Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Ngày đăng: 14:06 31-07-2006 | 1897 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Khoa học và Công nghệ

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo


Dự thảo Sửa 28/7/2006 Dự thảo Luật CGCN (được chỉnh sửa theo ý kiến của Uỷ ban thường vụ QH, Uỷ ban thẩm tra và của ĐBQH tại kỳ họp thứ 9 ngày 09/6/2006)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

  

  Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước, từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước; các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ  trong nước, từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công nghệ là các giải pháp, quy trình, bí quyết (có gắn hoặc không gắn với công cụ, phương tiện) dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm;
2. Bí quyết là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ;
3. Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ các thành phần công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ hợp pháp sang bên nhận công nghệ, bao gồm: bí quyết; giải pháp kỹ thuật; kỹ năng, kiến thức kỹ thuật thể hiện dưới dạng: thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; quy trình kỹ thuật; thông tin dữ liệu về công nghệ; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ; phần mềm máy tính gắn với quy trình điều hành sản xuất, dịch vụ; công nghệ trong nhượng quyền thương mại;
4. Tác giả công nghệ là người hoặc nhóm người trực tiếp sáng tạo ra công nghệ;
5. Dịch vụ chuyển giao công nghệ là hoạt động phục vụ chuyển giao công nghệ bao gồm môi giới chuyển giao công nghệ; tư vấn chuyển giao công nghệ; đánh giá, định giá, giám định một phần hoặc toàn bộ các thành phần của công nghệ được chuyển giao;
6. Hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm chuyển giao công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ;
7. Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam;
8. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam;
9. Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam;
10. Môi giới chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ bên có công nghệ, bên cần công nghệ trong việc tìm kiếm đối tác, tìm kiếm công nghệ để các bên có thể đi đến đàm phán, giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ;
11. Tư­ vấn chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ các bên trong việc lựa chọn công nghệ, đàm phán, lập, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ;
12. Đánh giá công nghệ là hoạt động phân tích công nghệ để xác định trình độ công nghệ, giá trị công nghệ, hiệu quả kinh tế và tác động của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, môi trường;
13. Định giá công nghệ là hoạt động xác định giá của công nghệ được chuyển giao;
14. Giám định công nghệ là hoạt động kiểm tra, xác định các chỉ tiêu của công nghệ đã được chuyển giao so với các chỉ tiêu công nghệ được ghi trong hợp đồng chuyển giao công nghệ;
15. Xúc tiến chuyển giao công nghệ là hoạt động thúc đẩy; tạo và tìm kiếm cơ hội chuyển giao công nghệ; cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
16. Ươm tạo công nghệ là hoạt động hỗ trợ nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ có triển vọng ứng dụng thực tiễn và thương mại hoá từ ý tưởng công nghệ hoặc từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
17. Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là hoạt động được thực hiện tại các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ nhằm hỗ trợ tổ chức, cá nhân tiếp tục hoàn thiện công nghệ và về thủ tục pháp lý, huy động vốn đầu tư, tổ chức sản xuất-kinh doanh, tiếp thị, các dịch vụ cần thiết khác để thành lập doanh nghiệp công nghệ dựa trên các công nghệ mới có khả năng ứng dụng thực tiễn và thương mại hoá;
18. Vườn ươm công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp công nghệ là nơi cung cấp các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cần thiết để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ;
19. Chợ công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ là nơi tổ chức, cá nhân trưng bày, giới thiệu công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ khác về chuyển giao công nghệ.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ.
3. Có các biện pháp thích hợp thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tham gia, hoạt động chuyển giao công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; ưu tiên đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng cho hoạt động chuyển giao công nghệ đồng bộ với phát triển nguồn nhân lực công nghệ.
4. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ
1. Ban hành, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình, biện pháp, cơ chế thúc đẩy chuyển giao công nghệ.
3. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về chuyển giao công nghệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về hoạt động chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ
1. Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ theo quy định của luật này và quy định pháp luật có liên quan.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực được phân công.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Điều 7. Đối tượng chuyển giao công nghệ
1. Đối tượng chuyển giao công nghệ là toàn bộ công nghệ hoặc một, một số  thành phần công nghệ (có kèm hoặc không kèm máy móc, thiết bị) sau đây:
a) Bí quyết;
b) Giải pháp kỹ thuật;
c) Kỹ năng, kiến thức kỹ thuật về thể hiện dưới dạng: thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật;
d) Thông tin dữ liệu về công nghệ;
đ) Quy trình kỹ thuật;
e) Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
g) Phần mềm máy tính gắn với quy trình sản xuất, dịch vụ;
h) Công nghệ trong nhượng quyền thương mại.
2. Đối tượng chuyển giao công nghệ gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp mà đối tượng này có hoặc không có văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp được pháp luật cho phép chuyển giao.
Điều 8. Quyền chuyển giao công nghệ
1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu công nghệ:
a) Chủ sở hữu công nghệ;
b) Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng.
2. Đối với công nghệ không được bảo hộ tại Việt Nam hoặc đã hết thời hạn bảo hộ thì các tổ chức, cá nhân có công nghệ đó đều có quyền chuyển giao công nghệ.
Điều 9. Công nghệ được khuyến khích chuyển giao
1. Những công nghệ được khuyến khích chuyển giao:
a) Công nghệ cao; 
b) Công nghệ sạch, công nghệ thân môi trường;
c) Công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu; công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo;
d) Công nghệ tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục công nghệ được khuyến khích chuyển giao trong từng thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội.
Điều 10. Địa bàn khuyến khích chuyển giao công nghệ
1. Vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội  đặc biệt khó khăn.
2. Khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế.
Điều 11. Công nghệ chuyển giao có điều kiện
1. Những công nghệ chuyển giao có điều kiện:
a) Công nghệ chuyển giao có nguy cơ gây hại đến môi trường; gây lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên; 
b) Công nghệ chuyển giao có nguy cơ gây hại sức khoẻ con người;
c) Công nghệ chuyển giao có nguy cơ gây hại đến sự hình thành và phát triển các ngành công nghiệp cụ thể trong nước;
d) Công nghệ chuyển giao có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục công nghệ chuyển giao có điều kiện.
Điều 12. Công nghệ không được chuyển giao
1. Công nghệ không được chuyển giao từ  nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao trong nước:
a) Công nghệ không đáp ứng các yêu cầu quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường;
b) Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến văn hoá, an toàn, trật tự xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
2. Công nghệ không được chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài:
a) Công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước không cho phép chuyển giao;
b) Công nghệ đã được Việt Nam cam kết không chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục cụ thể công nghệ không được chuyển giao.
Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ
1. Lợi dụng hoạt động chuyển giao công nghệ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; huỷ hoại môi trường, tài nguyên quốc gia; gây hậu quả xấu đến sức khoẻ con người,  đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc .
2. Tiết lộ công nghệ thuộc danh mục công nghệ bí mật của nhà nước. .
3. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
4. Lừa dối, gian lận trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
5. Cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ hợp pháp.  

Chương II
Hợp đồng chuyển  giao công nghệ

 
Điều 14. Nguyên tắc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng phương thức giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật.
2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện theo nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân sự.
3. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng văn bản do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì hợp đồng phải có văn bản bằng tiếng Việt. Văn bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị pháp lý như nhau.
Điều 15. Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ có các nội dung chính sau đây:
a) Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ (ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao);
b) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên giao công nghệ và bên nhận công nghệ; họ và tên, chức vụ người đại diện của bên giao công nghệ và bên nhận công nghệ;
c) Đối tượng chuyển giao công nghệ, sản phẩm do công nghệ tạo ra;
d) Phạm vi chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với công nghệ;
đ) Hình thức chuyển giao công nghệ;
e) Quyền và  nghĩa vụ của các bên;
g) Giá, phương thức thanh toán;
h) Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
i) Chữ ký của người có thẩm quyền của các bên (họ tên, chức vụ) và dấu đóng (nếu có).
2. Ngoài các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này, các bên có thể thoả thuận đưa vào hợp đồng chuyển giao công nghệ những nội dung sau:
a) Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);
b) Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;
c) Thời hạn và trách nhiệm bảo hành công nghệ đã chuyển giao;
d) Phạt do vi phạm hợp đồng;
đ) Cam kết về trách nhiệm của các bên trong trường hợp công nghệ được chuyển giao gây hậu quả xấu đối với môi trường, xã hội, quốc phòng – an ninh;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Pháp luật áp dụng giải quyết tranh chấp;
h) Cơ quan giải quyết tranh chấp;
i) Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 16. Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ
1. Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghê do hai bên thỏa thuận, bao gồm:
a) Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
b) Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ;
c) Lĩnh vực sử dụng công nghệ;
d) Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;
đ) Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm;
e) Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm;
g) Các quyền khác.
2. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp  thì việc chuyển giao công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Điều 17. Hình thức chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ được thực hiện theo các hình thức sau đây:
1. Chuyển giao các tài liệu kỹ thuật có chứa đựng các giải pháp kỹ thuật, bí quyết, thiết kế, công thức, quy trình công nghệ;
2. Thực hiện việc đào tạo nhằm giúp cho bên nhận nắm vững và làm chủ công nghệ trong một thời hạn xác định;
3. Thực hiện hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật bằng cách bên giao cử chuyên gia giúp bên nhận đưa công nghệ vào sản xuất với chất lượng công nghệ và chất lượng sản phẩm đạt các chỉ tiêu và tiến độ xác định.
Điều 18. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận, trong trường hợp không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng.
2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ có điều kiện quy định tại Điều 11 của Luật này chỉ có hiệu lực sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền  cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của bên giao công nghệ
1. Quyền của bên giao công nghệ:
a) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;
b) Được thanh toán đầy đủ giá trị của công nghệ chuyển giao và được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng; ưu đãi theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
c) Yêu cầu bên nhận công nghệ áp dụng các biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại (nếu có) hoặc huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp bên nhận công nghệ không thực hiện đúng các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng.
2. Nghĩa vụ của bên giao công nghệ:
a) Thực hiện đúng các cam kết đã ghi trong hợp đồng;
b) Bảo đảm quyền chuyển giao công nghệ là hợp pháp và không bị quyền của bên thứ ba hạn chế, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng;
c) Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ có điều kiện từ Việt Nam ra nước ngoài theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
d) Giữ bí mật thông tin trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của đối tác đàm phán;
đ) Thông báo cho bên nhận công nghệ và áp dụng các biện pháp thích hợp khi phát hiện có khó khăn về kỹ thuật làm cho kết quả chuyển giao công nghệ không đạt yêu cầu quy định trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại (nếu có) cho bên nhận công nghệ và bên thứ ba do không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng.
e) Thực hiện các nghĩa vụ về tài chính và các vấn đề khác có liên quan;
g) Không được thoả thuận các điều khoản hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh.
Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận công nghệ
1. Quyền của bên nhận công nghệ:
a) Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng các cam kết đã ghi trong hợp đồng;
b) Được thuê các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định công nghệ đã chuyển giao;
c) Yêu cầu bên giao công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục thiếu sót, bồi thường thiệt hại xảy ra trong quá trình chuyển giao công nghệ do lỗi của bên giao công nghệ gây ra;
d) Trong trường hợp bên giao công nghệ vi phạm hợp đồng, bên nhận công nghệ có quyền khiếu nại, khởi kiện bên giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
đ) Hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Nghĩa vụ của bên nhận công nghệ:
a) Thực hiện đúng các cam kết đã ghi trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại (nếu có) cho bên nhận công nghệ hoặc bên thứ ba do vi phạm hợp đồng.
b) Giữ bí mật thông tin về công nghệ và các thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của đối tác đàm phán;
c) Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ có điều kiện từ nước ngoài vào Việt Nam theo quy định tại Điều 22 của Luật này.
Điều 21. Giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ
1. Giá thanh toán do các bên thoả thuận.
2. Việc thanh toán được thực hiện bằng một hoặc kết hợp các phương thức thanh toán sau đây:
a) Trả kỳ vụ theo tỷ lệ phần trăm giá bán tịnh hoặc bằng cách xác định một khoản tiền phải trả cho một đơn vị sản phẩm đã bán được tạo ra do áp dụng công nghệ được chuyển giao;
b) Trả kỳ vụ theo tỷ lệ phần trăm doanh thu thuần hoặc tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế;
c) Trả gọn một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hoá phù hợp với tiến độ chuyển giao công nghệ và quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Đưa giá trị công nghệ được chuyển giao thành vốn góp trong các dự án đầu tư, cổ phần của doanh nghiệp;
đ) Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận .
Điều 22. Thủ tục đề nghị chấp thuận, đăng ký đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ có điều kiện 
1. Những công nghệ chuyển giao có điều kiện quy định tại Điều 11 của Luật này phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi các bên đàm phán ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, cụ thể là:
a) Đối với công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam thì bên nhận công nghệ có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Đối với công nghệ chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài thì bên giao công nghệ có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Các bên theo quy định tại khoản 1 điều này có trách nhiệm đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ có điều kiện đã ký kết với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; hợp đồng chuyển giao công nghệ có điều kiện chỉ được tiến hành sau khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Điều 23. Hồ sơ đề nghị chấp thuận, đăng ký đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ có điều kiện
1. Hồ sơ đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận công nghệ chuyển giao có điều kiện bao gồm:
a) Đơn đề nghị;
b) Bản giải trình bằng tiếng Việt về nội dung công nghệ chuyển giao có điều kiện;
2. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ có điều kiện bao gồm:
a) Đơn đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ có điều kiện theo mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;
b) Hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài mà các bên đã ký kết.
c) Giấy chấp thuận công nghệ chuyển giao có điều kiện đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc bản sao giấy chấp thuận được xác nhận của cơ quan công chứng.
Điều 24. Thẩm quyền cho phép thực hiện chuyển giao công nghệ có điều kiện
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức việc xem xét, cấp giấy chấp thuận đối với công nghệ được dự kiến chuyển giao; tổ chức thẩm định công nghệ; cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ có điều kiện đối với công nghệ nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài.
Điều 25. Căn cứ để cấp giấy chấp thuận công nghệ chuyển giao có điều kiện
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chấp thuận công nghệ chuyển giao có điều kiện phải căn cứ vào các nội dung sau đây để xem xét, cấp giấy chấp thuận:
1. Công nghệ thuộc danh mục công nghệ chuyển giao có điều kiện;
2. Công nghệ không thuộc danh mục công nghệ không được chuyển giao;
3. Công nghệ không vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
 Điều 26. Nội dung thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ có điều kiện
Căn cứ vào nội dung Hợp đồng chuyển giao công nghệ có điều kiện đã được ký kết, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định các nội dung, chỉ tiêu, thông số kỹ thuật của công nghệ, chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của công nghệ được chuyển giao  quy định trong hợp đồng so với các quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 của Luật này để xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ có điều kiện.
Điều 27. Thời hạn cấp Giấy chấp thuận công nghệ chuyển giao có điều kiện, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ có điều kiện:
1. Đối với trường hợp xem xét, cấp giấy chấp thuận, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 của Luật này có trách nhiệm trong thời hạn 15 ngày làm việc phải xem xét, cấp Giấy chấp thuận đối với công nghệ chuyển giao có điều kiện; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho bên đề nghị.
2. Đối với trường hợp xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ có điều kiện, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 của Luật này có trách nhiệm:
a) Kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng công nghệ chuyển giao có điều kiện; 
b) Trường hợp quá thời hạn quy định tại điểm a khoản này mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không có văn bản từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng thì các bên có quyền thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Điều 28.  Đăng ký tự nguyện hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Đối với các hợp đồng chuyển giao công nghệ không thuộc diện chuyển giao công nghệ có điều kiện quy định tại Điều 11 Luật này thì các bên tham gia hợp đồng chuyển giao công nghệ có quyền đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ để làm cơ sở cho việc hưởng các ưu đãi quy định trong Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành quy định tại Khoản 1 Điều này.

Chương III
Dịch vụ chu­yển giao công nghệ
 
Điều 29. Các hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ
1. Dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm các loại hình hoạt động sau:
a) Môi giới chuyển giao công nghệ;
b) Tư vấn chuyển giao công nghệ;
c) Đánh giá công nghệ;
d) Định giá công nghệ;
đ) Giám định công nghệ;
e) Xúc tiến chuyển giao công nghệ.
2. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ phải đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
Điều 30. Hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ
Dịch vụ chuyển giao công nghệ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dịch vụ theo quy định của Bộ Luật dân sự.
Điều 31. Tổ chức, cá nhân tham gia dịch vụ chuyển giao công nghệ
1. Các tổ chức trong nước và nước ngoài được thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ quy định tại  Điều 29 của Luật này, bao gồm: 
a) Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ;
b) Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
c) Cơ sở đào tạo;
d) Hội khoa học và kỹ thuật, hội nghề nghiệp;
đ) Doanh nghiệp;
e) Các tổ chức khác.
2. Cá nhân trong nước và nước ngoài được thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 29 của Luật này.
Điều 32. Điều kiện của tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ
1. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ:
a) Có chức năng thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
b) Có nhân lực và điều kiện vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động dịch vụ.
2. Điều kiện đối với cá nhân tham gia thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có năng lực và và điều kiện vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu dịch vụ chuyển giao công nghệ.
Điều 33. Điều kiện đối với giám định viên công nghệ
1. Giám định viên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên môn phù hợp với yêu cầu và lĩnh vực công nghệ cần giám định;
b) Có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ cần giám định;
c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Căn cứ vào các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, người đứng đầu tổ chức thực hiện dịch vụ giám định công nghệ được cấp giấy chứng nhận giám định viên cho giám định viên của tổ chức mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 34. Quyền của tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ có các quyền sau:
a) Tự quyết định việc tiến hành các hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ đã đăng ký;
b) Nhận thù lao dịch vụ chuyển giao công nghệ theo thoả thuận;
c) Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để tiến hành hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ;
d) Tham gia các hiệp hội ngành nghề trong nước, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật;
đ) Được sử dụng cộng tác viên trong nước và nước ngoài để phục vụ hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ của mình;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tư vấn, đánh giá công nghệ ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này còn có quyền yêu cầu người sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hoạt động tư vấn, đánh giá công nghệ.
3. Tổ chức thực hiện dịch vụ giám định công nghệ ngoài các các quyền quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này còn được ủy quyền cho tổ chức dịch vụ giám định công nghệ khác thực hiện việc giám định theo quy định tại Điều 40 Luật này.
Điều 35. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ
1. Thực hiện hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ theo đúng nội dung đăng ký hoạt động.
2. Ký kết hợp đồng bằng văn bản để thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ.
3. Thực hiện hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ đã ký kết.
4. Chịu trách nhiệm trước bên sử dụng dịch vụ chuyển giao công nghệ và trước pháp luật về kết quả dịch vụ chuyển giao công nghệ của mình,
5. Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ chuyển giao công nghệ do lỗi của mình gây ra.
6.  Giữ bí mật các thông tin nhận được từ bên sử dụng dịch vụ chuyển giao công nghệ theo thoả thuận.
7. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Giám định công nghệ
1. Trường hợp một trong các bên ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ nhận thấy  công nghệ được chuyển giao không đạt các chỉ tiêu đã quy định trong hợp đồng hoặc không đồng ý với chứng thư giám định công nghệ thì có quyền yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu tổ chức giám định công nghệ khác thực hiện giám định công nghệ.
2. Chi phí giám định công nghệ do bên yêu cầu giám định công nghệ chịu nếu trong hợp đồng chuyển giao công nghệ không có thỏa thuận khác.
Điều 37. Chứng thư giám định công nghệ
1. Chứng thư giám định công nghệ là văn bản xác định các chỉ tiêu công nghệ thực tế được chuyển giao theo các nội dung giám định được yêu cầu.
2. Chứng thư giám định phải có chữ kỹ của người đại diện có thẩm quyền của tổ chức dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên và phải được đóng dấu của tổ chức dịch vụ giám định.
3. Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với nội dung được giám định.
4. Tổ chức dịch vụ giám định chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong chứng thư giám định.
Điều 38. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định
Chứng thư giám định công nghệ có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định công nghệ nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.
Điều 39. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định công nghệ đối với các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định công nghệ của một tổ chức dịch vụ giám định công nghệ cụ thể thì chứng thư giám định công nghệ đó có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên nếu không chứng minh được kết quả giám định công nghệ không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định công nghệ.
2. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một tổ chức dịch vụ giám định công nghệ cụ thể thì chứng thư giám định công nghệ chỉ có gía trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 38 của Luật này. Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầu giám định lại.
3. Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý như sau:
a) Trường hợp tổ chức dịch vụ giám định công nghệ cấp giấy chứng thư giám định công nghệ ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thi kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên;
b) Trường hợp tổ chức dịch vụ giám định công nghệ cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thoả thuận lựa chọn một tổ chức dịch vụ giám định công nghệ khác giám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên.
Điều 40. Uỷ quyền giám định công nghệ
1. Tổ chức dịch vụ giám định công nghệ được ủy quyền cho tổ chức dịch vụ giám định công nghệ khác thực hiện việc giám định công nghệ nếu được bên yêu cầu giám định đồng ý, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên yêu cầu giám định công nghệ.
2. Trường hợp tổ chức dịch vụ giám định công nghệ nước ngoài được thuê thực hiện giám định mà chưa được phép thực hiện dịch vụ giám định tại Việt Nam thì tổ chức đó được uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ giám định đã được phép hoạt động tại Việt Nam thực hiện dịch vụ giám định nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả giám định.
3. Việc ủy quyền dịch vụ giám định công nghệ phải được lập thành văn bản và thực hiện theo thỏa thuận giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền.
Điều 41. Giám định công nghệ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
1. Trong trường hợp công nghệ được chuyển giao có biểu hiện vi phạm sự cho phép của Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu việc giám định bắt buộc đối với công nghệ đã được chuyển giao.
2. Bên cơ quan nhà nước và bên ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ (gồm bên giao và bên nhận công nghệ) tiến hành các quy trình giám định công nghệ như quy định tại Điều 39 của Luật này.
 
 
Chương IV
Biện pháp khuyến khích, thúc đẩy
chuyển giao công nghệ
 
Điều 42. Phát triển thị trường công nghệ
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân công bố, phổ biến, trình diễn, giới thiệu công nghệ tại các hội chợ, triển lãm, chợ công nghệ đối với công nghệ do mình tạo ra hoặc công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài .
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các trung tâm giới thiệu chuyển giao công nghệ, các hình thức triển lãm công nghệ, chợ công nghệ trên mạng.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với các bộ ngành hữu quan để có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài đầu tư tổ chức các hội chợ, triển lãm, chợ công nghệ  thu hút các thành phần kinh tế khu vực trong nước, nước ngoài tham gia.
Điều 43. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước trong hoạt động chuyển giao công nghệ cho vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
1. Tổ chức, cá nhân khi thực hiện chương trình, dự án phổ biến, chuyển giao giống cây mới, giống con mới, hoặc công nghệ phục vụ nuôi, trồng, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở địa bàn được khuyến khích chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 10 của Luật này, phải báo cáo cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ tại địa phương nơi mình triển khai chương trình, dự án, chuyển giao công nghệ. Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ ở địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi và kiểm tra việc phổ biến, chuyển giao giống cây, giống con, công nghệ để thúc đẩy phát triển hoạt động chuyển giao công nghệ tại địa phương và phát hiện những giống cây, giống con hoặc công nghệ gây thiệt hại cho nông dân.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc phổ biến giống cây, giống con hoặc chuyển giao công nghệ, có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ kỹ thuật cho nông dân đối với giống cây, giống con, công nghệ nuôi trồng, chế biến, bảo quản do mình kinh doanh, chuyển giao; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do giống cây, giống con, công nghệ do mình kinh doanh, chuyển giao nhưng không bảo đảm chất lượng hoặc không hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ.
3. Hằng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ cho vùng nông thôn, vùng kinh tế-xã hội khó khăn, vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ tại địa phương mình.
Điều 44. Những lĩnh vực công nghệ ưu tiên chuyển giao cho vùng nông thôn, vùng kinh tế-xã hội khó khăn, vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
1. Công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ, cải tạo, nâng cao giá trị kinh tế của giống cây trồng, giống vật nuôi và các nguồn gen.
2. Công nghệ cho sản xuất chế biến, bảo quản, nuôi trồng trong lĩnh vực nông, lâm, hải sản với quy mô công nghiệp.
3. Công nghệ phòng ngừa khắc phục dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
4. Công nghệ trong phòng ngừa khắc phục dịch bệnh, giống cây, giống con.
4. Công nghệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; công nghệ cung cấp nước sạch và bảo vệ môi trường.
5. Công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất  sản phẩm truyền thống của các làng nghề.
Điều 45. Chương trình hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ
1. Chương trình hỗ trợ, ứng dụng, đổi mới công nghệ nhằm phục vụ:
a) Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ;
b) Phục vụ các chương trình kinh tế trọng điểm quốc gia;
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thay thế công nghệ lạc hậu; ứng dụng công nghệ tiên tiến; làm chủ công nghệ nhập;
d) Tăng cường nguồn lực về công nghệ tại các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội từng giai đoạn để xây dựng chương trình hỗ trợ, ứng dụng, đổi mới công nghệ quốc gia.
3. Các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chương trình hỗ trợ, ứng dụng, đổi mới công nghệ quốc gia, chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương để xây dựng chương trình hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực, địa bàn do Bộ, địa phương quản lý.
PA1. Điều 46. Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ quốc gia
1. Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sau đây:
a) Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành đổi mới công nghệ;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở địa bàn được khuyến khích chuyển giao công nghệ theo quy định tại Điều 10 của Luật này;
c) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện công nghệ để thương mại hóa;
d) Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư ươm tạo doanh nghiệp công nghệ.
2. Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ quốc gia hoạt động thông qua các hình thức sau đây:
a) Cho vay với điều kiện thuận lợi, ưu đãi;
b) Hỗ trợ lãi suất vay;
c) Bảo lãnh vay vốn;
d) Hỗ trợ vốn.
3. Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ quốc gia được hình thành và phát triển từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Lãi của vốn vay;
c) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân.
4. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ quốc gia.
PA2. Điều 46. Bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
1. Bổ sung chức năng hỗ trợ đổi mới công nghệ cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia với nhiệm vụ cho vay với điều kiện thuận lợi, ưu đãi; hỗ trợ lãi suất vay; bảo lãnh vay vốn; hỗ trợ vốn cho các đối tượng sau đây:
a) Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành đổi mới công nghệ;
b) Tổ chức, cá nhân tiến hành chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở địa bàn được khuyến khích chuyển giao công nghệ theo quy định tại Điều 10 của Luật này;
c) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện công nghệ để thương mại hóa;
d) Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư ươm tạo doanh nghiệp công nghệ.
2. Tăng quy mô vốn cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia từ ngân sách nhà nước để thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này:
3. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Khoản 1 và Khoản 2 của Điều này.
Điều 47. Quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chuyển giao kết quả nghiêncứu và phát triển công nghệ tạo ra bằng ngân sách nhà nước
1. Quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ có sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước mà kết quả đó được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ thì thực hiện theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
2. Quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chuyển giao đối với kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước mà kết quả đó không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định sau:
a) Nhà nước giao quyền đại diện chủ sở hữu cho các tổ chức công lập tạo ra kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ bằng ngân sách nhà nước. Đại diện chủ sở hữu được quyền sử dụng, quyền chuyển giao đối với kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
b) Đối với các tổ chức ngoài công lập thì quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chuyển giao các kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được thực hiện theo quy định tại hợp đồng nghiên cứu và phát triển công nghệ.
c) Đại diện chủ sở hữu kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ có nghĩa vụ sử dụng công nghệ để đáp ứng các yêu cầu cấp thiết phục vụ an ninh, quốc phòng, phòng bệnh, chữa bệnh hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định tại Điểm này thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ cho tổ chức khác để đáp ứng yêu cầu trên. 
d) Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được đánh giá nghiệm thu, đại diện chủ sở hữu kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ không triển khai sử dụng hoặc chuyển giao thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác để ứng dụng vào sản xuất, đời sống.
Điều 48. Thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
Các tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Nhà nước giao vốn có quyền thế chấp, cầm cố tài sản thuộc vốn nhà nước giao để vay vốn thực hiện chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
Điều 49. Phân chia thu nhập từ việc chuyển giao công nghệ
1. Thu nhập và các lợi ích từ việc chuyển giao công nghệ tạo ra mà không sử dụng ngân sách nhà nước thì do chủ sở hữu công nghệ quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ được tạo ra do sử dụng ngân sách nhà nước được phân chia như sau:
a) Tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp được cấp văn bằng bảo hộ được hưởng mức thù lao theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ;
b) Tác giả của các kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ không thuộc quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều này được hưởng tối thiểu từ 15% trở lên số tiền làm lợi trong thời hạn tối đa là 10 năm từ việc sử dụng công nghệ hoặc được hưởng tối thiểu từ 30% trở lên số tiền thanh toán cho mỗi lần chuyển giao công nghệ. Đại diện chủ sở hữu kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ và tác giả thoả thuận mức thù lao cụ thể cho tác giả.
c) Đại diện chủ sở hữu kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ sau khi trả thù lao cho tác giả theo quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 2, Điều này được sử dụng phần thu nhập còn lại để đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ, phúc lợi và khen thưởng của tổ chức đại diện chủ sở hữu.
d) Tổ chức, cá nhân môi giới cho việc chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ tạo ra bằng ngân sách nhà nước được hưởng tối đa đến 10% số tiền thanh toán cho chuyển giao công nghệ. Mức và nghĩa vụ thanh toán được thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ.
3. Thu nhập từ việc chuyển giao công nghệ tạo ra có sử dụng một phần ngân sách nhà nước được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của các bên để tạo ra công nghệ sau khi trả thù lao cho tác giả như quy định tại Khoản 2 Điều này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 50. Góp vốn bằng công nghệ trong dự án đầu tư
Tổ chức, cá nhân có quyền chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 8 Luật này được quyền góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư. Giá trị góp vốn là giá trị của công nghệ được chuyển giao trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Điều 51. Chính sách thuế để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam khi chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Điều 10 Luật này thì được miễn thuế thu nhập từ việc chuyển giao công nghệ đó.
2. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ cho các viện, trường đại học để nghiên cứu, sáng chế công nghệ mới hoặc cải tiến công nghệ dưới hình thức cho, tặng thì phần tài trợ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều 52. Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ
1. Kinh phí mà doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu triển khai ứng dụng kỹ thuật tiến bộ và đổi mới công nghệ được tính vào chi phí sản xuất, nhưng không quá 2% doanh thu.
2. Doanh nghiệp được trích đến 10% lợi nhuận trước thuế hằng năm để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; trong thời hạn tối đa đến 5 năm, doanh nghiệp phải sử dụng quỹ để đổi mới công nghệ; nếu quỹ không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp lại phần thuế của Nhà nước đã để lại cho doanh nghiệp và phần lãi phát sinh từ khoản tiền đó vào ngân sách nhà nước.
3. Doanh nghiệp tiếp nhận các công nghệ khuyến khích chuyển giao, doanh nghiệp đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn tiếp nhận công nghệ tạo thành tài sản cố định được áp dụng chế độ khấu hao nhanh đối với công nghệ đó và mức khấu hao tối đa là 2 lần mức khấu hao theo chế độ khấu hao tài sản cố định.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành các quy định tại Điều này.
Điều 53. Khuyến khích người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển giao công nghệ vào Việt Nam
Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam được hưởng các ưu đãi quy định tại Điều 40, Điều 41, Điều 42, Điều 44 của Luật Đầu tư.
Điều 54. Khuyến khích phát triển tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ, sàn giao dịch công nghệ, chợ công nghệ; thành lập cơ sở trình diễn ứng dụng, chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.
Điều 55. Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động chuyển giao công nghệ
1.  Nhà nước đặt các giải thưởng, có các hình thức khen thưởng kịp thời về tinh thần và vật chất cho tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Khoản 1 Điều này.
Điều 56. Trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài đối với hoạt động chuyển giao công nghệ
1. Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tham gia tìm kiếm thông tin công nghệ, thông tin chuyên gia công nghệ, môi giới chuyển giao công nghệ; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ và tổ chức của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện trách nhiệm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 57. Công bố, trình diễn, giới thiệu công nghệ
1. Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có trách nhiệm:
a) Định kỳ hằng năm công bố danh mục công nghệ được tạo ra có sử dụng ngân sách nhà nước, trừ các công nghệ thuộc danh mục bí mật không được công bố;
b) Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân có nhu cầu công bố công nghệ mới do tổ chức, cá nhân này tạo ra.
2. Nhà nước có biện pháp hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có công nghệ mới, sản phẩm mới được tạo ra trong nước thực hiện trình diễn, giới thiệu, tham gia chợ công nghệ ở trong nước và nước ngoài.
Điều 58. Thống kê về đổi mới, chuyển giao công nghệ
1. Doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức đào tạo đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo khác hằng năm có trách nhiệm báo cáo tình hình đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, của mình với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan quản lý khoa học của các Bộ, ngành và địa phương nội dung báo cáo, tổng hợp tình hình về thực trạng công nghệ trong phạm vi cả nước.
 
Chương V
Giải quyết tranh chấp, Khiếu nại, tố cáo
và xử lý vi phạm
Điều 59. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
1. Việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chuyển giao công nghệ được thực hiện theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Điều 60. Xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động chuyển giao công nghệ
1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động chuyển giao công nghệ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ; có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; không giải quyết kịp thời yêu cầu của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ theo quy định; không thực thi các công vụ khác do pháp luật quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 61. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ
Trường hợp phát sinh tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ tại Trọng tài, Tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định.
Điều 62. Các loại chế tài áp dụng trong hoạt động chuyển giao công nghệ
1. Các loại chế tài áp dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan về chuyển giao công nghệ bao gồm:
a. Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
b. Phạt vi phạm;
c. Bồi thường thiệt hại;
d. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
đ. Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
e. Hủy bỏ hợp đồng;
g. Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.
3. Các trường hợp được miễn trách nhiệm áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng; việc áp dụng các chế tài quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại.
 
Chương VI
Điều khoản thi hành
 
Điều 63. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoặc phê duyệt trước khi Luật này có hiệu lực vẫn tiếp tục có hiệu lực đến hết thời hạn hiệu lực hợp đồng.
2. Hồ sơ đề nghị đăng ký hoặc phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ đã nộp cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa được giải quyết thì áp dụng theo Luật này.
3. Tổ chức thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ đã được thành lập và hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này được tiếp tục hoạt động và không phải đăng ký hoạt động lại. Trường hợp các tổ chức thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ chưa đáp ứng các điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thì các tổ chức này phải tiến hành đăng ký hoạt động lại.
Điều 64. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực kể từ ngày  01 tháng 7 năm 2007.
Điều 65. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật này. 
  
  
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày...... tháng ....... năm 2006.
 
                                                                             Chủ tịch Quốc hội
 

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Du thao Luat chuyen giao cong nghe ngay 28/7/2006

Ngày nhập

31/07/2006

Đã xem

1897 lượt xem

Nội dung thảo luận Luật CGCN

Ngày nhập

31/07/2006

Đã xem

1897 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 2

Cơ quan soạn thảo Bộ Khoa học và Công nghệ

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com