DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG (PHẦN LIÊN QUAN ĐẾN ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG)
Ngày đăng: 11:25 15-08-2006 | 1938 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
DỰ THẢO
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
(LIÊN QUAN ĐẾN ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG)
DỰ THẢO LUẬT TRÌNH QUỐC HỘI TẠI KỲ HỌP THỨ 9 | DỰ THẢO LUẬT DỰ KIẾN TIẾP THU, SỬA ĐỔI | |
Tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo hướng tách tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích Dự thảo 1 | Tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo hướng không tách tranh chấp lao động tập thể Dự thảo 2 | |
Mục 1 QUY ĐỊNH CHUNG | ||
Điều 157 1. Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. 2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định trong pháp luật lao động; trong thoả ước lao động tập thể; trong nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trong các quy chế hợp pháp khác, mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm. 3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc xác lập các điều kiện lao độngmớicó lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, quy chế và các thoả thuận khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa hai bên. 4. Tập thể lao động là những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp. 5. Điều kiện lao động mới là việc sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể; các điều kiện về tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, định mức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các phúc lợi khác trong doanh nghiệp. | Điều 157 1. Tranh chấp lao độnglà những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. 2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp lao động về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm. 3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động về việc xác lập các điều kiện lao động mới có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuậnhợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. 4. Tập thể lao động là những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp. 5. Điều kiện lao động mớilà việc sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể, tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, định mức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, môitrường lao động, phúc lợi khác trong doanh nghiệp. | Điều 157 1. Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. 2. Tập thể lao động là những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp. |
Điều 158 Tranh chấp lao động được giải quyết theo những nguyên tắc sau đây: 1. Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp; 2. Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật; 3. Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật; 4. Có sự tham gia của đại diện công đoàn và đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp. | Điều 158 Tranh chấp lao động được giải quyết theo những nguyên tắc sau đây: 1. Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp; 2. Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật; 3. Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật; 4. Có sự tham gia của đại diện công đoàn cơ sở và đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp. | Điều 158 Tranh chấp lao động được giải quyết theo những nguyên tắc sau đây: 1. Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp; 2. Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật; 3. Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật; 4. Có sự tham gia của đại diện công đoàn cơ sở và đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp. |
Điều 159 Cơ quan nhà nước và các tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải nhằm đảm bảo lợi ích của hai bên, ổn định sản xuất, kinh doanh, trật tự và an toàn xã hội. Việc giải quyết tranh chấp lao động tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành khi một bên từ chối thương lượng hoặc hai bên đã thương lượng mà vẫn không giải quyết được và một hoặc hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động. | Điều 159 Cơ quan nhà nước và các tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải nhằm đảm bảo lợi ích của hai bên, ổn định sản xuất, kinh doanh, trật tự và an toàn xã hội. Việc giải quyết tranh chấp lao động tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành khi một bên từ chối thương lượng hoặc hai bên đã thương lượng mà vẫn không giải quyết được và một hoặc hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động. | Điều 159 Cơ quan nhà nước và các tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải nhằm đảm bảo lợi ích của hai bên, ổn định sản xuất, kinh doanh, trật tự và an toàn xã hội. Việc giải quyết tranh chấp lao động tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành khi một bên từ chối thương lượng hoặc hai bên đã thương lượng mà vẫn không giải quyết được và một hoặc hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động. |
Điều 160 1. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có quyền: a) Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp; b) Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp; c) Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp. 2. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có nghĩa vụ: a) Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động; b) Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Toà án nhân dân. | Điều 160 1. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có quyền: a) Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp; b) Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp; c) Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp. 2. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có nghĩa vụ: a) Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động; b) Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Toà án nhân dân. | Điều 160 1. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có quyền: a) Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp; b) Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp; c) Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp. 2. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có nghĩa vụ: a) Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động; b) Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Toà án nhân dân. |
Điều 161 Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu hai bên tranh chấp lao động, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu, chứng cứ; trưng cầu giám định, mời nhân chứng và người có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. | Điều 161 Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu hai bên tranh chấp lao động, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu, chứng cứ; trưng cầu giám định, mời nhân chứng và người có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. | Điều 161 Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu hai bên tranh chấp lao động, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu, chứng cứ; trưng cầu giám định, mời nhân chứng và người có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. |
Điều 162 1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở phải được thành lập trong các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời. Thành phần của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động. Số lượng thành viên của Hội đồng do hai bên thoả thuận. 2. Nhiệm kỳ của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở là hai năm. Đại diện của mỗi bên luân phiên làm Chủ tịch và Thư ký Hội đồng. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở làm việc theo nguyên tắc thoả thuận và nhất trí. 3. Người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện cần thiết cho Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. | Điều 162 1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở phải được thành lập trong các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời. Thành phần của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động. Hai bên có thể thoả thuận lựa chọn thêm thành viên khác tham gia Hội đồng. 2. Nhiệm kỳ của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở là hai năm. Đại diện của mỗi bên luân phiên làm Chủ tịch và Thư ký Hội đồng. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở làm việc theo nguyên tắc thoả thuận và nhất trí. 3. Người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. 4. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành hoà giải đối với các tranh chấp lao động ởdoanh nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 157 của Bộ luật này. | Điều 162 1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở phải được thành lập trong các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời. Thành phần của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động. Hai bên có thể thoả thuận lựa chọn thêm thành viên khác tham gia Hội đồng. 2. Nhiệm kỳ của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở là hai năm. Đại diện của mỗi bên luân phiên làm Chủ tịch và Thư ký Hội đồng. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở làm việc theo nguyên tắc thoả thuận và nhất trí. 3. Người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. 4. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành hoà giải đối với các tranh chấp lao động ởdoanh nghiệp quy định tại Điều 157 của Bộ luật này. |
Điều 163 Hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải đối với các tranh chấp lao động quy định tại Điều 157 của Bộ Luật này, tranh chấp về thực hiện hợp đồng học nghề và chi phí dạy nghề. | Điều 163 Hoà giải viên lao động do cơ quan lao động cấp huyện cử để tiến hành hoà giải đối với các tranh chấp lao động ở doanh nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 157 của Bộ Luật này, tranh chấp về thực hiện hợp đồng học nghề và chi phí dạy nghề. | Điều 163 Hoà giải viên lao động do cơ quan lao động cấp huyện cử để tiến hành hoà giải đối với các tranh chấp lao động ở doanh nghiệp quy định tại Điều 157 của Bộ Luật này, tranh chấp về thực hiện hợp đồng học nghề và chi phí dạy nghề. |
Điều 164 Trình tự hoà giải tranh chấp lao động được quy định như sau: 1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động phải tiến hành hoà giải trong thời gian ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải. Tại phiên họp hoà giải, phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ. 2. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Nếu hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành. 3. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai theo giấy triệu tập hợp lệ mà không có lý do chính đáng, thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành. Bản sao biên bản phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời gian ba ngày làm việc, kể từ ngày hoà giải không thành. | Điều 164 1. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, gồm các thành viên chuyên trách và kiêm chức là đại diện của cơ quan lao động, đại diện của công đoàn, đại diện của người sử dụng lao động, đại diện của Hội luật gia hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương. 2. Thành phần Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh được hình thành theo số lẻ, tối đa không quá bảy người. Chủ tịch và Thư ký Hội đồng là đại diện của cơ quan lao động cấp tỉnh. 3. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là ba năm. 4. Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. 5. Hội đồng trọng tài lao động quyết định phương án hoà giải theo nguyên tắc đa số, bằng cách bỏ phiếu kín. 6. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động. | Điều 164 1. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, gồm các thành viên chuyên trách và kiêm chức là đại diện của cơ quan lao động, đại diện của công đoàn, đại diện của người sử dụng lao động, đại diện của Hội luật gia hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương. 2. Thành phần Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh được hình thành theo số lẻ, tối đa không quá bảy người. Chủ tịch và Thư ký Hội đồng là đại diện của cơ quan lao động cấp tỉnh. 3. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là ba năm. 4. Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải đối với các tranh chấp lao động tập thể. 5. Hội đồng trọng tài lao động quyết định phương án hoà giải theo nguyên tắc đa số, bằng cách bỏ phiếu kín. 6. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động. |
Mục 2 THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN | ||
Điều 165 Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm: 1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động cấp huyện; 2. Toà án nhân dân. | Điều 165 Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm: 1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động cấp huyện; 2. Toà án nhân dân. | Điều 165 Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm: 1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động cấp huyện; 2. Toà án nhân dân. |
Điều 165a 1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoà giải theo quy định tại khoản 1 Điều 165 tiến hành hoà giải tranh chấp lao động cá nhân theo quy định tại Điều 164 Bộ luật này. 2. Trong trường hợp hoà giải không thành, mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết. Hồ sơ gửi Toà án nhân dân phải kèm theo biên bản hoà giải không thành. 3. Hết thời gian giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 164, nếu Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết. | Điều 165a Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoà giải theo quy định tại khoản 1 Điều 165 tiến hành hoà giải tranh chấp lao động cá nhân theo quy định sau: 1. Thời hạn hoà giải do Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động tiến hành không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải. 2. Tại phiên họp hoà giải, phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành. Trong thời hạn 15 ngày nếu hai bên không thực hiện biên bản hoà giải thành, thì được coi là hoà giải không thành. Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai theo giấy triệu tập hợp lệ mà không có lý do chính đáng, thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành. Bản sao biên bản phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày hoà giải không thành. 3. Trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời gian giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều nàymà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết. Đối với trường hợp hoà giải không thành thì hồ sơ gửi Toà án nhân dân phải kèm theo biên bản hoà giải không thành. | Điều 165a Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoà giải theo quy định tại khoản 1 Điều 165 tiến hành hoà giải tranh chấp lao động cá nhân theo quy định sau: 1. Thời hạn hoà giải do Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động tiến hànhkhông quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải. 2. Tại phiên họp hoà giải, phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành. Trong thời hạn 15 ngày nếu hai bên không thực hiện biên bản hoà giải thành, thì được coi là hoà giải không thành. Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai theo giấy triệu tập hợp lệ mà không có lý do chính đáng, thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành. Bản sao biên bản phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày hoà giải không thành. 3. Trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời gian giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều nàymà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết. Đối với trường hợp hoà giải không thành thì hồ sơ gửi Toà án nhân dân phải kèm theo biên bản hoà giải không thành. |
Điều 166 1. Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn quy định. 2. Toà án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở: a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; c) Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; d) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này; đ) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động. 3. Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. 4. Khi xét xử, nếu Toà án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái với thoả ước lao động tập thể, pháp luật lao động; thoả ước tập thể trái với pháp luật lao động thì tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước tập thể vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ. 5. Chính phủ quy định cụ thể việc giải quyết hậu quả đối với các trường hợp hợp đồng lao động, thoả ước tập thể bị tuyên bố vô hiệu quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản 3 Điều 48 và khoản 4 Điều này. | Điều 166 1. Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn quy định. 2. Toà án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở: a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; c) Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; d) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này; đ) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động. 3. Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. 4. Khi xét xử, nếu Toà án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái với thoả ước lao động tập thể, pháp luật lao động; thoả ước tập thể trái với pháp luật lao động thì tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước tập thể vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ. 5. Chính phủ quy định cụ thể việc giải quyết hậu quả đối với các trường hợp hợp đồng lao động, thoả ước tập thể bị tuyên bố vô hiệu quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản 3 Điều 48 và khoản 4 Điều này. | Điều 166 1. Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn quy định. 2. Toà án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở: a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; c) Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; d) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này; đ) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động. 3. Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. 4. Khi xét xử, nếu Toà án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái với thoả ước lao động tập thể, pháp luật lao động; thoả ước tập thể trái với pháp luật lao động thì tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước tập thể vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ. 5. Chính phủ quy định cụ thể việc giải quyết hậu quả đối với các trường hợp hợp đồng lao động, thoả ước tập thể bị tuyên bố vô hiệu quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản 3 Điều 48 và khoản 4 Điều này. |
Điều 167 Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: 1. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 166; 2. Một năm, kể từ khi có đơn yêu cầu giải quyết đối với tranh chấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 166; 3. Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bi vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 166; 4. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các loại tranh chấp khác. | Điều 167 Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: 1. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 166; 2. Một năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 166; 3. Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 166; 4. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các loại tranh chấp khác. | Điều 167 Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: 1. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 166; 2. Một năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 166; 3. Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 166; 4. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các loại tranh chấp khác. |
Mục 3 THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ | ||
Điều 168 Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, gồm: 1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động cấp huyện. 2. Toà án nhân dân. | Điều 168 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, bao gồm: 1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động cấp huyện; 2. Toà án nhân dân. | Điều 168 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể, bao gồm: 1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động cấp huyện; 2. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh; 3. Toà án nhân dân. |
Điều 168a Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranhchấp lao động tập thể về lợi ích, gồm: 1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động cấp huyện. 2. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. | Điều 169 Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, bao gồm: 1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động cấp huyện. 2. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. | |
Điều 169 1. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh gồm các thành viên chuyên trách và kiêm chức là đại diện của cơ quan lao động, đại diện của công đoàn, đại diện của người sử dụng lao động, đại diện của Hội luật gia và người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương. 2. Thành phần Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh được hình thành theo số lẻ, tối đa không được quá năm người, do đại diện cơ quan lao động cấp tỉnh làm Chủ tịch. 3. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là ba năm. 4. Hội đồng trọng tài lao động quyết định theo nguyên tắc đa số, bằng cách bỏ phiếu kín. 5. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động. | ||
“Điều 170 1. Việc lựa chọn Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể do tập thể lao động và người sử dụng lao động quyết định. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoà giải tiến hành hoà giải tranh chấp lao động tập thể theo quy định tại Điều 164 Bộ luật này. 2. Trong trường hợp hoà giải không thành, thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành, ghi ý kiến của hai bên tranh chấp và của Hội đồng hoặc của hoà giải viên lao động. Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền, mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết. Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu H%B |
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 2
Cơ quan soạn thảo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Loại tài liệu Luật
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.