Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Ngày đăng: 11:08 02-11-2006 | 1856 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Chưa xác định

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

LUẬT
PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về phòng, chống bạo lực gia đình. 
 

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Luật này quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Luật này áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thành viên gia đình là những người gắn bó với nhau bởi hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau.
2. Địa chỉ tin cậy là tên, nơi ở của cá nhân hoặc trụ sở của tổ chức tình nguyện có uy tín, khả năng và kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư.
3. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình trong việc chăm sóc, tư vấn, cung cấp nơi ở tạm thời và những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Điều 3. Các hành vi bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình, bao gồm các hành vi sau đây:
1. Đánh đập, hành hạ, cưỡng ép lao động quá sức hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
2. Chửi mắng, lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín;
3. Cô lập, xua đuổi, quấy rối hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
4. Ngăn cản việc thực hiện quyền hợp pháp giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh chị em với nhau;
5. Cưỡng ép quan hệ tình dục hoặc có hành vi khác xâm phạm đến đời sống tình dục;
6. Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
7. Chiếm đoạt, huỷ hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
8. Cản trở trái phép thành viên gia đình lao động, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
9. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình; lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá Việt Nam.
2. Các hành vi bạo lực gia đình phải được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, công minhệđể theo quy định của pháp luật.
3. Nạn nhân bạo lực gia đình phải được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với đềệhoàn cảnh của ạâạựđìhọ và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.
4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 5. Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực

Người có hành vi bạo lực gia đình có các nghĩa vụ sau đây:
1. Chấm dứt ngay hành vi bạo lực;
2. Chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp  nạn nhân từ chối;
3. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng;
4. Chấp hành quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác;
b) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
c) Được đến cơ sở trợ giúp nạn nhân hoặc những nơi an toàn khác;
d) Được giữ bí mật về nơi cư trú tạm thời và những thông tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực, chính xác cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Điều 7. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công trình khoa học và công nghệ, sáng tác tác phẩm văn học, nghệ thuật, sáng kiến về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Tổ chức, hỗ trợ việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Nguồn tài chính cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình

Nguồn tài chính cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
1.      Ngân sách nhà nước;
2. Tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
3. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 9. Hợp tác quốc tế trong phòng, chống bạo lực gia đình

1. Nhà nước khuyến khích hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Tham gia các tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 10. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng thông tin, hình ảnh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, xử lý các hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi bạo lực gia đình.
 

Chương II
PHÒNG NGỪA BẠO LỰC GIA ĐÌNH 

Điều 11. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình
1. Mục đích của thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống, đạo lý tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
 a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Truyền thống đạo đức tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam;
c) Tác hại của bạo lực gia đình;
d) Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Kiến thứcỹă về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình hạnh phúc;
đ) Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện trực tiếp và các hình thức khác.
4. Nội dung giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình được lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở trung ương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cung cấp chính xác các thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 12. Giáo dục, tư vấn về gia đình ở cơ sở

1. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các hoạt động giáo dục, tư vấn về gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng để phòng ngừa bạo lực gia đình.
2. Giáo dục, tư vấn về gia đình ở cơ sở bao gồm các nội dung sau:
a) Cung cấp thông tin, kiến thức, pháp luật về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình.
3. Việc áđốượưêgiáo dục, tư vấn về gia đình phải tập trung vào các đối tượng sau đây:
a) Người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Người chuẩn bị kết hôn;
d) Người nghiện rượu, ma tuý hoặc đánh bạc.
4. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên tổ chức hoạt động giáo dục, tư vấn về gia đình ở cơ sở.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở trung ương hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục, tư vấn về gia đình ở cơ sở.

Điều 13. Hoà giải mâu thuẫn và tranh chấp
giữa các thành viên gia đình
1. Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm phát hiện, hòa giải và giải quyết sớm mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình. Nhà nước khuyến khích gia đình, dòng họ tổ chức hoà giải các mâu thuẫn và tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình.
2. Nhà nước tạo điều kiện để các tổ hòa giải ở cơ sở giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp về quyền, lợi ích giữa các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.
3. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hoà giải mâu thuẫn và tranh chấp trong gia đình cho các thành viên của mình.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên tổ chức õviệc hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình.

Điều 14. Giáo dục tại cộng đồng

1. Giáo dục tại cộng đồng được áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình chưa đến mức bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhằm ngăn ngừa nguy cơ tiếp tục xảy ra bạo lực.
Việc giáo dục tại cộng đồng đối với người có hành vi bạo lực gia đình không coi là việc xử lý vi phạm hành chính.
2. Giáo dục tại cộng đồng đối với người có hành vi bạo lực gia đình bao gồm các hình thức sau đây:
a) Kiểm điểm, phê bình tại cuộc họp của tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương;
b) Các hình thức khác theo quy định của hương ước, quy ước, phong tục, tập quán không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Tổ trưởng dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng thôn, trưởng làng, trưởng bản, trưởng ấp, trưởng phum, trưởng sóc hoặc người đứng đầu đơn vị tương đương (sau đây gọi chung là người đứng đầu cộng đồng dân cư) chủ trì phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở cơ sở tiến hành việc giáo dục tại cộng đồng.

Điều 15. Các biện pháp khác để phòng ngừa bạo lực gia đình

1.Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động can thiệp nhằm giải toả các căng thẳng về tinh thần.
2.Tạo điều kiện giúp đỡ ngườinghiện rượu, người đánh bạc trong việc chữa trị nghiện rượu, từ bỏ đánh bạc.
3. Hỗ trợ các gia đình nghèo thông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác.
4. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác định đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình và có biện pháp giúp đỡ họ; tổ chức việc chữa trị nghiện rượu theo quy trình của Bộ Y tế. 
 

Chương III
BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Mục 1
CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ, HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH  


Điều 16. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình
1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 và khoản 4 Điều 26 của Luật này.
2. Cơ quan công an, Uỷ ban Nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý.

Điều 17. Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ

1. Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng để kịp thời bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:
a) Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
b) Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
d) Cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ  biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự.
4. Việc áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này.

Điều 18. Cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là biện pháp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình nhằm buộc người đó không được tiếp cận ạầhoặc liên hệ với nạn nhân bạo lực gia đình dưới mọi hình thức.
2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã phải ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình trong thời hạn 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu và nạn nhân bạo lực gia đình là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì phải có sự đồng ý của người đó.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dânưởô cấp xã khi ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều này có quyền buộc người có hành vi bạo lực gia đình rời khỏi nơi ở chung với nạn nhân trong thời hạn cấm tiếp xúc theo yêu cầu của nạn nhân.
4. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không ra quyết định cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình huỷ bỏ quyết định đókhi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi thấy biện pháp này không còn cần thiết.
6. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị tạm giữ hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.
7. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình và việc xử lý người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc quy định tại điều này.

Điều 19. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình theo quyết định của Toà án

1. Trong quá trình thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người gây bạo lực gia đình, toà án có thẩm quyền ra quyết định cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình trong thời hạn không quá 4 tháng.
2. Toà án ra quyết định cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp người đại diện hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân;
b) Có chứng cứ cho thấy có hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; quy định tại điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Điều 20. Chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở y tế

1. Cơ sở y tế có trách nhiệm tiếp nhận, chăm sóc kịp thời nạn nhân bạo lực gia đình và cấp giấy xác nhận tình trạng thương tích khi nạn nhân bạo lực gia đình có yêu cầu.
2. Chi phí trong quá trình chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình được quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với người có bảo hiểm y tế.
3. Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở y tế để báo cho cơ quan công an.

Điều 21. Tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình

1. Nạn nhân được tư vấn về chăm sóc sức khoẻ, ứng xử trong gia đình, pháp luật và tâm lý để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình.
2. Cơ sở y tế, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở tư vấn, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, trung tâm hỗ trợ pháp lý của Nhà nước, người hoặc tổ chức được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận là địa chỉ tin cậy tại cộng đồng theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 và Điều 27 của Luật này tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện việc tư vấn phù hợp cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Điều 22. Hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu

1. Nạn nhân bạo lực gia đình được hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt cá nhân và chỗ ở tạm thời trong trường hợp cần thiết khi nạn nhân có yêu cầu.
2. Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác tại địa phương và các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình thực hiện hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình. 
   

Mục 2
CƠ SỞ TRỢ GIÚP NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Điều 23. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình
Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:
1. Cơ sở y tế của Nhà nước;
2. Cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước;
3. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; 
4. Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
5. Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, các gia đình giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.

Điều 24. Cơ sở  y tế nhà nước
 
1. Cơ sở y tế của Nhà nước thực hiện việc chăm sóc y tế theo quy định tại Điều 20 của Luật này và tư vấn về sức khỏe; tùy theo điều kiện thực tế bố trí nơi ở tạm thời không quá 3 ngày theo yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình có nhu cầu về nơi ở tạm thời lâu dài, cơ sở y tế thông báo với cơ quan, tổ chức có liên quan để bố trí nơi ở cho nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. 
 2. Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện việc trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở y tế nhà nước.

Điều 25.
Cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước
1. Cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước thực hiện việc chăm sóc, tư vấn tâm lý, cung cấp nơi ở tạm thời và hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện việc trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.

Điều 26. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân, átổ chức tôn giáo tham gia và thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; hỗ trợ một phần kinh phí để thành lập và phục vụ hoạt động của một số cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo kế hoạch, chương trình hành động về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy chế hoạt động hoặc chức năng, nhiệm vụ của mình được cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp luật, tâm lý, chăm sóc sức khỏe, cung cấp nơi ở tạm thời và các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các điều kiện về nhân lực làm công việc chuyên môn, địa điểm làm việc, trang thiết bị và các điều kiện cần thiết khác.
4. Nhân viên tư vấn phải có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm yêu cầu về chuyên môn theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực được tư vấn. Trong quá trình tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình, nhân viên tư vấn có trách nhiệm giữ bí mật những thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình trừ trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu cấu thành tội phạm, phải báo ngay cho cơ quan công an.
5. Chính phủ quy định cụ thể về việc thành lập, quyền, nghĩa vụ và việc hỗ trợ kinh phí để thành lập, hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 27.  Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng

1. Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng thực hiện việc hỗ trợ, tư vấn, hoà giải, chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình và cung cấp chỗ ở tạm thời theo khả năng của mình.
2. Uỷ ban nhân dân cấp xã công bố các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng và thực hiện các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ cần thiết đối với địa chỉ này.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cùng cấpấã trong việc tuyên truyền, vận động, xây dựng các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. 
 

Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH, TỔ CHỨC, CƠ QUAN
TRONG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 
 

Điều 28. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình
1. Giáo dục thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống lạm dụng rượu, bia; phòng chống ma tuý, đánh bạc, mê tín, dị đoan và các tệ nạn xã hội khác.
2. Thành viên gia đình có trách nhiệm can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.
3.Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của luật này.

Điều 29. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành tốt pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống lạm dụng rượu, bia; phòng, chống ma tuý, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác;
b) Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của hội viên và nhân dân, giám sát việc chấp hành pháp luật về gia đình, đưa ra những kiến nghị cần thiết đối với cơ quan nhà nước hữu quan để thực hiện những nhiệm vụ đó; ngăn ngừa hành vi bạo lực gia đình;
c) Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, ngoài việc thực hiện các quy định của khoản 1 Điều này, có trách nhiệm:
a) Tổ chức cơ sở tư vấn, hỗ trợ nạn nhân;
b) Tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân;
c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan để bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.
3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ngoài việc thực hiện các quy định của khoản 1 Điều này, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan tổ chức việc giáo dục, tư vấn về gia đình, chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.
4. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, cá nhân tham gia tổ chức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình; cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Điều 30. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
2. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở trung ương tổ chức thực hiện các quy định về về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương; chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
5. Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch phòng chống bạo lực gia đình hàng năm và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 31. Trách nhiệm của c
ơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở trung ương
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương trong việc thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc thẩm quyền.
4. Hướng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, giải thể cơ sở tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
5. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm  công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.
8. Chủ trì, hướng dẫn công tác tổng hợp, phân tích về tình hình phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình phòng chống bạo lực gia đình.

Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Y tế

1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế về tiếp nhận, xử lý bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình bạo lực gia đình tại các cơ sở y tế.
2. Hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Ban hành quy trình chữa trị nghiện rượu.

Điều 33. Trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật

Cơ quan bảo vệ pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp với cơ quan dân số, gia đình và trẻ em thực hiện công tác thống kê về bạo lực gia đình.

Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

            Bộ Giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo tích hợp kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình giáo dục đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, bậc học.
 

Chương V
XỬ LÝ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH, CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC VÀ KHIẾU NAI, TỐ CÁO
 
 

Điều 35. Xử lý người có hành vi bạo lực gia đình
1. Người có hành vi bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình ngoài việc bị xử lý hành chính theo quy định của khoản 1 điều này còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

Điều 36. Xử lý vi phạm hành chính người có hành vi bạo lực gia đình

1. Người có hành vi bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của Điều này.
2. Đối với mỗi vi phạm hành chính thì người có hành viâ bạo lực gia đình phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
3. Người có hành vi bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
b) Lao động vì lợi ích cộng đồng trong thời gian không quá 3 ngày;
c) Tham gia giáo dục bắt buộc nhằm thay đổi hành vi.
4. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 2 và 3 điều này, người có hành vi bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được giáo dục tại cộng đồng mà vẫn có hành vi bạo lực gia đình, người bị áp dụng hình phạt bổ sung quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 điều này mà không tự nguyện chấp hành thì bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
6. Người có hành vi bạo lực gia đình đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, trường hợp đối với người dưới 18 tuổi thì áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
7. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính:
a) Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b và c khoản 3 điều này.
8. Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính về bạo lực gia đình được áp dụng theo quy định cuả pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
9. Chính phủ quy định cụ thể về các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.

Điều 37. Tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi bạo lực gia đình

1.Hành vi bạo lực gia đình đối với thành viên gia đình là phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ, người cao tuổi, trẻ em, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, hoặc đối với thành viên gia đình lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác.
2. Hành vi bạo lực gia đình xảy ra trước sự có mặt của trẻ em.
3. Không chấp hành giáo dục tại cộng đồng mà không có lý do chính đáng.
4. Các tình tiết tăng nặng khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 38. Xử lý người ép buộc, xúi giục người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình

Người ép buộc, xúi giục người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền trong phòng, chống bạo lực gia đình

Người có thẩm quyền trong phòng, chống bạo lực gia đình khi được thông báo về vụ bạo lực gia đình mà không xử lý, bao che hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc xử lý thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 40. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc khiếu nại, tố cáo và và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo 
 

Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI  HÀNH 
 

Điều 41. Áp dụng Luật này đối với nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng hoặc vợ chồng đã ly hôn
Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng hoặc vợ, chồng đã ly hôn thì cũng áp dụng những quy định của Luật này như đối với thành viên gia đình trong trường hợp có hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.

Điều 42. Áp dụng Luật này đối với người nước ngoài
Những quy định của Luật này, trừ các quy định tại Điều 14, khoản 5 và 6 Điều 36, cũng áp dụng đối với người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp có hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.

Điều 43. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày... tháng ... năm 2007.

Điều 44. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo dạng .DOC

Ngày nhập

02/11/2006

Đã xem

1856 lượt xem

Tờ trình

Ngày nhập

02/11/2006

Đã xem

1856 lượt xem

Nghị định hướng dẫn

Ngày nhập

02/11/2006

Đã xem

1856 lượt xem

Báo cáo thẩm tra

Ngày nhập

02/11/2006

Đã xem

1856 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 4

Cơ quan soạn thảo Chưa xác định

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 2 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com