DỰ THẢO LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Ngày đăng: 13:33 07-01-2009 | 2046 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Y tế
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
QUỐC HỘI
Luật số: /2009/QH12
|
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc |
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoá XII, kỳ họp thứ
(Từ ngày tháng đến ngày tháng năm 200…)
LUẬT
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Quốc hội ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Luật này quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh; điều kiện đối với cơ sở và cá nhân hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; các quy định chuyên môn kỹ thuật; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại của người bệnh và áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Luật này áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng cần thiết trên cơ thể của một người để xác định triệu chứng, chẩn đoán bệnh và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
2. Chữa bệnh là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế để chăm sóc, điều trị cho người bệnh bao gồm cả phục hồi chức năng.
3. Người bệnh là người có vấn đề về sức khỏe cầncã sử dụng các dịch vụ y tế.
4. Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do Hội đồng y khoa quốc gia cấp cho cá nhân có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này.
5. Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp cho cơ sở khám bệnh chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này.
6. Người hành nghề là người đã đăng ký và có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động có cung cấp các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh, tật, các rối loạn sức khỏe khác và có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
8. Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp các dịch vụ chăm sóc, điều trị người bệnh ngoại trú, nội trú và có sự chăm sóc trực tiếp của người hành nghề.
9. Lương y là những người có hiểu biết về lý luận y dược cổ truyền, có kinh nghiệm khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp y dược học cổ truyền có dùng thuốc hay không dùng thuốc được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được gọi tắt là Sở Y tế) xét duyệt công nhận.
10. Bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền là bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại có hiệu quả điều trị với một hoặc một vài bệnh, chứng nhất định, có tiếng ở trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội Đông y cấp tỉnh thừa nhận và được Sở Y tế công nhận.
11. Chăm sóc người bệnh toàn diện là sự theo dõi, chăm sóc, điều trị của người hành nghề nhằm đáp ứng toàn diện các nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện.
12. Người bệnh không có người nhận là người đang ở trong tình trạng cấp cứu, bị tai nạn, bị bệnh tâm thần và trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện mà khi vào viện không có giấy tờ tuỳ thân, không có địa chỉ.
13. Hội chẩn là hình thức thảo luận tập thể của người hành nghề về một người bệnh có tình trạng bệnh phức tạp hoặc có khó khăn trong chẩn đoán, điều trị để thống nhất chẩn đoán và đưa ra phương pháp cứu chữa, điều trị người bệnh thích hợp, kịp thời.
14. Chất thải y tế là những chất rắn, lỏng, khí được thải ra trong quá trình điều trị, chẩn đoán, chăm sóc và sinh hoạt.
15. Sai sót chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh là hành vi sơ suất của người hành nghề gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh do vi phạm các quy định chuyên môn, kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh.
16. Tai nạn rủi ro trong khám bệnh, chữa bệnh là các rủi ro xảy ra ngoài ý muốn đối với người bệnh hoặc người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 3. Các nguyên tắc trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
1. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người bệnh, trừ trường hợp theo quy định của Luật này.
3. Việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh phải được tiến hành kịp thời theo đúng các quy định chuyên môn kỹ thuật.
4. Tôn trọng, giúp đỡ, bảo vệ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khi làm nhiệm vụ.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
1. Tăng cường đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho việc phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân.
2. Ưu đãi về thuế, đất đai, tài chính đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
3. Tăng cường xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
4. Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về khám bệnh, chữa bệnh.
5. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn người hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước từ tuyến trên xuống tuyến dưới để chuyển giao kỹ thuật và bảo đảm nhân lực khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Từ chối cấp cứu người bệnh.
2. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép hoặc không có chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
3. Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
4. Áp dụng các kỹ thuật, phương pháp chữa bệnh mới, sử dụng thuốc mới để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế.
5. Quảng cáo quá khả năng trình độ chuyên môn và phạm vi hành nghề được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc quảng cáo hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không đúng quy định của pháp luật.
6. Sử dụng các hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh hoặc lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc các kiến thức y khoa khác để tuyên truyền, quảng bá gian dối về phương pháp chữa bệnh, về thuốc chữa bệnh.
7. Không tuân thủ quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.
8. Gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong khi đang làm nhiệm vụ.
9. Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.
10. Công chức, viên chức y tế không được thành lập hoặc tham gia thành lập các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
11. Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
6. Người hành nghề là người đã đăng ký và có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động có cung cấp các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh, tật, các rối loạn sức khỏe khác và có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.8. Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp các dịch vụ chăm sóc, điều trị người bệnh ngoại trú, nội trú và có sự chăm sóc trực tiếp của người hành nghề.
9. Lương y là những người có hiểu biết về lý luận y dược cổ truyền, có kinh nghiệm khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp y dược học cổ truyền có dùng thuốc hay không dùng thuốc được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được gọi tắt là Sở Y tế) xét duyệt công nhận.
10. Bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền là bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại có hiệu quả điều trị với một hoặc một vài bệnh, chứngvµi chøng bÖnh nhất định, có tiếng ở trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội Đông y cấp tỉnh thừa nhận và được Sở Y tế công nhận.
11. Chăm sóc người bệnh toàn diện là sự theo dõi, chăm sóc, điều trị của người hành nghề nhằm đáp ứng toàn diện các nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện.
12. Người bệnh không có người nhận là người đang ở trong tình trạng cấp cứu, bị tai nạn, bị bệnh tâm thần và trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện mà khi vào viện không có giấy tờ tuỳ thân, không có địa chỉ.
13. Hội chẩn là hình thức thảo luận tập thể của người hành nghề về một người bệnh có tình trạng bệnh phức tạp hoặc có khó khăn trong chẩn đoán, điều trị để thống nhất chẩn đoán và đưa ra phương pháp cứu chữa, điều trị người bệnh thích hợp, kịp thời.
14. Chất thải y tế là những chất rắn, lỏng, khí được thải ra trong quá trình điều trị, chẩn đoán, chăm sóc và sinh hoạt.
15. Sai sót chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh là hành vi sơ suất của người hành nghề gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh do vi phạm các quy định chuyên môn, kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh.
16. Tai nạn rủi ro trong khám bệnh, chữa bệnh là các rủi ro xảy ra ngoài ý muốn đối với người bệnh hoặc người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh. Điều 3. Các nguyên tắc trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
1. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người bệnh, trừ trường hợp theo quy định của Luật này.
3. Việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh phải được tiến hành kịp thời theo đúng các quy định chuyên môn kỹ thuật.
4. Tôn trọng, giúp đỡ, bảo vệ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khi làm nhiệm vụ.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
1. Tăng cường đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho việc phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân.
2. Ưu đãi về thuế, đất đai, tài chính đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
3. Tăng cường xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
4. Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về khám bệnh, chữa bệnh.
5. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn người hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước từ tuyến trên xuống tuyến dưới để chuyển giao kỹ thuật và bảo đảm nhân lực khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Từ chối cấp cứu người bệnh.
2. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép hoặc không có chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
3. Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
4. Áp dụng các kỹ thuật, phương pháp chữa bệnh mới, sử dụng thuốc mới để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế.
5. Quảng cáo quá khả năng trình độ chuyên môn và phạm vi hành nghề được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc quảng cáo hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không đúng quy định của pháp luật.
6. Sử dụng các hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh hoặc lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc các kiến thức y khoa khác để tuyên truyền, quảng bá gian dối về phương pháp chữa bệnh, về thuốc chữa bệnh.
7. Không tuân thủ quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.
8. Gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong khi đang làm nhiệm vụ.
9. Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.
10. Công chức, viên chức y tế không được thành lập hoặc tham gia thành lập các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
11. Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 3
Cơ quan soạn thảo Bộ Y tế
Loại tài liệu Luật
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.