DỰ THẢO LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG (DỰ THẢO THÁNG 10/2014) LẤY Ý KIẾN TẠI KỲ HỌP THỨ 8 QH

Ngày đăng: 10:12 24-11-2014 | 2439 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

LUẬT

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật an toàn, vệ sinh lao động,

CHƯƠNG I

 QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động Việt Nam làm việc có hợp đồng lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.

3. Người từ đủ 15 tuổi trở lên, có việc làm nhưng không có hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là người lao động không có hợp đồng lao động).

4. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

5. Người sử dụng lao động.

6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

          Điều 3. Giải thích từ ngữ

          Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

          1. Người sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động. Nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

          2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các cơ quan, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.

          3. Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ, phương tiện, đối tượng lao động, quy trình công nghệ, môi trường lao động, sự xắp xếp trong không gian, thời gian và sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại nơi làm việc.

4. An toàn lao động là việc phòng ngừa sự cố và tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động trong quá trình lao động.

5. Vệ sinh lao động là việc phòng ngừa bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động trong quá trình lao động.

6. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố có nguy cơ gây mất an toàn, làm chấn thương hoặc chết người.

7. Yếu tố có hại là yếu tố có nguy cơ gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe người lao động.

8. Sự cố là việc ngừng làm việc hoặc làm việc không bình thường có thể dẫn đến mất an toàn, gây tai nạn lao động.

9. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

10. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

          Điều 4. Chính sách của nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

1. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.

3. Hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân.

4. Hỗ trợ hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tuyên truyền, tư vấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động không có hợp đồng lao động.

5. Huy động nguồn lực xã hội tham gia thực hiện dịch vụ huấn luyện, kiểm định, tư vấn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm nâng cao quyền và lợi ích của người lao động.

6. Có chính sách phát triển bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xây dựng cơ chế đóng – hưởng linh hoạt theo ngành, lĩnh vực nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

Điều 5. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động

1. Bảo đảm người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.

2. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động phải được thực hiện trong suốt quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại.

3. Bảo đảm sự tham vấn ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong an toàn, vệ sinh lao động

1. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không được kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.

3. Gian lận trong các hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, giám sát môi trường lao động.

4. Các hành vi phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

5. Sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp theo hướng dẫn của Chính phủ. 

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ về dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Báo cáo việc lồng ghép giới trong dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới về Dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Bảng tổng hợp và giải trình ý kiến góp ý của các tổ chức xã hội về dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Báo cáo thẩm tra dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động của Ủy ban Các vấn đề xã hội

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Báo cáo tổng kết đánh giá 20 năm thi hành pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Báo cáo tóm tắt thẩm tra dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động các thủ tục hành chính quy định tại dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động tháng 10 năm 2014

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Bảng tổng hợp và giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan địa phương về dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Báo cáo thuyết minh Dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Báo cáo so sánh nội dung dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động và các công ước, tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động Dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Báo cáo thẩm định dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động của Bộ Tư pháp

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Bản ghi nhớ kỹ thuật với Chính phủ Việt Nam Dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Bảng tổng hợp và giải trình ý kiến góp ý của các Bộ, cơ quan về dự thảo Luật an toàn, vệ sinh lao động

Ngày nhập

24/11/2014

Đã xem

2439 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 18

Cơ quan soạn thảo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com