Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT GIÁ

Ngày đăng: 09:18 06-02-2012 | 1671 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Tài chính

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

QUỐC HỘI

Luật số: .…/2012/QH13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LUẬT GIÁ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Quốc hội ban hành Luật giá[1],

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giá; cơ chế hoạt động quản lý,  và hoạt động điều tiết giá của Nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực giá.

Điều 3. Áp dụng luật

1. Các hoạt động trong lĩnh vực giá trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật này.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

3. Trường hợp giá được quy định trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, tỷ giá hối đoái, lãi suất tiết kiệm và một số lĩnh vực đặc thù khác được áp dụng theo quy định của văn bản pháp luật trong lĩnh vực đó.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và bất động sản và tài nguyên.

2. Dịch vụ quy định tại Luật này bao gồm các nhóm ngành dịch vụ được quy định trong Biểu cam kết dịch vụ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới trừ nhóm ngành dịch vụ tài chính.

3. Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ quan trọng phục vụ sản xuất, đời sống, an ninh, quốc phòng, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính phục vụ sản xuất và lưu thông; sản phẩm đáp ứng yêu cầu cơ bản của con người và an ninh, quốc phòng.

4. Giá thị trường là giá hình thành trên thị trường do quan hệ cung cầu quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

5. Định giá là việc cơ quan nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền.

6. Niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai với khách hàng bằng các hình thức thích hợp về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ của mình.

7. Hiệp thương giá là việc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức và làm trung gian cho các bên mua và bên bán thương lượng về mức giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thỏa mãn điều kiện hiệp thương giá theo đề nghị của một trong hai bên hoặc cả hai bên mua và bán hoặc khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

8. Đăng ký giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lập và gửi biểu mẫu đăng ký giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá.

9. Kê khai giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gửi văn bản thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ của mình cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá.

10. Bình ổn giá là việc Nhà nước thông qua việc áp dụng các biện pháp thích hợp về điều hòa cung - cầu, tài chính, tiền tệ và các biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết để tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả, không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý.

11. Yếu tố hình thành giá bao gồm giá thành toàn bộ thực tế hợp lý tương ứng với chất lượng hàng hóa, dịch vụ; lợi nhuận (nếu có); các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; giá trị vô hình của thương hiệu; giá thị trường trong nước, quốc tế; chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước từng thời kỳ.

12. Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ bao gồm:

a) Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; giá mua hàng hoá, dịch vụ đối với tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại;

b) Chi phí lưu thông đưa hàng hoá, dịch vụ đến người tiêu dùng.

13. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của tài sản phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

14. Mặt bằng giá là mức trung bình của các mức giá hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế ứng với không gian, thời gian nhất định và được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng.

15. Giá biến động bất thường là giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý khi các yếu tố hình thành giá không có biến động bất thường hoặc trong các trường hợp khủng hoảng kinh tế, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch họa hoặc các trường hợp bất thường khác.

16. Báo cáo kết quả thẩm định giávăn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập, trong đó nêu rõ quá trình, việc thực hiện quy trình thẩm định giá, kết quả thẩm định giá và ý kiến chính thức của doanh nghiệp thẩm định giá về giá trị của tài sản cần thẩm định giá để khách hàng, các bên có liên quan có căn cứ sử dụng cho mục đích đã ghi trong hợp đồng thẩm định giá.

17. Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập nhằm thông báo cho khách hàng và các bên có liên quan về những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá.



[1] Trong Dự thảo luật này, những nội dung mới được bổ sung được thể hiện bằng chữ đứng, đậm

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

DỰ THẢO LUẬT GIÁ

Ngày nhập

06/02/2012

Đã xem

1671 lượt xem

Tờ trình Quốc hội Dự án Luật giá ngày 8/10/2011

Ngày nhập

06/02/2012

Đã xem

1671 lượt xem

Báo cáo Thường vụ Dự án Luật giá của UBTCNS ngày 14/12/2011

Ngày nhập

06/02/2012

Đã xem

1671 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 3

Cơ quan soạn thảo Bộ Tài chính

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com