DỰ THẢO LUẬT CÔNG ĐOÀN (SỬA ĐỔI)

Ngày đăng: 13:58 24-02-2011 | 1725 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

QUỐC HỘI
Luật số: /2010/QH12
(Dự thảo)



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––––––––

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoá XII, kỳ họp thứ 8

Luật Công đoàn

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định về Công đoàn.

CHươNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Công đoàn

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, công chức, viên chức và người lao động (gọi chung là người lao động); góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; chức năng, quyền và trách nhiệm của công đoàn; trách nhiệm của nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động; những bảo đảm hoạt động của công đoàn; giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm quyền công đoàn.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

1. Luật này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động khác, tổ chức của người sử dụng lao động, người lao động (gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân).

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nước ngoài, cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, cũng áp dụng theo quy định của Luật này.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quyền công đoàn là những bảo đảm pháp lý do Nhà nước xác lập để công đoàn thực hiện chức năng của mình. Quyền công đoàn bao gồm quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động và của tổ chức công đoàn.

2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn và người lao động trong một đơn vị sử dụng lao động hoặc một số đơn vị sử dụng lao động, được Công đoàn cấp trên cơ sở quyết định thành lập theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

3. Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn và người lao động tự do, hợp pháp cùng ngành, nghề theo địa bàn, đơn vị lao động được Công đoàn cấp trên cơ sở quyết định thành lập theo quy định của Điều lệ công đoàn Việt nam.

4. Công đoàn cấp trên cơ sở là một cấp tổ chức trong hệ thống Công đoàn; có quyền thành lập, công nhận, giải thể, chỉ đạo hoạt động Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn và liên kết các Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

5. Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được cơ quan có thẩm quyền của Công đoàn tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức Công đoàn.

6. Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, được Đại hội, Hội nghị Công đoàn các cấp bầu ra hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó công đoàn trở lên.

7. Đại diện tập thể lao động ở cơ sở là Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Nghiệp đoàn, Ban chấp hành Công đoàn lâm thời hoặc Công đoàn cấp trên cơ sở.

8. Đơn vị sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có thuê mướn, tuyển dụng, sử dụng và trả công lao động.

9. Tổ chức đại diện của người sử dụng lao động là tổ chức do những người sử dụng lao động lập ra theo quy định của pháp luật để đại diện, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động.

10. Tranh chấp về quyền công đoàn là những tranh chấp phát sinh giữa người lao động, tổ chức công đoàn với cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động về việc thực hiện quyền công đoàn của người lao động và quyền công đoàn của tổ chức công đoàn.

Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

1. Người lao động Việt Nam làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đều có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật này và Điều lệ công đoàn Việt Nam.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động chưa có tổ chức công đoàn thì chậm nhất là sáu tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực và những cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp mới thành lập chưa có tổ chức Công đoàn thì chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm thành lập Công đoàn cơ sở hoặc chỉ định Ban chấp hành Công đoàn lâm thời.

3. Khi Công đoàn cơ sở được thành lập hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời được chỉ định theo quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam thì đơn vị sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để Công đoàn cơ sở hoạt động.

Điều 6. Nguyên tắc thành lập, tổ chức và hoạt động công đoàn

1. Tổ chức công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (gọi chung là Công đoàn cơ sở) được thành lập, hoạt động, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động trên cơ sở tự nguyện của người lao động và được công đoàn cấp trên cơ sở quyết định theo quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam.

2. Khi thành lập, hoạt động, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động Công đoàn cơ sở thì Công đoàn cấp trên cơ sở thông báo với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

3. Công đoàn tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, theo quy định của pháp luật và Điều lệ công đoàn Việt Nam.

4. Công đoàn cấp cơ sở trở lên có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Hệ thống tổ chức Công đoàn

Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất có các cấp sau đây:

1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

2. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố), Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

3. Công đoàn cấp trên cơ sở.

4. Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn.

Điều 8. Hợp tác quốc tế về công đoàn

1. Hợp tác quốc tế về công đoàn với các nước, tổ chức quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế.

2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền gia nhập các tổ chức công đoàn quốc tế phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của mình.

Điều 9. áp dụng Luật công đoàn, điều ước quốc tế và các Luật có liên quan

1. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công đoàn áp dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này với Luật khác về công đoàn thì áp dụng theo quy định của Luật này.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 10. Những hành vi bị nghiêm cấm

Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:

1. Cản trở, gây khó khăn cho việc tổ chức thành lập và hoạt động công đoàn.

2. Phân biệt đối xử với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

3. Sử dụng các biện pháp kinh tế và các thủ đoạn khác để can thiệp vào tổ chức và hoạt động công đoàn.

4. Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, xã hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.

...

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Bản thuyết minh

Ngày nhập

24/02/2011

Đã xem

1725 lượt xem

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)

Ngày nhập

24/02/2011

Đã xem

1725 lượt xem

Tờ trình

Ngày nhập

24/02/2011

Đã xem

1725 lượt xem

Báo cáo thẩm tra

Ngày nhập

24/02/2011

Đã xem

1725 lượt xem

Bảng tổng hợp tiếp thu ý kiên Bộ, Ngành

Ngày nhập

24/02/2011

Đã xem

1725 lượt xem

Báo cáo tổng kết đánh giá 19 năm thi hành

Ngày nhập

24/02/2011

Đã xem

1725 lượt xem

Bảng so sánh dự thảo lần 4 và Luật năm 1990

Ngày nhập

24/02/2011

Đã xem

1725 lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động

Ngày nhập

24/02/2011

Đã xem

1725 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 8

Cơ quan soạn thảo Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com