DỰ THẢO LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC (SỬA ĐỔI)
Ngày đăng: 15:54 01-11-2016 | 1848 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Chính phủ
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
QUỐC HỘI
Luật Dự |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
LUẬT
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2013;
Quốc hội ban
hành Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
CHƯƠNG
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về quản lý nhà nước đối với tài sản công; chế độ quản lý, sử dụng tài sản công; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc
quản lý,
sử dụng tài sản công.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan
nhà nước.
2. Đơn vị
sự nghiệp công lập.
3. Tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
4. Doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong
Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản công là tài sản do Nhà nước đầu tư,
quản lý thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công
tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng; tài sản công phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp; tài sản được xác lập quyền sở hữu thuộc về Nhà nước; đất đai và
các loại tài nguyên khác.
Tài sản công quy định tại Luật
này không bao gồm tài sản là tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính
nhà nước, quỹ ngoại tệ.
2. Nguồn lực
tài chính từ tài sản công là tổng hợp các khả năng có thể khai thác
được từ tài sản công thông qua các hình thức theo quy định của pháp luật nhằm
tạo lập nguồn tài chính để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
3. Trụ sở làm việc là khuôn viên
đất, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản
lý của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
4. Cơ sở hoạt động sự nghiệp là khuôn viên
đất, nhà làm việc, công trình sự
nghiệp và các tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý và cung
cấp dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị
sự nghiệp công lập.
5. Tài
sản đặc biệt là tài sản chỉ sử dụng trong chiến đấu, huấn luyện sẵn
sàng chiến đấu và nghiệp vụ quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang nhân
dân.
6. Tài sản chuyên dùng là những tài sản
có cấu tạo, công năng sử dụng đặc thù được sử dụng trong một số
ngành, lĩnh vực.
7. Tài sản kết cấu
hạ tầng bao gồm các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật (gồm hệ thống giao
thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước,
thoát nước, xử lý chất thải và các công trình khác), công trình kết cấu hạ tầng
xã hội (gồm các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch
vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác) và đất xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng, đất hành lang bảo vệ công trình.
8. Thuê
mua tài sản là phương thức thuê tài sản của tổ chức, cá nhân sau một
thời gian quy định người thuê được mua và công nhận quyền sở hữu đối với tài
sản đó.
9. Bán đấu giá tài sản công là hình thức
bán tài sản công công khai, có từ hai người tham gia đấu giá, theo phương thức
trả giá lên.
10. Bán trực tiếp tài sản công là hình thức
bán tài sản công trực tiếp cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu thông qua việc
niêm yết giá hoặc chỉ định người mua tài sản.
11. Chuyển nhượng có thời hạn tài
sản công là việc chuyển giao trong một thời gian nhất định quyền đầu tư,
quyền sử dụng, quyền khai thác tài sản công cho tổ chức, cá nhân thông qua hợp
đồng chuyển nhượng để nhận khoản tiền tương ứng.
12. Sử dụng tài sản công để liên
doanh, liên kết là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng tài
sản công để hợp tác với các tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện các hoạt động
sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo nguyên tắc cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro.
13. Dự án sử dụng vốn nhà nước là các chương
trình, dự án, đề án đầu tư phát triển, nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng
vốn ngân sách nhà nước; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của
các nhà tài trợ và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân
sách nhà nước; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tại đơn vị sự nghiệp
công lập; vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do Chính
phủ bảo lãnh; giá trị quyền sử dụng đất.
14. Tài sản bị tịch thu là tài sản thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân bị
tịch thu theo bản án, quyết định của toà án hoặc quyết định của cấp có thẩm
quyền khác.
15. Hệ
thống thông tin tài sản công
là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm,
dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử
lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin về tài sản công.
16. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản
công là tập hợp các dữ liệu về tài sản công được sắp xếp, tổ chức để truy
cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện
tử.
Save
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 2
Cơ quan soạn thảo Chính phủ
Loại tài liệu Luật
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.