DỰ THẢO LUẬT ĐO LƯỜNG
Ngày đăng: 23:12 18-09-2011 | 2212 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Khoa học và Công nghệ
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
QUỐC HỘI Luật số: /20.../QH... |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
LUẬT ĐO LƯỜNG
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật Đo lường.
CHƯƠNG I
Những quy định chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động đo lường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo.
2. Hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học về đo lường.
3. Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo.
4. Hệ đơn vị đo quốc tế (viết tắt theo thông lệ quốc tế là SI) là hệ thống đơn vị đo có tên gọi, ký hiệu và quy tắc thiết lập các đơn vị ước, bội cùng với quy tắc sử dụng chúng được Đại hội cân đo quốc tế (CGPM) chấp thuận.
5. Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác.
Chất chuẩn là một loại chuẩn đo lường đặc biệt có độ đồng nhất và ổn định nhất định đối với một hoặc một số thuộc tính.
6. Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.
7. Hàng đóng gói sẵn theo định lượng (sau đây viết tắt là hàng đóng gói sẵn) là hàng hóa được định lượng, đóng gói và ghi định lượng trên nhãn không có sự chứng kiến của bên mua trong quá trình định lượng.
8. Yêu cầu kỹ thuật đo lường là tập hợp các quy định về đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo hoặc lượng hàng đóng gói sẵn của nhà sản xuất, kinh doanh hoặc của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
9. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định là tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, đưa vào danh sách để tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động đo lường
1. Đo lường phải bảo đảm tính thống nhất, chính xác.
2. Hoạt động đo lường phải bảo đảm:
a) Minh bạch, khách quan, công bằng giữa các bên trong mua bán, thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
b) An toàn, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường;
c) Thuận lợi cho giao lưu thương mại trong nước và quốc tế;
d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế;
đ) Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hoạt động đo lường trên cơ sở đảm bảo các quy định của pháp luật.
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về đo lường
1. Nhà nước chú trọng đầu tư xây dựng và duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia; bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện các yêu cầu về đo lường đối với chuẩn quốc gia do Nhà nước đầu tư và quản lý; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường và những lĩnh vực đo lường cần thiết mà tổ chức, cá nhân không đầu tư.
2. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động đo lường; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường; tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức về đo lường.
3. Đẩy mạnh xã hội hóa đối với các hoạt động đo lường sau đây:
a) Đầu tư thiết lập và duy trì chuẩn đo lường;
b) Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;
c) Sản xuất chuẩn đo lường, phương tiện đo;
d) Đào tạo và tư vấn về đo lường.
4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. Ưu tiên sử dụng các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được công nhận đủ năng lực, được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phục vụ quản lý nhà nước về đo lường.
5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đo lường, tăng cường ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về kết quả đo, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
Điều 6. Những hành vi bị cấm
1. Cố ý làm sai lệch phương tiện đo, kết quả đo.
2. Định lượng hàng đóng gói sẵn vượt giới hạn cho phép hoặc công bố.
3. Cố ý cung cấp sai, giả mạo kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
4. Giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa nội dung trên dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định.
5. Lợi dụng hoạt động đo lường để gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
...
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 4
Cơ quan soạn thảo Bộ Khoa học và Công nghệ
Loại tài liệu Luật
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.