Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC (SỬA ĐỔI)

Ngày đăng: 15:43 01-11-2016 | 1965 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Chính phủ

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

QUỐC HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Luật số:       /2017/QH14


DỰ THẢO

LUẬT
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

Quốc hội ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.  Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; thiệt hại được bồi thường; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; cơ quan giải quyết bồi thường; thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; phục hồi danh dự; kinh phí bồi thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước.

Điều 2.  Đối tượng được bồi thường

Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định tại Luật này.

Điều 3.  Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người bị thiệt hại là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật này.

2. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án; hoặc cá nhân, tổ chức khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.

3. Người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết, có đơn yêu cầu bồi thường.

4. Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật.

5. Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là văn bản đã có hiệu lực pháp luật, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ; hoặc là bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được Nhà nước bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.

6. Người giải quyết bồi thường là người được cơ quan giải quyết bồi thường cử để thực hiện việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này.

7. Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình gây ra theo quy định của Luật này.

8. Hoàn trả là trách nhiệm của người thi hành công vụ gây thiệt hại phải trả lại một khoản tiền cho Nhà nước theo quy định của Luật này.

Save

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Tờ trình về dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Ngày nhập

01/11/2016

Đã xem

1965 lượt xem

Dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Ngày nhập

01/11/2016

Đã xem

1965 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 2

Cơ quan soạn thảo Chính phủ

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com