cầu, từ đó quyết định các giải pháp để bảo đảm an toàn đập.
16. Chủ đập là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng đập hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý đập theo quy định của pháp luật.
17. Chủ quản lý vận hành đập là tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được chủ đập giao quản lý vận hành đập và khai thác hồ chứa.
18. Tổ chức hợp tác dùng nước là tổ chức của người hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi cùng hợp tác, làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình, phục vụ sản xuất, dân sinh.
19. Hoạt động cấp nước sạch là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: Quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành và kinh doanh.
20. Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là sản phẩm, dịch vụ do khai thác, lợi dụng công trình thủy lợi tạo ra.
21. Giá sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi là giá thành tạo ra một đơn vị sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi.
22. Khai thác tổng hợp công trình thủy lợi là việc khai thác, sử dụng tiềm năng của công trình thủy lợi để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
23. Xã hội hoá công tác thủy lợi là sự tham gia và đóng góp nguồn lực của tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước vào hoạt động về thủy lợi.
Lĩnh vực liên quan
Phiên bản 1
Thông tin tài liệu
Số lượng file 4
Cơ quan soạn thảo Hội Luật gia Việt Nam
Loại tài liệu Luật
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.