Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Ngày đăng: 15:07 05-06-2009 | 1863 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Công Thương

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

QUỐC HỘI


Luật số: /2010/QH12

DỰ THẢO 4


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LUẬT

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ người tiêu dùng.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về bảo vệ người tiêu dùng, bao gồm nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng, trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân và các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng khác.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với những đối tượng sau đây:
1. Người tiêu dùng;
2. Thương nhân;
3. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng;
4. Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng;
5. Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động bảo vệ người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
6. Căn cứ vào những nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng quy định tại luật này và điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể việc bảo vệ người tiêu dùng trong mối quan hệ với các cá nhân hoạt động thương mại độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Người tiêu dùng” là các cá nhân, tổ chức mua hoặc sử dụng hợp pháp hàng hoá, dịch vụ không nhằm mục đích kinh doanh;
2. “Trách nhiệm sản phẩm” là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của thương nhân đối với sản phẩm có khuyết tật gây thiệt hại cho người tiêu dùng;
3. “Sản phẩm có khuyết tật” là động sản, bao gồm cả động sản được sử dụng trong việc xây dựng bất động sản hoặc được gắn liền với bất động sản, không đảm bảo mức độ an toàn hợp lý cho người tiêu dùng, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho người tiêu dùng;
4. “Quấy rối người tiêu dùng” là hành vi tiếp xúc với một hoặc một số người tiêu dùng nhất định trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin liên lạc để giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ, thương nhân hoặc để đề nghị giao dịch trái với ý muốn của người tiêu dùng;
5. “Khiếu nại của người tiêu dùng” là việc người tiêu dùng đề nghị thương nhân giải quyết các yêu cầu liên quan tới hàng hóa, dịch vụ do các thương nhân đó cung cấp khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm;
6. “Điều kiện thương mại chung” là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân áp dụng đối với khách hàng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;
7. “Thương lượng” là phương thức giải quyết tranh chấp trực tiếp giữa người tiêu dùng và thương nhân;
8. “Hoà giải” là phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân thông qua bên thứ ba;
9. “Trung tâm hoà giải” là tổ chức thực hiện hoà giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân theo quy định của Luật này;
10. “Hợp đồng theo mẫu” là hợp đồng gồm những điều khoản do thương nhân đơn phương soạn thảo để giao dịch với nhiều người tiêu dùng.

Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng

1. Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch tiêu dùng và khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ do thương nhân cung cấp.
2. Người tiêu dùng được cung cấp các thông tin chính xác và đầy đủ về thương nhân, nội dung của giao dịch, hàng hoá, dịch vụ và các thông tin cần thiết khác.
3. Người tiêu dùng được lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; lựa chọn thương nhân cung ứng hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; tự do cân nhắc, quyết định việc tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thoả thuận khi tham gia giao dịch với thương nhân.
4. Người tiêu dùng được phản ánh, góp ý kiến với thương nhân về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và các nội dung khác có liên quan tới giao dịch giữa người tiêu dùng và thương nhân.
5. Người tiêu dùng được đòi bồi hoàn, bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc các nội dung khác mà thương nhân đã công bố và cam kết.
6. Người tiêu dùng được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan. Mọi hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng phải được xử lý kịp thời, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
7. Người tiêu dùng được tiếp cận với chính sách, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, có quyền đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
8. Người tiêu dùng được thành lập và tham gia tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 5. Chính sách bảo vệ người tiêu dùng

1. Nhà nước khuyến khích toàn dân tiêu dùng một cách tiết kiệm, hợp lý, không tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ gây tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục, gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và cộng đồng.
2. Nhà nước thực hiện chính sách bảo vệ người tiêu dùng phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội và cam kết quốc tế.
3. Nhà nước khuyến khích thương nhân nâng cao chất lượng và an toàn của hàng hoá, dịch vụ, bảo vệ sức khoẻ, an toàn và lợi ích kinh tế của người tiêu dùng.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Nhà nước khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng và thực hiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Nhà nước khuyến khích việc phát hiện và khuyến cáo cộng đồng về hàng hóa, dịch vụ có chất lượng hoặc độ an toàn thấp, có nguy cơ gây ảnh hưởng môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng và các thương nhân có dấu hiệu không thực hiện đúng trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng.
5. Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chính sách bảo vệ người tiêu dùng của Nhà nước. Cơ quan, tổ chức không có quyền hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
6. Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng.
7. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để thực hiện các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng có hiệu lực, hiệu quả.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo 4 Luật bảo vệ người tiêu dùng

Ngày nhập

05/06/2009

Đã xem

1863 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Bộ Công Thương

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com