DỰ THẢO LUẬT THÚ Y
Ngày đăng: 08:52 18-04-2014 | 2613 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
LUẬT THÚ Y
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Thú y.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật trên cạn và sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; quản lý hành nghề thú y và các hoạt động khác có liên quan đến thú y.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động thú y tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Động vật bao gồm:
a) Động vật trên cạn gồm các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn.
b) Động vật thủy sản gồm các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.
2. Sơ chế, chế biến sản phẩm động vật là việc làm sạch, pha lóc, phân loại, đông lạnh, ướp muối, hun khói, làm khô, bao gói để sử dụng ngay hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc dùng cho mục đích khác.
3. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là vùng, cơ sở nuôi, sản xuất giống gia súc, gia cầm, thủy sản được xác định mà ở đó không xảy ra bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong vùng, cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.
4. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp giữa động vật và động vật, hoặc giữa động vật và người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
5. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và các tác nhân khác có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
6. Dịch bệnh động vật là một bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch.
7. Ổ dịch động vật là nơi đang có bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch.
8. Vùng có dịch là vùng có ổ dịch đã được cơ quan chuyên ngành thú y có thẩm quyền xác định.
9. Vùng bị dịch uy hiếp là khu vực bao quanh vùng có dịch hoặc khu vực tiếp giáp với vùng có dịch của nước láng giềng, được cơ quan chuyên ngành thú y có thẩm quyền xác định.
10. Vùng đệm là khu vực bao quanh vùng bị dịch uy hiếp, được cơ quan chuyên ngành thú y có thẩm quyền xác định.
11. Danh mục các bệnh phải công bố dịch bao gồm các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh trên phạm vi rộng, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
12. Kiểm dịch là việc thực hiện kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y.
13. Kiểm soát giết mổ là việc kiểm tra trước và sau khi giết mổ động vật để phát hiện, ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh, gây hại cho động vật, sức khỏe con người, môi trường.
14. Vệ sinh thú y là việc đáp ứng các yêu cầu nhằm bảo vệ động vật, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.
15. Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật bao gồm các vi sinh vật, ký sinh trùng, trứng và ấu trùng của ký sinh trùng gây bệnh cho động vật, gây hại cho sức khoẻ con người.
16. Đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y bao gồm các vi sinh vật gây ô nhiễm, độc tố vi sinh vật; các yếu tố vật lý, hóa học; các chất độc hại, chất phóng xạ; các yếu tố về môi trường ảnh hưởng sức khỏe động vật, con người, môi trường và hệ sinh thái.
17. Thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho động vật nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh, phục hồi, cải thiện chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật, bao gồm (thuốc thú y thành phẩm, nguyên liệu dùng làm thuốc thú y, vắc xin dùng trong thú y, chế phẩm sinh học dùng trong thú y, vi sinh vật dùng trong thú y, hóa chất dùng trong thú y), bao gồm:
a) Thuốc thú y thành phẩm là dạng thuốc thú y đã qua tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, kể cả đóng gói trong bao bì cuối cùng, dán nhãn, đã qua kiểm tra chất lượng cơ sở và đạt các chỉ tiêu chất lượng theo hồ sơ đăng ký;
b) Nguyên liệu dùng làm thuốc thú y là những chất tham gia vào thành phần của thuốc thú y;
c) Vắc xin dùng trong thú y là chế phẩm chứa kháng nguyên, tạo cho cơ thể động vật khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh;
d) Chế phẩm sinh học dùng trong thú y là sản phẩm có nguồn gốc sinh học dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh quá trình sinh trưởng, sinh sản của động vật, hoặc xử lý môi trường trong chăn nuôi, giết mổ động vật, nuôi trồng thủy sản;
đ) Vi sinh vật dùng trong thú y là loài vi khuẩn, vi rút, đơn bào ký sinh, nấm mốc, nấm men và một số loài vi sinh vật khác dùng để chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật; nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm, kiểm nghiệm thuốc thú y;
e) Hóa chất dùng trong thú y là sản phẩm có nguồn gốc từ hóa học dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, sát trùng, khử trùng, tiêu độc động vật và môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
18. Kiểm nghiệm thuốc thú y là việc kiểm tra, xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật của thuốc thú y.
19. Khảo nghiệm thuốc thú y là việc kiểm tra, xác định các đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của thuốc thú y trên một số động vật tại cơ sở khảo nghiệm.
20. Kiểm định thuốc thú y là việc kiểm tra, đánh giá lại chất lượng thuốc thú y đã qua kiểm nghiệm, khảo nghiệm hoặc đang lưu hành khi có tranh chấp, khiếu nại hoặc có trưng cầu giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
21. Thuốc thú y mới là thuốc chứa dược chất mới hoặc có sự kết hợp mới của các dược chất đã lưu hành tại Việt Nam.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 3
Cơ quan soạn thảo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Loại tài liệu Luật
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.