DỰ THẢO LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Ngày đăng: 15:21 02-03-2010 | 1828 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Tư pháp
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
Dự thảo 3 03.02.2010 |
LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT |
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục
đích ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật
Luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật được ban hành nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về ý
thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;
đồng thời, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác quản lý nhà nước
về phổ biến, giáo dục pháp luật; góp phần huy động sự tham gia của cả hệ thống
chính trị trong công tác này và thực hiện các cam kết quốc tế của Nhà nước ta
khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Điều 2. Phạm vi
điều chỉnh
Luật này quy định
về tổ chức, cá nhân thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức, cá nhân
được phổ biến, giáo dục pháp luật; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp
luật; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động phổ biến, giáo dục
pháp luật và quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 3. Đối
tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt
Điều 4. Giải
thích từ ngữ
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động do tổ chức, cá nhân thực hiện thông qua các hình thức nhất định nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho tổ chức, cá nhân được phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành hoặc thông qua, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước; Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc là một bên ký kết, tham gia; các thông tin về hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật.
3. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật là cách thức, phương thức truyền đạt những nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật để hình thành ở đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành.
Điều 5. Nguyên
tắc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
2. Chính xác, phổ thông, thiết thực và kịp thời;
3. Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển chính trị, kinh tế và xã hội trên địa bàn;
4. Xác định nhu cầu và phù hợp với lợi ích của tổ chức, cá nhân.
Điều 6. Chính
sách của nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
2. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện, tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; khuyến khích, tạo điều kiện để Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức và cá nhân tham gia, hỗ trợ, đóng góp cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự giác tìm hiểu pháp luật. Đồng thời, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân tiếp cận với pháp luật, tăng cường bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; có chính sách hỗ trợ cần thiết cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại những địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết về nhân lực, kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó ưu tiên cấp cơ sở. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Kinh phí bảo đảm hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của ngân sách các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
5. Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế về phổ
biến, giáo dục pháp luật trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù
hợp với pháp luật Việt
Điều 7. Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Chính phủ quản lý thống nhất về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể như sau:
a) Xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng chiến lược phổ biến, giáo dục pháp luật, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, ngắn hạn và hàng năm.
b) Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách, quy tắc nghề nghiệp về phổ biến, giáo dục pháp luật và đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
c) Xây dựng và tổ
chức thực hiện chương trình khung đào tạo về nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp
luật cho đội ngũ cán bộ thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.
d) Quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của các tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
đ) Quản lý, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; cấp, thu hồi thẻ báo cáo viên pháp luật, cộng tác viên pháp luật; ấn hành các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật.
e) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về phổ biến, giáo dục pháp luật.
g) Bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động và điều kiện vật chất khác cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà nước.
h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
i) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 8. Ngày Hiến pháp Việt
Nhà nước chọn ngày …hàng năm làm Ngày Hiến pháp Việt
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm việc xâm
phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, phân
biệt đối xử khi thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật;
2. Lợi dụng hoạt
động phổ biến, giáo dục pháp luật để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;
tuyên truyền chính sách thù địch; gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng
xấu đến đạo đức, truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
3. Sách nhiễu, nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khi thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; Lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm mục đích vụ lợi; Lợi dụng quyền được phổ biến, giáo dục pháp luật để cố tình đưa ra những yêu cầu không chính đáng;
4. Cung cấp thông tin, tài liệu sai lệch, không đúng sự thật nhằm kích động, xúi giục tổ chức, cá nhân có nhu cầu và được phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật; Cản trở hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; Gây rối, làm mất trật tự nơi thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật;
5. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 2
Cơ quan soạn thảo Bộ Tư pháp
Loại tài liệu Luật
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.