Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Ngày đăng: 08:41 16-08-2006 | 2011 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

LUẬT ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI (Dự thảo trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tháng 8-2006 và gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội)  
DỰ THẢO TRÌNH QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN TẠI KỲ HỌP 9DỰ THẢO TIẾP THU, CHỈNH LÝ
Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnhLuật này quy định về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnhLuật này quy định về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của người lao động đilàm việc ở nước ngoài, của doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Điều 2. Đối tượng áp dụngLuật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sau đây: 1. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại Điều 5 của Luật này;2. Các doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; 3. Người bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài;4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.Điều 2. Đối tượng áp dụngLuật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sau đây: 1. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại Điều 6 của Luật này;2. Tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; 3. Người bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài;4. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. “Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài” bao gồm: a) Ký kết các hợp đồng; b) Tuyển chọn lao động; c) Dạy và học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; d) Tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đ) Người lao động thực hiện Hợp đồng lao động ở nước ngoài; e) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài; g) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với các doanh nghiệp, tổ chức, người lao động làm việc ở nước ngoài; h) Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; i) Các hoạt động khác có liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. 2.“Người lao động đi làm việc ở nước ngoài” là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, bao gồm: a) Người lao động có nghề;  b) Người lao động là chuyên gia, người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài theo các điều ước và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên;  c) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức tu nghiệp, thực tập nâng cao tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Luật này. 3. “Hợp đồng cung ứng lao động” là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức sự nghiệp của Nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. 4. "Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài" là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức sự nghiệp của Nhà nước, doanh nghiệp của Việt Nam với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.  5. "Hợp đồng lao động" là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động Việt Nam và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, sinh hoạt, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động ở nước ngoài. 6. “Giáo dục định hướng” là hoạt động nhằm giáo dục cho người lao động truyền thống, văn hoá của dân tộc, trang bịcho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài những nội dung của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Hợp đồng lao động; những vấn đề có liên quan của pháp luật Việt Nam và phong tục, tập quán, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc. 7. “Phí dịch vụ” là chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp để thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 8. “Phí môi giới đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài” là khoản tiền mà doanh nghiệp, tổ chức và/hoặc người lao động phải trả cho bên môi giới để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Phí môi giới).Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.“Người lao động đi làm việc ở nước ngoài” là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Luật này.2. “Hợp đồng cung ứng lao động” là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức sự nghiệp của Nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. 3. "Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài" là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức sự nghiệp của Nhà nước, doanh nghiệp của Việt Nam với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 4. "Hợp đồng lao động" là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động Việt Nam và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.5. “Giáo dục định hướng” là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức cần thiết về truyền thống, văn hoá của dân tộc, nội dung của hợp đồng ký giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động; những vấn đề có liên quan của pháp luật Việt Nam và phong tục, tập quán, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc. 6. “Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài” là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng ký giữa người lao động với tổ chức, doanh nghiệp.  Điều 4. Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoàiHoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:1. Ký kết các hợp đồng;2. Tuyển chọn lao động;3. Dạy và học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;4. Thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;5. Người lao động thực hiện Hợp đồng lao động ở nước ngoài;6. Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài; 7. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với tổ chức, người lao động làm việc ở nước ngoài;8. Thanh lý hợp đồng giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài;9. Các hoạt động khác có liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Điều 4. Chính sách về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân mở thị trường mới, thị trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật nước tiếp nhận lao động. 2. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa nhiều lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài; làm việc ở các thị trường có thu nhập cao. 3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Luật này. 4. Nhà nước có chính sách ưu tiên cho các đối tượng chính sách xã hội. 5. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài và của doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Điều 5. Chính sách của Nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài1. Tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Luật này. 2. Bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài và của doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.3. Hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều lao động; đào tạo cán bộ quản lý; dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động.4. Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội đi làm việc ở nước ngoài.5. Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa nhiều lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài; làm việc ở các thị trường có thu nhập cao.
Điều 5. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoàiNgười lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau:1. Theo hợp đồng với tổ chức sự nghiệp của Nhà nước, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;2. Theo hợp đồng với doanh nghiệp nhận thầu hoặc đầu tư ra nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam;3. Theo hợp đồng vớidoanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức tu nghiệp, thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài;4. Theo hợp đồng cá nhân.Điều 6. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoàiNgười lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau:1. Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;2. Hợp đồng với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.3. Hợp đồng vớidoanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài;4. Hợp đồng cá nhân.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm1. Tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái quy định của pháp luật. 2. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền trái quy định của pháp luật. 3. Ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động không được bảo đảm theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận. 4. Đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành nghề và công việc mà pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm. 5. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 6. Bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động. 7. Tự ý bỏ nơi đang làm việc theo Hợp đồng lao động. 8. Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động. 9. Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động và hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. 10. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm1. Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này. 2. Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 3. Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người quản lý của doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 4. Đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành nghề và công việc mà pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm. 5. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái pháp luật. 6. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật. 7. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này.8. Bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động. 9. Tự ý bỏ nơi đang làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động. 10. Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động. 11. Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật. 12. Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động, tổ chức và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định khu vực, ngành nghề và công việc cấm đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 
Chương IIDOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀIMục 1DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI  Điều 7. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 1.Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọilà Giấy phép). 2. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Riêng đối với hoạt động dạy nghề và ngoại ngữ cho người lao động, doanh nghiệp được liên kết với các cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện.3. Chính phủ quy định cụ thể các loại hình doanh nghiệp được hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và lộ trình hội nhập quốc tế.  Chương IIDOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀIMục 1DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI  Điều 8. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 1. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 2.Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoàiphảicó vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép). 3. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 4. Chính phủ quy định các loại hình doanh nghiệp được hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và lộ trình hội nhập quốc tế.
Điều 8. Điều kiện cấp Giấy phépDoanh nghiệp quy định tại Điều 7 của Luật này có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép: 1. Có vốn điều lệ và có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ; 2. Có bộ máy chuyên trách về giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 3. Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp phải có trình độ đại học trở lên, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và không thuộc các trường hợp sau: a) Người đã bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; b) Người giữ vị trí lãnh đạo từ Phó Giám đốc trở lên của doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy phép do vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.4. Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 của Luật này phê duyệt; 5. Chưa bị thu hồi Giấy phép do vi phạm quy định của pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phépDoanh nghiệp quy định tại Điều 8 của Luật này có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép: 1. Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;2. Có bộ máy chuyên trách về giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;3. Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoàiphải có trình độ đại học trở lên, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;4. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ. 
Điều 9. Hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép 1.           Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gồm: a) Văn bản đề nghị của doanh nghiệp; b) Văn bản đề nghị của thủ trưởng cơ quan, tổ chức ra quyết định thành lập đối với công ty nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; thủ trưởng cơ quan đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ thành lập; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính đối với doanh nghiệp khác; c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; d) Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại Điều 8của Luật này. 2. Thủ tục cấp Giấy phép:Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thư­ơng binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp; trư­ờng hợp không cấp Giấy phép, phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp. 3. Doanh nghiệp phải nộp lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của Chính phủ.Điều 10. Hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép 1.           Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gồm: a) Văn bản đề nghị của doanh nghiệp; b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; c) Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại Điều 8 và Điều 9của Luật này. 2. Thủ tục cấp Giấy phép: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với các doanh nghiệp nhà nước; người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp khác. Trư­ờng hợp không cấp Giấy phép, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp. 3. Nộp lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của Chính phủ.
Điều 10. Đổi Giấy phép1. Giấy phép được đổi khi doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không phải do bị mất, bị rách, bị cháyvà đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật này. 2. Hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép gồm: a) Văn bản đề nghị đổi Giấy phép của doanh nghiệp; b) Giấy phép đã được cấp cho doanh nghiệp; c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới; d) Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật này. 3. Thủ tục đổi Giấy phép: a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép đến Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn 30 ngày quy định tại điểm này mà doanh nghiệp không gửi hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép thì Giấy phép mặc nhiên hết hiệu lực và bị thu hồi theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này;b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét đổi Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp không đổi Giấy phép phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp. 4. Trong thời gian từ ngày được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho đến khi được đổi Giấy phép, doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 5. Trường hợp sau khi được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp không được đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải nộp lại Giấy phép đã được cấp và chấm dứt việc ký kết các Hợp đồng cung ứng lao động, tuyển chọn lao động mới kể từ ngày nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép. Chậm nhất sau 90 ngàykể từ ngày nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải chấm dứthoàn toàn hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 6. Doanh nghiệp đổi Giấy phép quy định tại Điều này phải nộp lệ phí theo quy định của Chính phủ.Điều 11. Đổi Giấy phép1. Doanh nghiệp được đổi Giấy phép khi được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh nếu đủ điều kiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này. 2. Hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép gồm: a) Văn bản đề nghị đổi Giấy phép của doanh nghiệp; b) Giấy phép đã được cấp cho doanh nghiệp; c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp lại; d) Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại Điều 8, Điều 9 của Luật này. 3. Thủ tục đổi Giấy phép: a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau thời hạn 30 ngày quy định tại điểm này mà doanh nghiệp không gửi hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép thì Giấy phép mặc nhiên hết hiệu lực và bị thu hồi theo quy định tại khoản điểm b, khoản 1 Điều 15 của Luật này; b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét đổi Giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không đổi Giấy phép phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp. 4. Trong thời gian từ ngày được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho đến khi được đổi Giấy phép, doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 5. Trường hợp sau khi được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không được đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải chấm dứt việc ký kết các Hợp đồng cung ứng lao động, tuyển chọn lao động mới kể từ ngày nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép. Chậm nhất sau 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải chấm dứt hoàn toàn các hoạt động quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 của Luật này. 6. Doanh nghiệp đổi Giấy phép theo quy định tại khoản 1 điều này phải nộp lệ phí bằng 50% mức lệ phí cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 3, Điều 10 của Luật này.
Điều 11. Cấp lại Giấy phép1. Giấy phép được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị rách, bị cháy. 2. Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp và các tài liệu chứng minh Giấy phép bị mất, bị rách, bị cháy. 3. Doanh nghiệp được cấp lại Giấy phép quy định tại Điều này phải nộp lệ phí theo quy định của Chính phủ.Điều 12. Cấp lại Giấy phép1. Doanh nghiệp được cấp lại Giấy phép khi Giấy phép bị mất, bị rách, bị cháy. 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép:a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép, trong đó nêu rõ lý do bị mất, cháy có xác nhận của cơ quan công an nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.b) Số Giấy phép và ngày, tháng, năm được cấp Giấy phép hoặc Giấy phép bị rách.3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp 4. Doanh nghiệp cấp lại Giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp lệ phí bằng 50% mức lệ phí cấp Giấy phép quy định tại khoản 3, Điều 10 của Luật này.
Điều 12. Đình chỉ có thời hạn hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài1. Doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ 01 tháng đến 12 tháng trong các trường hợp sau: a) Bị xử phạt hành chính từ hai lần trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng do vi phạm các quy định của Luật này; b) Không thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tiền ký quỹ tại Điều 18của Luật này; c) Vi phạm quy định tại một trong các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 6 của Luật này. 2. Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp không được ký kết, đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động và tuyển chọn lao động. Điều 13. Công bố Giấy phép1. Sau bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp hoặc đổi Giấy phép, Doanh nghiệp phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy phép gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp.2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp hoặc đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải đăng nội dung Giấy phép trên một trong các tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.
Điều 13. Thu hồi Giấy phép Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quyết định thu hồi Giấy phép của Doanh nghiệp trong các trường hợp sau: 1. Giải thể hoặc phá sản; 2. Ngừng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài,hoặc không làm thủ tục đổi Giấy phép theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 của Luật này; 3.Không được đổi Giấy phép theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này; 4. Không duy trì được các điều kiện quy định tại khoản 1,2,3 Điều 8 của Luật này; 5. Trong thời gian 18 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép mà không đưa được 100 lao động đi làm việc ở nước ngoài; 6. Vi phạm các quy định tại Luật này gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và tinh thần đối với người lao động.Điều 14. Đình chỉ có thời hạn hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài1. Doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tối đa 12 tháng trong các trường hợp sau: a)

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Những nội dung cần lấy ý kiến

Ngày nhập

16/08/2006

Đã xem

2011 lượt xem

Dự thảo.Doc

Ngày nhập

16/08/2006

Đã xem

2011 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 2

Cơ quan soạn thảo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com