Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KẾ TOÁN

Ngày đăng: 12:48 31-03-2014 | 2462 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Tài chính

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

Dự thảo lần 3

LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KẾ TOÁN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán số 03/2003/QH11.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán.

1. Khoản 1, Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: 

“1. Giá trị ban đầu của tài sản được hạch toán theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Sau ghi nhận ban đầu, đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp đối với một số loại tài sản có giá trị thường xuyên biến động theo giá thị trường thì đơn vị kế toán được hạch toán theo giá gốc hoặc theo giá trị hợp lý theo quy định của Bộ Tài chính.”

2. Điều 14  được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm 

1. Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.

2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.

3. Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.

4. Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 40 của Luật Kế toán.

5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.

6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đe dọa, trù dập người làm kế toán trong việc thực hiện công việc kế toán.

7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể.

8. Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 và Điều 53 của Luật Kế toán.

9. Cho thuê, cho mượn, đi thuê, đi mượn chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức;

10. Các hành vi khác về kế toán mà pháp luật về kế toán nghiêm cấm.”


3. Khoản 6, Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“6. Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật Kế toán và khoản 1, khoản 2 Điều 19 của Luật Kế toán. Chứng từ điện tử phải được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 40 của Luật Kế toán hoặc được lưu trữ trên các phương tiện điện tử nhưng phải đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và tiện dụng tra cứu trong quá trình lưu trữ”.

4. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 21. Hóa đơn   

1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do người bán (đơn vị kế toán) lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.  

2. Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập và quản lý, sử dụng hoá đơn thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế và hóa đơn.”

5. Khoản 7, Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“7. Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng máy vi tính. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Điều 25, Điều 26 của Luật Kế toán và các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 27 Luật Kế toán. Sau khi khóa sổ kế toán trên máy vi tính phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm để đưa vào lưu trữ hoặc thực hiện lưu trữ sổ kế toán trên các phương tiện điện tử nhưng phải đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và tiện dụng tra cứu trong quá trình lưu trữ”.

6. Khoản 2, khoản 3, Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:

2. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:

a) Báo cáo tài chính riêng của đơn vị kế toán;

b) Báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán cấp trên;

c) Báo cáo tài chính hợp nhất do đơn vị kế toán cấp trên lập hợp nhất các báo cáo tài chính riêng của đơn vị mình với đơn vị kế toán cấp dưới do mình kiểm soát;

3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:

a) Báo cáo tài chính riêng của đơn vị kế toán;

b) Báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán cấp trên;

c) Báo cáo tài chính hợp nhất do đơn vị kế toán cấp trên lập hợp nhất các báo cáo tài chính riêng của đơn vị mình với đơn vị kế toán cấp dưới do mình kiểm soát (Áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con)”.

7. Bổ sung khoản 5, Điều 33 như sau:

“5. Trường hợp pháp luật chuyên ngành khác có quy định cụ thể về đối tượng, nội dung, hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính thì thực hiện công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”

8. Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 49. Trách nhiệm của của đơn vị kế toán 

1. Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán, hoặc quyết định thuê làm kế toán theo đúng quy định tại Luật Kế toán và quy định của Luật này. 

2. Bố trí người làm kế toán trưởng, hoặc quyết định thuê làm kế toán trưởng theo quy định của Luật Kế toán và quy định của Luật này, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm trực tiếp về hậu quả của những sai phạm do mình gây ra; chịu trách nhiệm liên đới đối với những sai phạm do người khác gây ra nhưng thuộc trách nhiệm quản lý của mình, hoặc chịu trách nhiệm liên đới đối với những sai phạm do mình thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên.”

9. Điều 55 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 55 a. Cá nhân hành nghề dịch vụ kế toán:

1. Cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền hành nghề dịch vụ kế toán.

2. Cá nhân hành nghề dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 57 của Luật Kế toán, phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán và đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 55 b. Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán

1. Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

c) Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của Bộ Tài chính. 

d) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.

2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

4. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp dịch vụ kế toán.

5. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán

a) Cán bộ, công chức, viên chức.

b) Người đang bị cấm hành nghề dịch vụ kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.

c) Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.

d) Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.

e) Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.

Điều 55 c. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

1. Các loại doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ kế toán:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

b) Công ty hợp danh;

c) Doanh nghiệp tư nhân.

2. Doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán thì không được sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi.

3. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn vào doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán tại Việt Nam.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán

Ngày nhập

31/03/2014

Đã xem

2462 lượt xem

Báo cáo Tổng kết đánh giá việc thi hành Luật Kế toán năm 2003

Ngày nhập

31/03/2014

Đã xem

2462 lượt xem

Bản thuyết minh chi tiết Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán

Ngày nhập

31/03/2014

Đã xem

2462 lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán

Ngày nhập

31/03/2014

Đã xem

2462 lượt xem

Báo cáo tóm tắt kinh nghiệm các nước về một số nội dung của Luật Kế toán

Ngày nhập

31/03/2014

Đã xem

2462 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 5

Cơ quan soạn thảo Bộ Tài chính

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com