DỰ THẢO LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (SỬA ĐỔI)
Ngày đăng: 17:17 13-06-2012 | 3498 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Khoa học và Công nghệ
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
DỰ THẢO (ngày 26/05/2012)
LUẬT
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(sửa đổi)
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Quốc hội ban hành Luật Khoa học và công nghệ,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; doanh nghiệp khoa học và công nghệ; việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ các hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các biện pháp bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ; trách nhiệm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy;
2. Công nghệ là giải pháp, tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm;
3. Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ;
4. Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng;
5. Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm;
6. Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới;
7. Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống;
8. Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn.
9. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển khoa học và công nghệ là cơ sở vật chất - kỹ thuật của các tổ chức khoa học và công nghệ; hệ thống chuẩn đo lường; các phòng thí nghiệm trọng điểm; các khu công nghệ cao; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cơ sở ươm tạo công nghệ; cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hạ tầng thông tin, thống kê khoa học và công nghệ.
Điều 4. Mục tiêu của hoạt động khoa học và công nghệ
Mục tiêu của hoạt động khoa học và công nghệ là xây dựng nền khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường;, ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người mới Việt Nam; góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Điều 5. Nhiệm vụ của hoạt động khoa học và công nghệ
Hoạt động khoa học và công nghệ có các nhiệm vụ sau đây:
1. Vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần xây dựng nền giáo dục tiên tiến, xây dựng con người mới Việt Nam; kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu kho tàng tri thức khoa học của dân tộc và đóng góp vào kho tàng văn hóa, khoa học của thế giới;
2. Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ để làm chủ các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, các phương pháp quản lý tiên tiến; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân; dự báo kịp thời, phòng, chống, hạn chế và khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu;
3. Tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới để tạo ra, ứng dụng có hiệu quả các công nghệ mới, công nghệ cao; tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao; phát triển nền khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ thế giới, xây dựng nền kinh tế tri thức làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển nhanh và bền vững các kinh tế - xã hội ngành công nghiệp hiện đại; đẩy mạnh việc phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.
Điều 6. Nguyên tắc hoạt động khoa học và công nghệ
Trong hoạt động khoa học và công nghệ, phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Hoạt động khoa học và công nghệ phải phục vụ nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
2. Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam;
3. Kết hợp chặt chẽ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ với khoa học xã hội và nhân văn; gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với giáo dục và đào tạo, với hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường khoa học và công nghệ;
4. Tự do sáng tạo, dân chủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm;
5. Phát huy khả năng lao động sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân;
6.5. Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự do sáng tạo, dân chủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Điều 7. Trách nhiệm Chính sách của Nhà nước về đối với hoạt động khoa học và công nghệ
1. Nhà nước Bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Nhà nước xây dựng và thực hiện các chính sách và biện pháp sau đây để phát triển khoa học và công nghệ:
1. a) Bảo đảm để khoa học và công nghệ là căn cứ và là một nội dung quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.;
2. b) Đầu tư xây dựng và phát triển năng lực nội sinh, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài về khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hội nhập hợp tác quốc tế; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực khoa học và công nghệ.;
3. c) Bảo đảm sự phát triển ổn định, liên tục cho nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, nhất là một số lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh khoa học đặc thù của Việt Nam; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, chú trọng phát triển công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ có ý nghĩa quan trọng.;
4. d) Đẩy mạnh ứng dụng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển dịch vụ khoa học và công nghệ; xây dựng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ; khuyến khích hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng cường công tác thông tin, thư viện, thống kê, phổ biến tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn; tạo điều kiện thuận lợi cho các hội khoa học và công nghệ thực hiện tốt trách nhiệm của mình.;
5. Thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; hỗ trợ xác lập, thực thi, khai thác, chuyển giao, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ của mình để hoạt động khoa học và công nghệ và sản xuất kinh doanh.
6. đ) Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tăng cường nhân lực khoa học và công nghệ và chuyển giao công nghệ về cơ sở, chú trọng địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
7. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hội khoa học và công nghệ tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ.
2. Căn cứ vào đặc thù của từng lĩnh vực khoa học và công nghệ, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các quy định của Luật này đối với khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm bảo đảm phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khoa học và công nghệ
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Lợi dụng hoạt động khoa học và công nghệ để xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc;
2. Lợi dụng hoạt động khoa học và công nghệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến tài nguyên, môi trường, sức khoẻ con người; trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc;
3. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếm đoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ; tiết lộ tư liệu, kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước; lừa dối, giả mạo trong hoạt động khoa học và công nghệ;
4. Cản trở hoạt động khoa học và công nghệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 3
Cơ quan soạn thảo Bộ Khoa học và Công nghệ
Loại tài liệu Luật
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.