Dự thảo Kế hoạch và Đề cương Báo cáo Tổng kết thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự
Ngày đăng: 14:23 02-06-2014 | 3046 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Tòa án nhân dân tối cao
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
KẾ HOẠCH TỔNG KẾT
THI HÀNH BỘ LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ
(Ban hành kèm
theo Quyết định số ……./QĐ-TANDTC
ngày …. tháng
….. năm 2014 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
Ngày 18-6-2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua Nghị quyết số 45/2013/QH13 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII năm 2013 và Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2014 đã bổ sung Dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) vào Chương
trình chính thức; ngày 09-7-2013 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết
số 616/NQ-UBTVQH13 về triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII năm 2013 và
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, theo đó Tòa án nhân dân tối cao
được giao là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan soạn thảo, xây
dựng và trình Quốc hội Dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi).
Để tổ chức, thực hiện
dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi), Tòa án nhân dân tối cao xây dựng Kế hoạch
tổng kết công tác thi hành Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) bao gồm các nội dung
sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI TỔNG KẾT
1.1. Mục đích tổng kết
Trên cơ sở đánh giá một cách khách quan, toàn diện các
quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (qua 10 năm thi hành đối với những quy định được ban hành
từ năm 2004 và qua 2 năm thi hành đối với những quy định được sửa đổi, bổ sung
năm 2011):
(1) Phân tích rõ kết quả
thi hành BLTTDS trong bối cảnh thực hiện các yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh
thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị; Làm rõ tác động của BLTTDS đối với công tác giải quyết
các vụ việc dân sự của Tòa án, công tác kiểm sát hoạt động giải quyết các vụ việc
dân sự của ngành kiểm sát, hoạt động của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
các đương sự,…; Những thành công và hạn chế trong
quy định và tổ chức thực hiện BLTTDS năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của BLTTDS năm 2011; làm rõ tính phù hợp, khả thi của các quy
định hiện hành; xác định những vướng mắc bất cập chính cần được điều
chỉnh;
(2) Làm rõ mối liên hệ và sự tương thích, mâu thuẫn (nếu
có) giữa BLTTDS với các luật chuyên ngành khác, các hiệp định tương trợ tư pháp
được ký kết giữa Việt Nam và các nước khác, các điều
ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên;
(3) Đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể trong sửa đổi, bổ sung BLTTDS,
đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, yêu cầu cải cách
tư pháp và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, cũng như phù hợp với
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.
1.2. Yêu cầu tổng kết
1.2.1. Việc tổng kết cần
được tổ chức thực hiện nghiêm túc, toàn diện ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi là địa phương) và các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan ở
trung ương.
1.2.2. Nội dung tổng kết
phải thiết thực, phản ánh đúng thực tế khách quan, có phân tích, đánh giá sâu sắc,
tránh làm theo kiểu thống kê, báo cáo thành tích hoặc chiếu lệ; tránh tình trạng
sử dụng Báo cáo Tổng kết của cơ quan, đơn vị, Tòa án khác, hoặc sử dụng tư liệu
tổng hợp từ các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, mạng
internet,…
1.2.3. Kết quả tổng kết phải
xây dựng thành Báo cáo theo Đề cương Báo cáo Tổng kết thi hành BLTTDS để gửi về
Tòa án nhân dân tối cao – đơn vị chủ trì soạn thảo, xây dựng Dự án Luật.
1.2.4. Việc gửi Báo cáo Tổng
kết thi hành BLTTDS phải đúng thời hạn theo yêu cầu, đề nghị của Tòa án nhân
dân tối cao.
1.3. Phạm vi tổng kết
Tổng kết toàn diện
các quy định của BLTTDS và thực tiễn thi hành BLTTDS kể từ ngày Bộ luật này
có hiệu lực thi hành (01-01-2005), sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS có hiệu
lực thi hành đến hết ngày 30-6-2014.
Đồng thời, đánh giá
về một số vấn đề chưa được BLTTDS điều chỉnh, tính cần thiết và định hướng quy
định về những vấn đề này.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 2
Cơ quan soạn thảo Tòa án nhân dân tối cao
Loại tài liệu Luật
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.