DỰ THẢO BỘ LUẬT THI HÀNH ÁN
Ngày đăng: 10:18 19-06-2006 | 2565 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Tư pháp
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoá IX, kỳ họp thứ.
(Từ ngày
…
tháng .... đến ngày
.
.. tháng
…
năm 2006)
BỘ LUẬT THI HÀNH ÁN
Để bảo đảm việc thi hành đúng pháp luật bản án, quyết định của Toà án, phán quyết của Trọng tài; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc Hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Bộ Luật này quy định về thi hành án.
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
CHƯƠNG I
NHIỆM VỤ, PHẠM VI VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT THI HÀNH ÁN
Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật thi hành án
Bộ luật thi hành án quy định nguyên tắc cơ bản; trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, hình sự; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án, cơ quan quản lý thi hành án, Cảnh sát tư pháp; xã hội hóa hoạt động thi hành án, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan và quản lý Nhà nước về thi hành án.
Bộ luật thi hành án góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, đồng thời, giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành bản án, quyết định của Toà án, phán quyết của Trọng tài có hiệu lực thi hành.
Điều 2. Phạm vi thi hành án
Bộ Luật thi hành án quy định phạm vi thi hành án bao gồm việc thi hành các bản án, quyết định sau đây:
1. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam;
2. Bản án, quyết định của Toà án Việt Nam chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay theo quy định của pháp luật.;
3. Bản án, quyết định của Toà án nước ngoài mà Toà án Việt Nam đã công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
4. Phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam; phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài mà Toà án Việt Nam đã công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
5. Cam kết hợp đồng dân sự về chuyển giao tài sản, trả tiền hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự có tài sản đã được công chứng hợp pháp theo qy định của pháp luật về công chứng mà một bên đương sự không thi hành và được thi hành theo thủ tục cưỡng chế.
6. Bản án, quyết định khác do pháp luật quy định.
Điều 3. Hiệu lực của Bộ luật thi hành án
1. Bộ luật thi hành án được áp dụng trên toàn lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với những quy định trong Bộ luật này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đương sự bao gồm người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự.
Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà theo bản án, quyết định của Toà án có quyền được hưởng lợi ích khi người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ của mình.
Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà theo bản án, quyết định của Toà án phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người được thi hành án hoặc của nhà nước.
2. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích hoặc có nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự.
3. Người bị kết án là người phải chấp hành án bao gồm người bị kết án tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn, tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, trục xuất, phạt tiền, người bị Toà án áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.
4. Phạm nhân là người đang chấp hành hình phạt tù chung thân, tù có thời hạn theo bản án của Toà án.
5. Trục xuất là hình phạt do Tòa án áp dụng đối với người nước ngoài bị kết án nhằm buộc người đó phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam trong một thời gian xác định hoặc sau một thời gian xác định theo bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam.
6. Trích xuất là việc đưa phạm nhân ra khỏi Trại giam, kể cả giao chứng cứ, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền nhằm phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
7. Danh chỉ bản là bản xác định các đặc điểm nhận dạng người bị kết án.
8. Thi hành án hình sự bao gồm việc thi hành án tử hình, án phạt tù, các án hình sự khác ngoài phạt tù và các biện pháp tư pháp.
9. Thi hành án phạt tù bao gồm việc thi hành án phạt tù chung thân và án phạt tù có thời hạn.
10. Thi hành các án hình sự khác ngoài phạt tù bao gồm việc thi hành án cải tạo không giam giữ, tù cho hưởng án treo, trục xuất, quản chế, cấm cư trú, án phạt tiền, tịch thu tài sản, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
11. Thi hành các biện pháp tư pháp bao gồm việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh; giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng.
CHƯƠNG II
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Điều 5. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Mọi hoạt động thi hành án của cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền trong thi hành án; cá nhân, tổ chức phải thi hành án; được thi hành án và những người có liên quan đến thi hành án phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật này.
Điều 6. Bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định
Bản án, quyết định của Toà án, của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Bộ luật này có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án và phán quyết của Trọng tài.
Điều 7. Bảo đảm tính nhân đạo, bảo vệ quyền lợi ích của các bên
Trong quá trình thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, người phải thi hành án, người bị kết án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan; nhân phẩm và danh dự của cá nhân phải được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Điều 8. Bảo đảm sự kết hợp giữa tự nguyện thi hành án và cưỡng chế thi hành án
Nhà nước khuyến khích người phải thi hành án, người bị kết án tự nguyện chấp hành án; trong trường hợp không tự nguyện chấp hành án thì phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Điều 9. Bảo đảm sự độc lập của cơ quan thi hành án và người có thẩm quyền thi hành án
Trong quá trình thi hành án, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền thi hành án có quyền độc lập thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao; nghiêm chỉnh thực hiện quy định pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.
Mọi hành vi cản trở hoạt động theo đúng pháp luật của cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền thi hành án đều bị coi là vi phạm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Bảo đảm sự phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội và mọi công dân
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu của cơ quan thi hành án và người có thẩm quyền thi hành án.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan trong thi hành án ở địa phương.
3. Toà án nhân dân có trách nhiệm bảo đảm tính khả thi của bản án, quyết định; kịp thời chuyển giao bản án, quyết định của Toà án cho cơ quan thi hành án; giải thích bản án, quyết định khi có yêu cầu của cơ quan thi hành án trong thời hạn quy định; kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật này.
4. Cảnh sát tư pháp có trách nhiệm tham gia giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn trong các vụ việc cưỡng chế thi hành án dân sự; dẫn giải đương sự, bị can, bị cáo, phạm nhân; truy bắt người bị kết án trốn tránh chấp hành hình phạt hoặc trốn trại giam.
Điều 11. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, công dân có quyền tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan thi hành án và người có thẩm quyền thi hành án hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc cơ quan đó.
Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục.
Điều12. Bảo đảm quyền giám sát thi hành án
Cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động của cơ quan thi hành án và người có thẩm quyền thi hành án.
Khi phát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền thi hành án thì cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử có quyền yêu cầu, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
Điều 13. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật thi hành án
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người được thi hành án, người phải thi hành án, người bị kết án, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, người có thẩm quyền thi hành án,Cảnh sát tư pháp, giám thị trại giam và những người có quyền, lợi ích, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm sát theo quy định của Bộ luật này.
Điều 14. Thực hiện xã hội hóa thi hành án
Nhà nước khuyến khích xã hội hóa hoạt động thi hành án ở mức độ phù hợp với tình hình thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kỳ.
Điều 15. Các điều cấm.
1. Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, cản trở, gây trở ngại hoạt động thi hành án; làm trái pháp luật trong thi hành án.
2.Cấm xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, người phải thi hành án, người bị kết án.
3. Cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, nhận hối lộ, trục lợi trong hoạt động thi hành án.
4. Cấm bóc lột sức lao động của người bị kết án.
CHƯƠNG III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI HÀNH ÁN VÀ
TỔ CHỨC HỆ THỐNG CƠ QUAN THI HÀNH ÁN
Điều 16. Quản lý nhà nước về thi hành án
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án trong phạm vi cả nước.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án ở địa phương theo quy định của Bộ luật này.
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về thi hành án
Trong phạm vi chức năng của mình, Bộ Tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây trong quản lý nhà nước về thi hành án:
1. Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật về thi hành án;
2. Quản lý hệ thống tổ chức và hoạt động, quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án, giám thị trại giam và cán bộ thi hành án;
3. Hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự, thi hành án hình sự; tổng hợp, định kỳ báo cáo đầy đủ, kịp thời số liệu về tình hình thi hành án;
4. Kiểm tra, thanh tra thi hành án;
5. Quản lý và lập kế hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện cần thiết cho hoạt động thi hành án;
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án;
7. Hợp tác quốc tế về thi hành án.
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về thi hành án
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện trong phạm vi chức năng của mình có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 156 của Bộ luật này;
b) Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan trong việc thi hành án ở địa phương;
c) Yêu cầu cơ quan thi hành án báo cáo hoạt động; yêu cầu cơ quan thi hành án thanh tra, kiểm tra việc thi hành án khi thấy cần thiết;
d) Chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án;
đ) Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của cơ quan thi hành án.
2. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ thi hành án ở cơ sở; thực hiện thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Hệ thống tổ chức thi hành án
Hệ thống thi hành án được tổ chức như sau:
1. Tổng Cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thi hành án; quản lý trại giam và tổ chức thi hành án theo thẩm quyền;
Tổng Cục thi hành án có Cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án hình sự và các đơn vị khác.
Tổng Cục Thi hành án có Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Phó cục trưởng, Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp và một số chức danh khác.
2. Cục thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Cục thi hành án cấp tỉnh)
là cơ quan trực thuộc Tổng Cục Thi hành án giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án; giúp Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án quản lý, theo dõi công tác thi hành án ở địa phương và trực tiếp tổ chức thi hành án theo thẩm quyền.
Cục Thi hành án cấp tỉnh có Phòng thi hành án dân sự, Phòng quản lý thi hành án hình sự, Phòng thi hành án hành chính và các bộ phận khác.
Cục Thi hành án cấp tỉnh có Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng Phòng, Phó Trưởng phòng, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thư ký và các chức danh khác.
3. Chi cục thi hành án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chi cục thi hành án cấp huyện) là cơ quan trực thuộc Cục thi hành án cấp tỉnh giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về thi hành án; giúp Cục trưởng Cục Thi hành án cấp tỉnh quản lý, theo dõi công tác thi hành án trên địa bàn và trực tiếp tổ chức thi hành án dân sự theo thẩm quyền.
Chi Cục Thi hành án cấp huyện có Đội Thi hành án dân sự, Đội quản lý thi hành án hình sự và các bộ phận khác.
Chi Cục Thi hành án cấp huyện có Chi Cục trưởng, Phó Chi cục trưởng, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký và các chức danh khác.
4. Cơ quan thi hành án khác theo qiuy định của pháp luật.
Chính phủ quy định cụ thể cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan thi hành án.
PHẦN THỨ HAI
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, HÀNH CHÍNH
CHƯƠNG IV
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 20. Bản án, quyết định dân sự, hành chính được thi hành
Bản án, quyết định dân sự, hành chính (gọi chung là bản án, quyết định dân sự) được thi hành bao gồm:
1. Các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật:
a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
b) Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;
c) Quyết định của Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
d) Phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam có hiệu lực thi hành;
đ) Bản án, quyết định dân sự, lao động của Toà án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài mà Toà án Việt Nam đã công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
e) Quyết định về bồi thường thiệt hại trong bản án, quyết định hình sự của Toà án.
2. Các bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật, nhưng được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị bao gồm:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của công dân;
b) Quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo đảm lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm việc xét xử và thi hành án.
3. Cam kết hợp đồng dân sự về chuyển giao tài sản, trả tiền hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự có bảo đảm đã được côn chứng hợp pháp theo quy định của pháp luật về công chứng mà một bên đương sự không thi hành và được thi hànhtheo thủ tục cưỡng chế.
Điều 21. Căn cứ thi hành án
Căn cứ thi hành án bao gồm:
1. Bản án, quyết định được thi hành;
2. Quyết định thi hành án của Cơ quan thi hành án.
Điều 22. Quyền yêu cầu thi hành án
Trong trường hợp các bên đương sự không tự nguyện thi hành, thì người được thi hành án, người phải thi hành án, căn cứ vào bản án, quyết định dân sự của Tòa án, có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Điều 23. Tự nguyện thi hành án
1. Nhà nước khuyến khích người phải thi hành án tự nguyện thi hành án.
2. Người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận với nhau về thời gian, địa điểm, phương thức thi hành án trước khi có quyết định cưỡng chế thi hành án, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Điều 24. Cưỡng chế thi hành án
1. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành.
2. Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án hoặc theo quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì chấp hành viên phải áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế.
3. Không được tổ chức cưỡng chế thi hành án trong các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật lao động, trong thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau hoặc vì lý do đặc biệt khác theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Thời hiệu thi hành án dân sự
1. Đối với các bản án, quyết định về tài sản thì trong thời hạn mười năm đối với động sản, hai mươi năm đối với tài sản giao dịch có bảo đảm, ba mươi năm đối với bất động sản, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền gửi đơn yêu cầu thi hành án. Quá thời hạn đó mà người được thi hành án không yêu cầu thi hành án thì bản án, quyết định hết hiệu lực thi hành.
2. Đối với các bản án, quyết định về nhân thân không thuộc khoản 1 Điều này thì trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án. Quá thời hạn đó mà người được thi hành án không yêu cầu thì mất quyền yêu cầu thi hành án.
3. Đối với quyết định bồi thường thiệt hại trong bản án, quyết định hình sự, thì thời hiệu thi hành án dân sự chấm dứt trong trường hợp đã thi hành xong bản án tử hình đối với phạm nhân, phạm nhân bị chết mà không còn tài sản.
4. Trong trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định của Tòa án thì thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn trên được áp dụng cho từng định kỳ, tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
5. Trong trường hợp cơ quan thi hành án trực tiếp hoặc thông qua người được thi hành án yêu cầu Tòa án chỉnh sửa lại bản án, quyết định của Tòa án, hoặc Tòa án phải giải quyết vướng mắc phát sinh trong thi hành án theo yêu cầu của Cơ quan thi hành án, người có quyền, lợi ích, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án, thì thời hiệu thi hành án được tính từ ngày có văn bản giải thích hoặc có bản án, quyết định mới của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
6. Trong trường hợp cơ quan thi hành án trả lại đơn yêu cầu thi hành án cho người được thi hành án hoặc cho người phải thi hành án, thì thời hiệu thi hành án được tính từ ngày thụ lý đơn yêu cầu thi hành án mới trong phạm vi thời hiệu thi hành án.
7. Thời gian không tính vào thời hiệu thi hành án quy định tại Điều này bao gồm:
a) Các trường hợp hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 47 và Điều 48 của Bộ luật này;
b) Có trở ngại khách quan làm cho người được thi hành án không thể yêu cầu thi hành án.
Điều 26. Chấm dứt nghĩa vụ thi hành án dân sự
1. Nghĩa vụ thi hành án dân sự của người phải thi hành án đương nhiên chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án chết mà không còn tài sản hoặc không có người kế thừa nghĩa vụ của người đó; người phải thi hành án là tổ chức bị giải thể, sáp nhập, phá sản mà không có người kế thừa nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức đó;
b) Hết thời hiệu thi hành án dân sự mà không được khôi phục lại thời hiệu;
c) Người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc đã thi hành xong cam kết theo thoả thuận với người được thi hành án;
d) Các trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này.
2. Trong các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan thi hành án có trách nhiệm ghi, chỉnh sửa Sổ sách thi hành án dân sự và thông báo cho người phải thi hành án biết.
Điều 27. Lệ phí nộp đơn yêu cầu thi hành án
1. Người được thi hành án phải chịu lệ phí nộp đơn yêu cầu thi hành án.
Lệ phí nộp đơn yêu cầu thi hành án được thu mỗi lần nộp đơn yêu cầu thi hành án.
2. Người được thi hành án thuộc các đối tượng chính sách xã hội và chính sách dân tộc hoặc có khó khăn về kinh tế được miễn lệ phí nộp đơn yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật.
Điều 28. Phí thi hành án
1. Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án đối với khoản thi hành án có giá ngạch tính trên giá trị tài sản mà người đó thực nhận.
2. Người được thi hành án thuộc đối tượng chính sách xã hội và chính sách dân tộc hoặc có khó khăn về kinh tế được xét miễn, giảm nộp tiền tạm ứng phí thi hành án theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Chi phí thi hành án
1. Người phải thi hành án phải chịu các chi phí thi hành án, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật quy định chi phí thi hành án do người được thi hành án chịu hoặc người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức do Nhà nước thành lập được hỗ trợ từ ngân sách.
Người được thi hành án phải nộp tạm ứng chi phí thi hành án và được hoàn trả lại số tiền tạm ứng đó từ số tiền thu từ người phải thi hành án.
2. Chi phí thi hành án được ngân sách nhà nước cấp trong trường hợp tiền tạm ứng chi phí thi hành án không đủ để đảm bảo thi hành án do đương sự được xét miễn, giảm chi phí thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc thuộc đối tượng chính sách xã hội và chính sách dân tộc được xét miễn, giảm nộp tiền tạm ứng chi phí thi hành án theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
1. Nếu người phải thi hành án không có tài sản, thu nhập hoặc điều kiện khác để thi hành, thì có thể được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án sau khi hết thời hạn sau đây:
a) Năm năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với các khoản án phí không có giá ngạch và tiền phạt trong vụ án hình sự về ma túy, trừ trường hợp người phải thi hành án là người phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thu lợi bất chính lớn thì thời hạn áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này;
b) Mười năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với các khoản án phí có giá ngạch và khoản thu nộp ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan thi hành án lập hồ sơ đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Hồ sơ phải có đơn xin miễn, giảm của người phải thi hành án, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi người phải thi hành án cư trú hoặc thủ trưởng cơ quan, tổ chức, nơi người phải thi hành án làm việc và biên bản xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án do chấp hành viên lập.
Điều 31. Hỗ trợ tài chính để thi hành án
Trong trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp không có khả năng thi hành án thì được xem xét, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để đảm bảo thi hành án theo quy định của Chính phủ.
CHƯƠNG V
THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Điều 32. Cấp bản án, quyết định
Khi bản án, quyết định được thi hành, Toà án đã tuyên bản án hoặc quyết định đó phải cấp cho người được thi hành án, người phải thi hành án bản án, quyết định. Toà án giải thích cho người được thi hành án, người phải thi hành án về quyền yêu cầu thi hành án và nghĩa vụ thi hành án.
Điều 33. Thủ tục yêu cầu thi hành án
1. Người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
2. Đơn yêu cầu thi hành án phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên cơ quan thi hành án được yêu cầu;
c) Họ tên, địa chỉ của người được thi hành án;
d) Họ tên, địa chỉ của người phải thi hành án. Trong trường hợp không rõ địa chỉ của người phải thi hành án, thì ghi địa chỉ nơi có tài sản của người đó;
đ) Số bản án, quyết định của Tòa án;
e) Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có);
g) Các yêu cầu cụ thể đối với việc thi hành án;
h) Các thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
Người làm đơn yêu cầu thi hành án là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu là pháp nhân, thì phải có chữ ký của đại diện hợp pháp và đóng dấu pháp nhân.
Điều 34. Thủ tục nhận đơn yêu cầu
1. Khi nhận đơn yêu cầu của người được thi hành án hoặc của người phải thi hành án, cơ quan thi hành án phải ghi vào Sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án.
Trong trường hợp người được thi hành án hoặc người phải thi hành án trực tiếp đến yêu cầu thi hành án, thì cơ quan thi hành án phải lập biên bản ghi rõ nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 33 của Bộ luật này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó và ghi vào Sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án.
2. Khi vào Sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án, phải ghi rõ ngày, giờ nhận đơn, nội dung bản án, quyết định kèm theo.
3. Trong trường hợp người được thi hành án yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán tài sản mà chưa có quyết định của Toà án, thì Cơ quan thi hành án hướng dẫn đương sự đề nghị Toà án giải quyết theo quy định tại các Điều 99, 102 và 120 của Bộ luật tố tụng dân sự. Cơ quan thi hành án chỉ thụ lý đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi nhận được quyết định của Toà án.
Điều 35. Chuyển giao bản án, quyết định
1. Đối với quyết định khẩn cấp tạm thời, Toà án phải chuyển giao cho Cơ quan thi hành án quyết định đó trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
2. Đối với bản án, quyết định về phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, Toà án chuyển giao bản án, quyết định, biên bản kê biên, tạm giữ tài sản, kèm theo tang vật cho cơ quan thi hành án.
Điều 36. Thủ tục nhận bản án, quyết định
Trong trường hợp cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án, thì sau khi nhận được bản án, quyết định của Toà án, cơ quan thi hành án phải vào Sổ nhận bản án, quyết định. Khi vào Sổ nhận bản án, quyết định, phải ghi rõ tên của vụ án, nội dung bản án, quyết định; nội dung biên bản kê biên, tạm giữ tài sản, kèm theo tang vật (nếu có).
Điều 37. Thẩm quyền ra quyết định thi hành án
1. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh ra quyết định thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh;
b) Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của Cơ quan thi hành án cấp huyện mà Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thấy cần thiết lấy lên để thi hành do tính chất phức tạp của việc thi hành án ;
c) Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho Cơ quan thi hành án cấp tỉnh;
d) Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
đ) Phán quyết của Trọng tài Việt Nam;
e) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án nơi khác uỷ thác;
g) Quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao.
h) Quyết định về tài sản trong bản án hình sự của các tòa án quân sự được giao thi hành theo thẩm quyền.
2. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện ra quyết định thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp huyện;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
c) Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc của Toà án nhân dân tối cao do Cơ quan thi hành án cấp tỉnh uỷ thác;
d) Bản án, quyết định do Cơ quan thi hành án cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án cấp huyện nơi khác uỷ thác;
đ) Quyết định thi hành án phạt tiền theo mức do Chính phủ quy định .
Điều 38. Uỷ thác thi hành án
1. Trong trường hợp người phải thi hành án có nơi cư trú hoặc tài sản ở các địa phương khác nhau, thì cơ quan thi hành án đã nhận đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án hoặc khi chủ động ra quyết định thi hành án có quyền uỷ thác thi hành án .
2. Việc uỷ thác được thực hiện như sau:
Cơ quan thi hành án cấp tỉnh uỷ thác trực tiếp cho Cơ quan thi hành án cấp huyện thuộc địa phương mình hoặc cho Cơ quan thi hành án cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án cấp huyện thuộc địa phương khác.
Cơ quan thi hành án cấp huyện chỉ có thể uỷ thác cho Cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi khác; không được uỷ thác cho Cơ quan thi hành án cấp tỉnh của địa phương mình.
3. Thời hạn ủy thác không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ ủy thác. Người đã ra quyết định ủy thác thi hành án có trách nhiệm thông báo bằng văn bản do Tòa án đã chuyển giao bản án, quyết định, và người được thi hành án biết.
Điều 39. Quyết định uỷ thác thi hành án
1. Quyết định uỷ thác phải ghi rõ nội dung uỷ thác, khoản đã thi hành xong, khoản đang thi hành dở dang và cần tiếp tục thi hành, khoản chưa thi hành và các thông tin cần thiết về thực hiện uỷ thác.
2. Quyết định uỷ thác phải kèm theo bản án, quyết định của Tòa án; biên bản kê biên, tạm giữ tài sản.
Điều 40. Thực hiện uỷ thác thi hành án
1. Cơ quan thi hành án nhận uỷ thác có trách nhiệm thực hiện kịp thời, nhanh chóng, đầy đủ các nội dung quyết định uỷ thác.
2. Trong trường hợp Cơ quan thi hành án nhận uỷ thác không thực hiện được việc uỷ thác do người phải thi hành án vắng mặt tại nơi cư trú hoặc không có tài sản để thi hành án, thì giải quyết như sau:
a) Đối với bản án, quyết định mà Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành, thì cơ quan nhận uỷ thác phải uỷ thác tiếp cho Cơ quan thi hành án nơi có điều kiện thi hành, đồng thời, thông báo cho Cơ quan thi hành án đã uỷ thác biết;
b) Đối với bản án, quyết định được thi hành theo đơn yêu cầu của người được thi hành án, thì cơ quan nhận uỷ thác trả lại đơn cho người được thi hành và giải thích lý do, đồng thời, thông báo cho cơ quan đã uỷ thác biết.
Điều 41. Chủ động ra quyết định thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải chủ động ra quyết định thi hành phần bản án, quyết định sau đây của Tòa án:
a) Án phí, lệ phí Toà án, trả lại tiền tạm ứng án phí, lệ phí Toà án;
b) Tiền tạm ứng phí thi hành án, lệ phí nộp đơn yêu cầu thi hành án, trả lại tiền tạm ứng phí thi hành án;
c) Phạt tiền, tịch thu tài sản, các khoản bồi thường cho Nhà nước;
d) Truy thu thuế, truy thu tiền thu lợi bất chính;
đ) Xử lý vật chứng, tài sản đã thu giữ;
e) Thu hồi đất và các tài sản khác mà Toà án quyết định tài sản thuộc diện sung công;
g) Quyết định khẩn cấp tạm thời của Toà án.
2. Thời hạn ra quyết định thi hành án là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án. Đối với quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án ngay sau khi nhận được quyết định đó.
Điều 42. Thi hành án theo đơn yêu cầu
1. Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu của người được thi hành án hoặc của người phải thi hành án.
2.Thời hạn ra quyết định thi hành án là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án.
Điều 43. Thông báo quyết định thi hành án
1. Quyết định thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và các văn bản khác về thi hành án phải được chuyển giao cho người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, lợi ích, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án, nếu các văn bản này liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ.
2. Việc thông báo được coi hợp lệ khi thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Giao trực tiếp cho người được thông báo. Nếu người nhận thông báo vắng mặt, thì các quyết định, giấy tờ thi hành án được giao cho thân nhân cùng sống trong gia đình người phải thi hành án, nếu người này có đủ năng lực hành vi dân sự, hoặc giao cho thủ trưởng cơ quan, nơi người phải thi hành án làm việc hoặc cán bộ tư pháp cấp xã nơi người đó cư trú;
Người nhận thay thông báo phải cam kết chuyển thông báo tận tay cho người được nhận thông báo. Người giao thông báo và người nhận thông báo phải ký xác nhận việc đã nhận thông báo;
b) Niêm yết công khai giấy tờ cần tống đạt tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người cần được thông báo cư trú hoặc có tài sản hoặc tại nơi ở của người cần được thông báo, nếu xác định được nơi ở của người đó.
Việc niêm yết công khai chỉ được thực hiện khi không thể thông báo trực tiếp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, và phải được lập biên bản, ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết, nội dung thông báo và người thực hiện niêm yết;
c) Thông báo trên báo, đài phát thanh hoặc đài truyền hình của trung ương hoặc cấp tỉnh. Việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chỉ thực hiện khi không thể giao trực tiếp hoặc có căn cứ xác định niêm yết công khai không bảo đảm cho người được thông báo nhận được nội dung văn bản cần thông báo. Sau khi thông báo, cơ quan báo, đài phải có văn bản xác nhận và gửi Cơ quan thi hành án để lưu hồ sơ thi hành án;
d) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân ký cam kết với cơ quan thi hành án để tống đạt các giấy tờ thi hành án, thì phải giao tận tay người được thông báo theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
3. Người có nghĩa vụ thông báo không làm đúng trách nhiệm của mình, thì tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Bộ luật này, nếu xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 44. Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án
Người được thi hành án có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Được gửi đơn hoặc trực tiếp yêu cầu Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án và có trách nhiệm cung cấp thông tin, chứng cứ về tài sản của người phải thi hành án;
2. Uỷ quyền cho người khác yêu cầu Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án. Trong trường hợp này, người được ủy quyền phải thực hiện đúng nội dung ủy quyền và được nhân danh người ủy quyền ký các giấy tờ có liên quan;
3. Thỏa thuận với người phải thi hành án về loại tài sản, thời gian, phương thức thi hành án, cũng như việc miễn, giảm mức nghĩa vụ thi hành án (nếu có);
4. Có quyền chứng minh tài sản thực có của người phải thi hành án và cung cấp thông tin cho Cơ quan thi hành án;
5. Nộp tiền tạm ứng chi phí thi hành án, lệ phí nộp đơn yêu cầu thi hành án; được miễn, giảm lệ phí, phí thi hành án theo quy định của pháp luật;
6. Xuất trình bản án, quyết định và các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của cơ quan thi hành án; cộng tác và thực hiện các yêu cầu của chấp hành viên, cơ quan thi hành án trong quá trình thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật;
7. Khiếu nại hành vi trái pháp luật của chấp hành viên trong thi hành án;
8. Yêu cầu thay đổi chấp hành viên, nếu có lý do theo quy định của pháp luật;
9. Khi bản án, quyết định đã thi hành xong, thì người được thi hành án phải nhận đủ, đúng tài sản thi hành án. Trong trường hợp chậm nhận tài sản thì phải chịu chi phí gửi giữ và chịu mọi thiệt hại về tài sản do việc chậm nhận tài sản gây ra.
Điều 45. Quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án
Người phải thi hành án có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Được gửi đơn hoặc trực tiếp yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án;
2. Thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án;
3. Khai báo trung thực tài sản, cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự khai báo đó; thực hiện đúng các yêu cầu của chấp hành viên, Cơ quan thi hành án theo quy định của pháp luật;
4. Thỏa thuận với người được thi hành án về thời gian, địa điểm, phương thức thi hành án; mức miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án (nếu có); phải chấp nhận yêu cầu hợp lý của người được thi hành án về loại tài sản cần kê biên, xử lý để thi hành án;
5. Chịu lệ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật;
6. Yêu cầu thay đổi chấp hành viên, nếu có lý do theo quy định của pháp luật;
7. Được xét miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của Bộ luật này;
8. Khiếu nại quyết định của chấp hành viên, cơ quan thi hành án; tố cáo hành vi trái pháp luật của chấp hành viên trong thi hành án;
9. Được xét giảm án, tha tù trước thời hạn căn cứ vào mức độ thi hành án dân sự theo bản án hình sự là một điều kiện để .
Điều 46. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền, nghĩa vụ liên quan
1. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Được thông báo, chứng kiến việc kê biên, bán đấu giá; được thông báo việc khấu trừ tài sản của người phải thi hành án;
b) Khiếu nại quyết định của cơ quan thi hành án, tố cáo hành vi trái pháp luật của chấp hành viên và cán bộ thi hành án;
c) Khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án.
2. Người có nghĩa vụ liên quan đến thi hành án có trách nhiệm thực hiện đúng quyết định của Cơ quan thi hành án.
Điều 47. Hoãn thi hành án
1. Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án có quyền hoãn thi hành án trong những trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án ốm nặng trong thời gian điều trị, có xác nhận của cơ sở y tế; chưa xác định được nơi cư trú của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa án;
b) Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án trong thời gian xác định;
c) Tài sản kê biên có tranh chấp đang được Tòa án thụ lý giải quyết theo đơn kiện của người có quyền, lợi ích liên quan.
d) Có căn cứ cho thấy có vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án hoặc phát hiện có tình tiết mới; bản án, quyết định của Toà án tuyên không rõ ràng, không phù hợp với thực tế hoặc cần chỉnh sửa hoặc cần phải được Toà án giải thích rõ ràng để thi hành.
2. Người có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án có quyền yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm khi phát hiện bản án, quyết định có vi phạm pháp luật. Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải ra quyết định hoãn thi hành án, nếu nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít nhất hai ngày trước thời điểm cưỡng chế được ấn định.
Thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định không quá ba tháng, kể từ ngày ra quyết định hoãn thi hành án.
3. Trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày điều kiện hoãn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này không còn hoặc hết thời hạn hoãn theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị mà không có kháng nghị, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải ra quyết định tiếp tục thi hành án. Trong trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Cơ quan thi hành án chỉ quyết định tiếp tục thi hành án sau khi nhận được đơn yêu cầu mới của người được thi hành án.
4. Trong trường hợp nhận được văn bản yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị mà bản án, quyết định đã được thi hành xong, thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người đó biết.
5. Khi có quyết định hoãn thi hành án, Cơ quan thi hành án không xoá Sổ thụ lý việc thi hành án mà chỉ ghi số và ngày của quyết định hoãn vào Sổ thụ lý.
6. Trong trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu thì khoản lệ phí mà người được thi hành án đã nộp được bảo toàn tại Kho bạc Nhà nước; người được thi hành án không phải nộp lệ phí khi yêu cầu thi hành án sau thời hạn hoãn thi hành án.
Điều 48. Tạm đình chỉ thi hành án
1. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền yêu cầu thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không quá sáu tháng, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án. Hết thời hạn tạm đình chỉ thi hành án mà Cơ quan thi hành án chưa nhận được bản án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định tiếp tục thi hành án.
2. Trong trường hợp nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị mà bản án, quyết định đã được thi hành xong, thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người đó biết.
3. Khi có quyết định tạm đình chỉ thi hành án, cơ quan thi hành án không xoá Sổ thụ lý việc thi hành án mà chỉ ghi số và ngày của quyết định tạm đình chỉ vào Sổ thụ lý.
4. Trong trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu thì khoản lệ phí mà người được thi hành án đã nộp được bảo toàn tại Kho bạc Nhà nước; người được thi hành án không phải nộp lệ phí yêu cầu thi hành án sau thời hạn tạm đình chỉ thi hành án.
Điều 49. Đình chỉ thi hành án
Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án có quyền ra quyết định đình chỉ thi hành án trong những trường hợp sau đây:
1. Người phải thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật dân sự, thì nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;
2. Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật dân sự, quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được thừa kế hoặc không có người thừa kế;
3. Người được thi hành án có văn bản từ bỏ quyền, lợi ích mà họ được hưởng hoặc thỏa thuận cho người phải thi hành án miễn thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định. Nếu đương sự trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án, thì phải được lập biên bản, ghi rõ nội dung;
4. Bản án, quyết định bị Toà án có thẩm quyền huỷ bỏ;
5. Người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho cơ quan, tổ chức khác;
6. Có quyết định của Toà án cho miễn nghĩa vụ thi hành án;
7. Người phải thi hành án bị Tòa án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
8. Thời hiệu thi hành án dân sự kết thúc hoặc chấm dứt theo quy định của Bộ luật này.
Điều 50. Trả lại đơn yêu cầu thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án có quyền trả lại đơn yêu cầu cho người được thi hành án, người phải thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Thời hiệu thi hành án đã hết;
b) Có quyết định đình chỉ thi hành án;
c) Quá 1 năm, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu thi hành án hoặc đã uỷ thác thi hành án mà người phải thi hành án vẫn không có điều kiện, khả năng để thi hành án. Trong trường hợp này, người được thi hành án có quyền nộp lại đơn yêu cầu thi hành án khi phát hiện người phải thi hành án có tài sản, khả năng thi hành án;
d) Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 40 của Bộ luật này trong trường hợp thực hiện uỷ thác theo yêu cầu của người được thi hành án mà người phải thi hành án vắng mặt tại nơi cư trú hoặc không có tài sản tại nơi thực hiện uỷ thác.
2. Việc trả lại đơn yêu cầu thi hành án phải được lập thành văn bản; nếu có khiếu nại, thủ trưởng Cơ quan thi hành án đã trả lại đơn có trách nhiệm giải quyết theo thủ tục giải quyết khiếu nại quy định tại Bộ luật này.
Điều 51. Gửi các quyết định thi hành án
Các quyết định thi hành án, cưỡng chế thi hành án, hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, đình chỉ thi hành án, khôi phục thời hiệu thi hành án, phạt tiền, trả lại đơn yêu cầu thi hành án phải được gửi cho Toà án nhân dân đã chuyển giao bản án, quyết định, người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền, lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi người phải thi hành án cư trú.
Điều 52. Nhận và giữ tài sản thi hành án
1. Trong trường hợp người phải thi hành án tự nguyện thi hành án, thì phải thông báo cho người được thi hành án biết về thời gian, địa điểm, cách thức thực hiện nghĩa vụ. Sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của người phải thi hành án về việc người đó tự nguyện thi hành án, nếu người được thi hành án không tiếp nhận tài sản, thì người phải thi hành án có quyền gửi tài sản cho người nhận giữ tài sản và thông báo cho người được thi hành án biết để đến nhận. Chi phí bảo quản tài sản do người được thi hành án chịu.
2. Trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án mà phải thực hiện biện pháp cưỡng chế thì Cơ quan thi hành án chuyển tài sản của người đó cho người nhận giữ tài sản và thông báo cho người được thi hành án biết để nhận; chi phí gửi giữ tài sản do người phải thi hành án chịu.
Trong trường hợp cưỡng chế trả nhà cho người được thi hành án, Cơ quan thi hành án chuyển các tài sản khác của người phải thi hành án cho người nhận giữ tài sản; chi phí gửi giữ tài sản do người phải thi hành án chịu.
3. Trong trường hợp cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án, thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không nhận tài sản, thì cơ quan thi hành án có quyền gửi tài sản cho người nhận giữ tài sản; chi phí gửi giữ tài sản do người được thi hành án chịu.
4. Trong trường hợp Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của người được thi hành án, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án không nhận tài sản, thì Cơ quan thi hành án có quyền gửi tài sản cho người nhận giữ tài sản; chi phí gửi giữ tài sản do người được thi hành án chịu. Người phải thi hành án được coi là đã thực hiện xong nghĩa vụ.
5. Việc nhận và gửi giữ tài sản thi hành án phải được lập thành văn bản, có chữ ký của bên gửi và bên nhận giữ tài sản.
Người nhận giữ tài sản chịu trách nhiệm trông giữ, bảo quản tài sản và được thu phí trông giữ, bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật.
6. Quá thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cơ quan thi hành án, mà người được thi hành án hoặc người phải thi hành án vẫn không nhận tài sản từ người nhận giữ tài sản theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, thì tài sản đó được xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 53. Kết thúc việc thi hành án
Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án có quyền quyết định kết thúc thi hành án trong trường hợp sau đây:
1. Người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, lợi ích, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án;
2. Có quyết định đình chỉ thi hành án;
3. Đã hết thời hiệu thi hành án, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.
Điều 54. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án
1. Trong trường hợp người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án là cá nhân chết hoặc là pháp nhân hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chia tách, thì quyền và nghĩa vụ thi hành án của cá nhân, pháp nhân đó được chuyển giao theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể thủ tục thi hành án trong trường hợp chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án.
Điều 55. Xử lý tài sản đã tịch thu
1. Tài sản đã tịch thu là vũ khí, chất nổ, chất phóng xạ hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa được giao cho cơ quan nhà nước có chức năng quản lý loại tài sản đó xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các tài sản khác, chấp hành viên giao cho cơ quan tài chính xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 56. Tiêu hủy vật chứng, tài sản
1. Việc tiêu hủy vật chứng, tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Vật chứng, tài sản phải tiêu hủy theo bản án, quyết định của Tòa án;
b) Tài sản mà bản án, quyết định của Toà án tuyên trả, nhưng đương sự không nhận, tài sản kê biên, thu giữ bị hỏng và không còn giá trị sử dụng mà đương sự không nhận lại.
2. Cơ quan thi hành án lập Hội đồng tiêu hủy tài sản gồm có Chấp hành viên, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn, do Chấp hành viên làm Chủ tịch.
3. Kinh phí tiêu hủy vật chứng, tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án do ngân sách nhà nước cấp.
CHƯƠNG VI
THI HÀNH ÁN PHÁ SẢN, KINH DOANH
–
THƯƠNG MẠI, LAO ĐỘNG, HÀNH CHÍNH; THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
Mục 1
THI HÀNH ÁN PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Điều 57. Thi hành quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp
1. Việc thi hành quyết định của Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Trong trường hợp pháp luật về phá sản không quy định, thì các quy định tại Phần thứ hai của Bộ luật này cũng được áp dụng để thi hành quyết định của Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Điều 58. Đình chỉ thi hành án dân sự để giải quyết theo thủ tục phá sản
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án phải đình chỉ thi hành án ngay sau khi nhận được quyết định của Toà án về mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với người phải thi hành án.
2. Trong trường hợp cơ quan thi hành án đang tiến hành kê biên tài sản thì khi nhận được quyết định của Toà án về mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án phải ra quyết định giải toả kê biên và chuyển giao tài sản cho thẩm phán có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
3. Trong trường hợp cơ quan thi hành án đã thi hành được một phần khoản nợ của người phải thi hành án, thì cơ quan thi hành án chuyển phần chưa được thi hành cho thẩm phán phụ trách giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản để giải quyết theo trình tự phá sản.
Điều 59. Thời hạn lập văn bản và chuyển giao giấy tờ thi hành án
1. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, Cơ quan thi hành án phải lập văn bản và chuyển giao các giấy tờ thi hành án cho thẩm phán phụ trách giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2. Đối với các khoản lệ phí, phí thi hành án, chi phí thi hành án của người phải thi hành án, sau khi đã chi cho hoạt động thi hành án, cơ quan thi hành án chuyển phần còn lại cho thẩm phán phụ trách giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp để giải quyết theo trình tự phá sản.
Điều 60 . Lập văn bản về tình hình thi hành án và chuyển giao hồ sơ thi hành án
1. Trước khi chuyển giao việc thi hành án, chấp hành viên phải lập văn bản về tình hình thi hành án, bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm lập văn bản;
b) Họ, tên chấp hành viên lập văn bản;
c) Họ, tên người phải thi hành án;
d) Phần chưa được thi hành và phần đã thi hành (nếu có);
đ) Biện pháp cưỡng chế được áp dụng (nếu có);
e) Lệ phí, phí thi hành án, chi phí thi hành án (nếu có);
g) Các vấn đề khác có liên quan đến thi hành án.
2. Hồ sơ chuyển giao việc thi hành án gồm có:
a) Quyết định thi hành án;
b) Quyết định cưỡng chế thi hành án (nếu có);
c) Quyết định đình chỉ thi hành án;
d) Bản án, quyết định của Toà án;
đ) Đơn yêu cầu thi hành án;
e) Văn bản về tình hình thi hành án;
g) Các giấy tờ khác có liên quan thi hành án.
Mục 2
THI HÀNH ÁN KINH DOANH
–
THƯƠNG MẠI
Điều 61. Thi hành bản án, quyết định của Toà kinh tế
1. Việc thi hành bản án, quyết định của Toà kinh tế được áp dụng theo các quy định tại Phần thứ hai của Bộ luật này.
2. Việc thi hành án kinh doanh - thương mại phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt, thỏa thuận thi hành án của các bên; bảo vệ lợi ích sản xuất, kinh doanh, lợi ích của Nhà nước, tôn trọng phạm vi, mức độ yêu cầu của bên được thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án.
Điều 62. Cưỡng chế thi hành án kinh doanh - thương mại
1. Việc cưỡng chế thi hành án kinh doanh - thương mại được thực hiện theo quy định tại Chương VII và Chương VIII Phần thứ hai của Bộ luật này.
2. Chấp hành viên chỉ được kê biên giấy tờ trị giá được bằng tiền, nếu còn thời hạn thanh toán.
3. Trong trường hợp giấy tờ trị giá được bằng tiền phải chuyển đổi thành tiền, chấp hành viên có quyền đại diện cho người phải thi hành án để chuyển đổi giấy tờ trị giá được bằng tiền. Tỷ giá chuyển đổi được áp dụng theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt nam vào thời điểm chuyển đổi.
4. Chấp hành viên có quyền kê biên cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu và các chứng khoán khác của người phải thi hành án có trong doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 63. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án
1. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án, chấp hành viên thông báo cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nơi người phải thi hành án có cổ phần, tài sản biết về quyền được ưu tiên mua cổ phần, tài sản của người đó.
2. Trong trường hợp thi hành án đối với số cổ phiếu của người phải thi hành án có trong công ty cổ phần, ngân hàng cổ phần, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về quyền ưu tiên mua lại cổ phiếu, Hội đồng quản trị Công ty, ngân hàng cổ phần phải quyết định mua lại hoặc bán đấu giá số cổ phiếu đó; nếu không thực hiện quy định này, thì bị cơ quan thi hành án ra quyết định phạt tiền hoặc đề nghị Tòa án ra lệnh phong tỏa tài khoản của công ty, ngân hàng đó.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế của cơ quan thi hành án, doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện quyền được ưu tiên mua cổ phần, tài sản của người phải thi hành án là thành viên trong doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu hết thời hạn đó mà không có người mua, thì chấp hành viên có quyền đưa tài sản ra bán đấu giá. Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Điều 64. Thi hành án đối với tài sản thuộc hoặc không thuộc loại tài sản giao dịch trên thị trường chứng khoán
1. Trong trường hợp tài sản kê biên thuộc loại chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán thì chấp hành viên yêu cầu Công ty chứng khoán hữu quan tiến hành bán trên thị trường chứng khoán và làm thủ tục thanh toán số chứng khoán đã bán thông qua trung tâm lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán. Việc chuyển số chứng khoán đã bán thành tiền và chi trả cho người được thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước.
2. Trong trường hợp tài sản kê biên không thuộc loại chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán thì chấp hành viên đưa ra bán đấu giá. Trình tự, thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Chi phí bán đấu giá tài sản được trừ vào tiền bán tài sản của người phải thi hành án.
Mục 3
THI HÀNH ÁN LAO ĐỘNG
Điều 65. Thi hành quyết định nhận lại người lao động do bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
1. Trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án buộc người sử dụng lao động phải nhận lại người lao động do bị sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và bồi thường thiệt hại về quyền lợi của người đó, thì thi hành theo đúng quyết định của bản án.
2. Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động mà người đó cũng đồng ý, hoặc người lao động không muốn trở lại làm việc tại doanh nghiệp mà người sử dụng lao động cũng đồng ý, thì ngoài quyền lợi về tiền lương và bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật, hai bên thỏa thuận việc người sử dụng lao động trả một khoản tiền bồi thường để người lao động tự lo tìm công việc làm mới. Mức tiền bồi thường tối đa trong trường hợp này được thực hiện theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, Cơ quan thi hành án ra quyết định công nhận thỏa thuận của hai bên về phương thức thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án là người sử dụng lao động.
Điều 66. Thi hành án về bồi thường thiệt hại
1. Trong trường hợp người lao động gây ra thiệt hại cho người sử dụng lao động hoặc người sử dụng lao động gây ra thiệt hại cho người lao động hoặc cho tập thể lao động, thì việc thi hành án bồi thường thiệt hại được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án, phù hợp với quy định của pháp luật lao động.
2. Việc thi hành án bồi thường phí, chi phí học nghề, dạy nghề cho người sử dụng lao động hoặc cho người lao động cũng được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án, phù hợp với quy định của pháp luật lao động.
3. Người lao động, tập thể lao động là người được thi hành án về bồi thường thiệt hại không phải nộp tiền tạm ứng phí thi hành án và lệ phí nộp đơn yêu cầu thi hành án.
Điều 67. Thi hành bản án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài, thi hành quyết định lao động của trọng tài nước ngoài
Việc thi hành bản án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài, thi hành quyết định lao động của trọng tài nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các chương 27, 28 và 29 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Mục 4
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
Điều 68. Phạm vi thi hành án dân sự trong vụ án hình sự
1. Việc thi hành án dân sự trong vụ án hình sự bao gồm việc thi hành án bồi thường thiệt hại, phạt tiền, tịch thu sung công tài sản, hoàn trả tài sản, kê biên bán tài sản và các khoản phải thu khác được Toà án tuyên trong bản án, quyết định hình sự.
2. Việc thi hành án dân sự trong vụ án hình sự do cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của Bộ luật này, có sự hỗ trợ của cơ quan thi hành án hình sự và sự hợp tác của gia đình, thân nhân người bị kết án.
Điều 69. Bảo đảm thi hành án dân sự trong vụ án hình sự
1. Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát có trách nhiệm kê biên, niêm phong tài sản, sổ sách kế toán, thu giữ tài sản, cấm chuyển dịch tài sản; phong toả tài sản của người phạm tội ngay trong quá trình điều tra và có biện pháp bảo quản tài sản đó để bảo đảm thi hành án dân sự theo bản án, quyết định hình sự của Toà án.
2. Giám thị trại giam, cơ quan, tổ chức được giao theo dõi, quản lý, giám sát phạm nhân, người bị kết án hình sự có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự để bảo đảm thi hành án dân sự trong quá trình người bị kết án, phạm nhân chấp hành hình phạt; kịp thời thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết thời gian, địa điểm cư trú mới của người bị kết án sau khi mãn hạn tù hoặc được giảm ám tha tù trước thời hạn để tiếp tục thi hành án dân sự.
3. Ngoài các quy định chung về chính sách hình sự của Nhà nước, việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, tha tù trước thời hạn đều phải căn cứ vào kết quả, mức độ thi hành án dân sự theo bản án, quyết định hình sự của Toà án.
Điều 70. Phạm vi tài sản bị kê biên, xử lý để thi hành án dân sự trong vụ án hình sự
Các tài sản sau đây của người phạm tội, người bị kết án, phạm nhân được kê biên, xử lý để bảo đảm thi hành án dân sự trong vụ án hình sự:
1. Tài sản đã kê biên, phong toả, thu giữ, cấm chuyển dịch trong quá trình điều tra hình sự;
2. Tài sản khác thực có của đương sự;
3. Thu nhập từ lao động trong thời gian chấp hành hình phạt tù giam và sau khi mãn hạn chấp hành hình phạt tù;
4. Tài sản của gia đình, thân nhân của đương sự tự nguyện đóng góp;
5. Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Điều 71. Thủ tục thi hành án dân sự trong vụ án hình sự
1. Thủ tục thi hành án dân sự trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại phần thứ hai của Bộ luật này.
2.Việc thi hành án dân sự trong vụ án hình sự do cơ quan thi hành án dân sự chủ động thực hiện đối với các khoản thu cho nhà nước và khi có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án.
3. Thời hiệu thi hành án dân sự trong vụ án hình sự cũng được áp dụng theo quy định của Bộ luật này về thời hiệu thi hành án dân sự.
Mục 5
THI HÀNH CAM KẾT VỀ NGHĨA VỤ TÀI SẢN CÓ BẢO ĐẢM ĐƯỢC CÔNG CHỨNG HỢP LỆ
Điều 72. Phạm vi thi hành cam kết về nghĩa vụ tài sản có bảo đảm được công chứng hợp lệ
Các cam kết về nghĩa vụ tài sản có bảo đảm được công chứng được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự, bao gồm các cam kết hợp đồng dân sự về chuyển giao tài sản, trả tiền hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự có tài sản bảo đảm đã được công chứng hợp pháp theo quy định của pháp luật về công chứng mà một bên đương sự không tự nguyện thi hành.
Điều 73. Thời hiệu yêu cầu thi hành cam kết về nghĩa vụ tài sản
Thời hiệu yêu cầu thi hành các cam kết về nghĩa vụ tài sản được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Bộ luật này.
Điều 74. Căn cứ thi hành cam kết về nghĩa vụ tài sản
Căn cứ đề thi hành các cam kết về nghĩa vụ tài sản được công chứng bao gồm:
1. Hợp đồng hoặc giấy tờ xác nhận nghĩa vụ tài sản của các bên đương sự được công chứng hợp pháp theo quy định của pháp luật về công chứng;
1.
Đơn yêu cầu thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự;
2.
Quyết định cho thi hành án.
Điều 75. Quyền yêu cầu thi hành cam kết về nghĩa vụ tài sản
1. Sau thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn, nếu bên có nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, các bên đương sự có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự, nếu không khởi kiện ra toà án.
2. Người nộp đơn yêu cầu phải gửi kèm các giấy tờ sau đây:
a) Hợp đồng hoặc giấy tờ xác nhận nghĩa vụ tài sản có bảo đảm của các bên đương sự được công chứng hợp pháp;
b) Giấy tờ cầm cố, thế chấp và giấy tờ về tài sản bảo đảm.
3. Người nộp đơn yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp cho Cơ quan Thi hành án về thông tin về tài sản và các điều kiện thực hiện của người phải thi hành nghĩa vụ cam kết.
Điều 76. Thủ tục thi hành cam kết về nghĩa vụ tài sản
1. Các cam kết về nghĩa vụ tài sản được thi hành theo thủ tục quy định tại Chương IV của Bộ luật này.
2. Việc cưỡng chế thi hành cam kết về nghĩa vụ tài sản được áp dụng theo quy định tại Chương VII của Bộ luật này.
3. Trong quá trình thi hành án, nếu có tranh chấp và hai bên đồng ý khởi kiện ra toà án, thì Cơ quan Thi hành án đình chỉ việc thi hành án.
CHƯƠNG VII
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN
Mục 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 77. Nguyên tắc thực hiện các biện phAáp cưỡng chế thi hành án
1. Việc cưỡng chế thi hành án được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 24 của Bộ luật này.
2. Cơ quan, tổ chức, nơi giữ tài khoản, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, thu nhập, tiền lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội của người phải thi hành án phải thực hiện quyết định của cơ quan thi hành án về khấu trừ tài khoản, tiền, thu nhập, tiền lương của người đó và phải chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra, nếu không thực hiện quyết định thi hành án.
3. Chấp hành viên có quyền áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành án phù hợp với nghĩa vụ của người phải thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án.
4. Trong trường hợp không thực hiện quyết định của cơ quan thi hành án về việc cấm hoặc buộc phải thực hiện một công việc nhất định, thì bị phạt tiền theo quy định của Bộ luật này.
Điều 78. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm:
1. Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền trừ vào tiền doanh thu hàng ngày của người phải thi hành án;
2. Trừ vào tiền lương, trợ cấp hưu trí, thu nhập của người phải thi hành án;
3. Phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc; phong tỏa, niêm phong sổ sách kế toán của người phải thi hành án trong trường hợp cần thiết;
4. Kê biên, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án;
5. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
6. Buộc người phải thi hành án trả nhà, đất hoặc giao vật;
7. Cấm hoặc buộc người phải thi hành án làm công việc nhất định.
Điều 79. Ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
1. Sau khi có quyết định thi hành án và đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án không tự nguyện thi hành, thì chấp hành viên ra quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Chương này.
2. Quyết định cưỡng chế phải được gửi ngay cho cơ quan cảnh sát tư pháp; được thông báo cho người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án và Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án.
Điều 80. Nội dung quyết định cưỡng chế thi hành án
Quyết định cưỡng chế thi hành án phải ghi rõ các nội dung sau đây:
1. Họ, tên Chấp hành viên ra quyết định; họ, tên người yêu cầu thi hành án; họ, tên người phải thi hành án, người làm chứng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan; họ, tên người đại diện các cơ quan tham gia cưỡng chế;
2. Số, ngày, tháng, năm ra bản án hoặc quyết định của Toà án; số quyết định thi hành án; số, ngày, tháng, năm ra quyết định cưỡng chế; nghĩa vụ phải thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án;
3. Nội dung cưỡng chế cụ thể được áp dụng đối với quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Mục 2
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH NGHĨA VỤ TRẢ TIỀN
Điều 81. Trừ vào tài khoản, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, tiền doanh thu hàng ngày của người phải thi hành án.
1. Kho bạc, ngân hàng, tổ chức tín dụng, Trung tâm lưu ký, thanh toán, bù trừ chứng khoán phải cung cấp số liệu về tài khoản, tiền, giá trị giấy tờ, chứng khoán của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án khi nhận được yêu cầu.
2. Khi phát hiện người phải thi hành án có tài khoản, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền tại kho bạc, ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc Trung tâm lưu ký, thanh toán, bù trừ chứng khoán thì chấp hành viên ra quyết định phong toả, khấu trừ, thanh toán để thi hành án. Kèm theo quyết định này, chấp hành viên phải gửi cho các cơ quan trên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
3. Kể từ thời điểm nhận được quyết định của cơ quan thi hành án, các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện quyết định phong tỏa, khấu trừ, thanh toán tiền từ tài khoản, số tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, chứng khoán để chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án, trừ trường hợp cần chuyển thẳng tới người được thi hành án theo quyết định của cơ quan thi hành án.
4. Trong trường hợp người phải thi hành án được tiếp tục kinh doanh để có điều kiện thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình, thì cơ quan thi hành án cử người đến thu tiền doanh thu của người đó, chỉ để lại một phần doanh thu cần thiết cho kinh doanh và sinh hoạt của họ và gia đình.
Điều 82. Thu hồi tiền, tài sản đang do người thứ ba giữ
1. Đối với các khoản tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ, thì chấp hành viên ra quyết định thu hồi và định thời gian người đó phải nộp.
2. Trong trường hợp người thứ ba không thực hiện quyết định thi hành án nói tại khoản 1 Điều này, thì bị cơ quan thi hành án phạt tiền và áp dụng biện pháp cưỡng chế thích hợp.
Điều 83. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
1. Thu nhập của người phải thi hành án được khấu trừ để thi hành án bao gồm tiền lương, trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất sức lao động và các thu nhập hợp pháp khác. Việc khấu trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ hoặc khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án;
b) Bản án, quyết định ấn định biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
c) Do các bên thỏa thuận.
2. Mức cao nhất được trừ vào lương, trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất sức lao động là 30% số tiền được nhận hàng tháng. Đối với những khoản thu nhập khác thì mức trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và cho người mà người phải thi hành án có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội, nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, trợ cấp, thu nhập, phải thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 84. Thực hiện quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
1. Quyết định của chấp hành viên về trừ vào thu nhập được gửi cho người được thi hành án, người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý thu nhập của người phải thi hành án.
Đến kỳ hạn người phải thi hành án được nhận thu nhập, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nói trên có nghĩa vụ chuyển cho cơ quan thi hành án số tiền trừ vào thu nhập của người phải thi hành án để chi trả cho người được thi hành án; phí chuyển tiền được trừ vào số tiền mà người được thi hành án được nhận.
2. Khi có sự thay đổi nơi trả thu nhập và mức thu nhập của người phải thi hành án, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đang thực hiện quyết định trừ thu nhập của người đó phải thông báo ngay cho cơ quan thi hành án biết. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được nơi trả thu nhập mới hoặc mức thu nhập mới của người phải thi hành án, chấp hành viên phải ra quyết định khác về việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án ở nơi trả thu nhập.
Mục 3
CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN TÀI SẢN
Điều 85. Nguyên tắc kê biên tài sản
1. Mọi tài sản của người phải thi hành án đều có thể bị kê biên, phong tỏa để bảo đảm thi hành án, bao gồm tài sản thuộc sở hữu riêng, tài sản thuộc sở hữu chung với người khác, tài khoản, tiền, tiền lương, thu nhập, giấy tờ trị giá được bằng tiền, doanh thu, chứng khoán, bất động sản, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác, kể cả tài sản của người đó đang cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, cho thuê, góp vốn, trừ các tài sản không được kê biên theo quy định tại Điều 92 của Bộ luật này.
2. Người phải thi hành án có quyền thỏa thuận với người được thi hành án tài sản được kê biên để bảo đảm thi hành án; nếu hai bên không thỏa thuận được, thì cân nhắc yêu cầu xác đáng của người được thi hành án và thiện chí tự nguyện hợp tác của người phải thi hành án, cơ quan thi hành án quyết định việc kê biên tài sản.
Kê biên tài sản thuộc sở hữu riêng trước; nếu không có hoặc không đủ tài sản đó để thi hành án, thì mới được kê biên phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung với người khác.
Trong trường hợp tài sản riêng là bất đông sản, tài sản chung là động sản mà phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung đó sau khi phân chia đủ để thi hành án, thì vẫn có thể kê biên tài sản chung trước
Quyền sử dụng đất, vườn cây lâu năm, nhà ở duy nhất, trụ sở, bất động sản khác của người phải thi hành án được kê biên theo yêu cầu của người được thi hành án, nếu việc kê biên các tài sản khác của người đó vẫn không đủ để thi hành án.
Trong trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất, lớn hơn nghĩa vụ phải thi hành án, mà không thể phân chia được hoặc bị giảm đáng kể giá trị, nếu phân chia, thì cơ quan thi hành án vẫn có quyền kê biên tài sản đó và yêu cầu người phải thi hành án xác định giải pháp xử lý tài sản hợp lý để đảm bảo thi hành án.
3. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật thì khi kê biên, xử lý tài sản đã kê biên, cơ quan thi hành án phải thông báo cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm biết theo quy định tại mục này.
Điều 86. Thủ tục kê biên tài sản
1. Người được thi hành án, người phải thi hành án được thông báo về thời gian, địa điểm kê biên tài sản và có quyền có mặt khi kê biên tài sản. Nếu người phải thi hành án hoặc người đã thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên tài sản.
2. Khi kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác hoặc có tranh chấp về tài sản, chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho đương sự về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự; nếu hết thời hạn ba tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện, thì tài sản kê biên được xử lý để thi hành án.
3.Việc kê biên tài sản phải được lập thành biên bản, có chữ ký của chấp hành viên, người phải thi hành án, người được thi hành án hoặc hai người làm chứng (nếu có).
4. Đối với tài sản không thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, đăng ký giao dịch bảo đảm, trước khi kê biên tài sản, cơ quan thi hành án định thời hạn từ 3 đến 5 ngày làm việc để người phải thi hành án và người được thi hành án thỏa thuận với nhau về thứ tự, loại tài sản được kê biên để bảo đảm thi hành án; nếu hai bên không thỏa thuận được với nhau, thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 85 của Bộ luật này.
Điều 87. Thủ tục kê biên, phong tỏa tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Trước khi ra quyết định kê biên tài sản thuộc diện đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật, cơ quan thi hành án phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đăng ký tài sản, giao dịch sau đây cung cấp thông tin về tài sản đã đăng ký:
a) Cơ quan có thẩm quyền đăng ký bất động sản trong trường hợp kê biên quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Cục hàng không Việt Nam trong trường hợp tài sản kê biên là tàu bay;
c) Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực trong trường hợp tài sản kê biên là tàu biển;
d) Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ trong trường hợp tài sản kê biên là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
đ) Trung tâm đăng ký thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp trong trường hợp tài sản kê biên không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c của khoản này, trừ trường hợp tài sản kê biên là tài sản có giá trị nhỏ hoặc tài sản kê biên đã được giao cho cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản hoặc được bảo quản tại kho của Cơ quan thi hành án;
e) Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ kết quả xác định tài sản của các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thi hành án quyết định việc kê biên, phong tỏa, khấu trừ tài sản, kể cả cấm chuyển dịch tài sản để thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án.
3. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký bất động sản hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm phải thực hiện việc phong tỏa, khấu trừ, cấm chuyển dịch tài sản; nếu không thực hiện quy định này, thì phải chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra, kể cả bồi thường thiệt hại phát sinh.
Điều 88. Kê biên tài sản là nhà ở hoặc đồ vật bị khóa
1. Trong trường hợp kê biên tài sản là nhà ở hoặc đồ vật đang bị khoá hay đóng gói thì chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý tài sản mở khoá, mở gói; nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt, thì chấp hành viên lập biên bản, có ít nhất hai người làm chứng và sự tham gia của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã, mở khoá hay mở gói để kiểm tra, liệt kê cụ thể các tài sản và kê biên theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đang chấp hành hình phạt tù thì chấp hành viên thông báo các quyết định, giấy báo thi hành án cho người đó thông qua giám thị trại giam. Người đang bị giam giữ có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ thi hành án của mình theo quy định của pháp luật.
3. Khi kê biên tài sản, nếu có tranh chấp mà đương sự chưa khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết, thì chấp hành viên hướng dẫn cho các bên liên quan khởi kiện ra Toà án để bảo vệ quyền lợi của mình. Hết thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được hướng dẫn mà các bên không khởi kiện, thì chấp hành viên tiếp tục xử lý tài sản để thi hành án, trừ trường hợp có trở ngại khách quan mà các bên không khởi kiện đúng hạn.
Điều 89. Kê biên bất động sản
1. Khi kê biên bất động sản phải xác định rõ đối tượng, phạm vi và giá trị, bao gồm cả quyền sử dụng đất của bất động sản.
2. Ngay sau khi kê biên, chấp hành viên phải thông báo cho Văn phòng đăng ký bất động sản biết và thu giữ các giấy tờ liên quan đến tài sản kê biên; nếu người phải thi hành án cố tình không giao lại, thì chấp hành viên yêu cầu cơ quan đăng ký bất động sản tuyên bố vô hiệu các giấy tờ đó và cấp lại giấy tờ mới.
Điều 90. Kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp
1. Đối với tài sản của người phải thi hành án đang được cầm cố, thế chấp, nếu người phải thi hành án không còn tài sản khác mà tài sản cầm cố, thế chấp có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm, thì chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên, nhưng phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp biết. Chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên, xử lý tài sản đó để thu hồi nợ, người nhận cầm cố thế chấp được ưu tiên thanh toán.
2. Trong trường hợp giá trị tài sản đang cầm cố, thế chấp thấp hơn mức nghĩa vụ phải thi hành án, thì chấp hành viên kê biên vào tài sản khác của người phải thi hành án.
Điều 91. Kê biên tài sản đang do người thứ ba giữ
1. Khi phát hiện người thứ ba đang giữ tài sản hoặc nợ tiền của người phải thi hành án thì chấp hành viên yêu cầu người đang giữ tài sản chuyển cho cơ quan thi hành án để thi hành án. Trường hợp người thứ ba không tự nguyện thực hiện yêu cầu của cơ quan thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định kê biên, cấm chuyển dịch tài sản. Nếu người đó không thực hiện quyết định, thì chấp hành viên quyết định phạt tiền và buộc họ phải chịu trách nhiệm về hậu quả xẩy ra.
2. Trong trường hợp tài sản bị kê biên đang do người thứ ba giữ, sử dụng, mượn, sửa chữa, thuê theo hợp đồng với người phải thi hành án, thì người thứ ba có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho cơ quan thi hành án theo yêu cầu của chấp hành viên.
Nếu tài sản bị kê biên là nhà ở, cửa hàng mà người phải thi hành án đang cho thuê, thì người thuê được tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê, nhưng phải thực hiện các yêu cầu của chấp hành viên về việc bảo quản, chuyển tiền thuê theo hợp đồng cho cơ quan thi hành án, hoặc bán đấu giá nhà ở, cửa hàng bị kê biên theo quyết định của chấp hành viên.
Trong trường hợp nhà ở, cửa hàng đang cho thuê được bán đấu giá mà thời hạn thuê hoặc thời hạn lưu cư vẫn còn, thì người thuê hoặc người mua được tài sản có quyền tiếp tục thuê hoặc lưu cư theo quy định của Bộ luật dân sự
Điều 92. Tài sản không được kê biên
1. Trường hợp người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan thi hành án không được kê biên các tài sản sau đây:
a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới; số thuốc men cần dùng cho nhu cầu phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
b) Công cụ lao động thông thường cần thiết được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
Đối với các công cụ lao động có giá trị như xe máy, ô tô, tàu thuyền, máy cày, máy xay xát và các công cụ có giá trị khác, chấp hành viên vẫn kê biên, bán để thi hành án và trích lại một khoản tiền để người phải thi hành án có thể thay thế bằng công cụ lao động khác có giá trị thấp hơn;
c) Quần áo, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình và các vật dụng thông thường khác có giá trị không lớn theo mức tối thiểu ở từng địa phương. Đối với đồ dùng sinh hoạt, tư trang có giá trị, cơ quan thi hành án vẫn kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương.
2. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là tổ chức kinh tế), cơ quan thi hành án không được kê biên các tài sản sau đây:
a) Thuốc men chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám, chữa bệnh, trừ các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ ăn giữa ca cho người lao động;
b) Nhà trẻ, trường học, các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản lưu thông kinh doanh của doanh nghiệp;
c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động; phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường;
d) Cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng;
đ) Nguyên - vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm là hoá chất độc hại, nguy hiểm hoặc tài sản không được phép lưu hành;
e) Số nguyên - vật liệu bán thành phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất khép kín;
g) Các trường hợp đặc biệt khác theo quy định của pháp luật.
3. Đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức) hoạt động bằng nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp thì cơ quan thi hành án không được kê biên tài sản do ngân sách Nhà nước trực tiếp cấp mà yêu cầu cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ tài chính để thi hành án.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có nguồn thu từ các hoạt động có thu nhập hợp pháp khác thì cơ quan thi hành án kê biên các tài sản có được từ hoạt động đó, trừ các tài sản quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này và trụ sở làm việc.
Điều 93. Định giá tài sản đã kê biên
1. Tài sản đã kê biên được định giá theo thỏa thuận giữa người được thi hành án và người phải thi hành án, giữa người phải thi hành án và người đồng sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Nếu các đương sự thỏa thuận được giá tài sản đã kê biên, thì chấp hành viên lập biên bản ghi rõ thỏa thuận đó, có chữ ký của các đương sự.
Thời hạn để cho các bên đương sự thoả thuận về giá không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản. Đối với tài sản tươi sống, mau hỏng thì khi kê biên, các bên đương sự phải thoả thuận ngay về giá.
2. Trong trường hợp các bên đương sự không thỏa thuận được với nhau về giá thì sau khi kê biên, trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày tài sản được kê biên, chấp hành viên đề nghị cơ quan thẩm định giá có thẩm quyền xác định giá trị tài sản kê biên. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án tạm ứng và được thanh toán sau khi bán đấu giá tài sản.
3. Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới năm trăm nghìn đồng hoặc tài sản thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về giá, thì chấp hành viên có trách nhiệm định giá.
Điều 94. Định giá lại tài sản
1. Chấp hành viên yêu cầu cơ quan thẩm định giá có thẩm quyền xác định lại giá tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
a) Có khiếu nại về giá tài sản đã định hoặc theo yêu cầu của đương sự;
b) Giá tài sản biến động từ 20% trở lên đối với tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng;
c) Giá tài sản biến động từ 10% trở lên đối với tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới một tỷ;
d) Giá tài sản biến động từ 5% trở lên đối với tài sản có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;
đ) Quá thời hạn 6 tháng, kể từ ngày định giá mà tài sản chưa bán được;
e) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Nếu tại thời điểm thi hành án có biến động giá trị tài sản quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, thì các bên đương sự thỏa thuận với nhau về giá tài sản được thi hành án;
Nếu các bên đương sự không thỏa thuận được với nhau, thì theo yêu cầu của một bên hoặc của cả hai bên,Thủ trưởng Cơ quan thi hành án yêu cầu cơ quan có thẩm quyền định giá xác định lại giá trị tài sản thi hành án để tổ chức thi hành.
3. Trường hợp định giá theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì người khiếu nại hoặc yêu cầu xác định lại giá tài sản kê biên phải chịu phí định giá lại tài sản. Các trường hợp định giá lại tài sản theo quy định tại các điểm b, c, đ và e khoản 1 Điều này thì cơ quan thi hành án phải thanh toán phí định giá lại tài sản.
Điều 95. Giao tài sản để trừ tiền thi hành án
1. Trong trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án thoả thuận nhận, giao tài sản đã kê biên để trừ số tiền thi hành án, thì chấp hành viên lập biên bản và giao tài sản cho người được thi hành án trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày thỏa thuận.
2. Trong trường hợp có nhiều người được thi hành án mà người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất để giao cho một người thì người đó phải thanh toán cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỷ lệ giá trị mà họ được hưởng.
Điều 96. Bảo quản tài sản kê biên
1. Trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án không xác định rõ trách nhiệm bảo quản tài sản thì cơ quan thi hành án quyết định một trong các hình thức bảo quản tài sản sau đây:
a) Giao tài sản cho người được thi hành án, người phải thi hành án, chủ sở hữu hoặc thân nhân của người đó bảo quản;
b) Giao cho người đang sử dụng, quản lý tài sản bảo quản;
c) Giao cho người nhận giữ tài sản bảo quản;
d) Bảo quản tại kho cơ quan thi hành án.
2. Trong trường hợp tài sản bảo quản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì việc giao bảo quản tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu tài sản đó chưa xử lý, thì được bảo quản theo quy định sau đây:
a) Trường hợp tài sản thuộc diện tịch thu sung công thì chấp hành viên phải gửi tài sản tại kho bạc nhà nước theo quy định chung;
b) Trường hợp tài sản bị kê biên để bảo đảm thi hành nghĩa vụ tài sản thì chấp hành viên làm thủ tục gửi vào Ngân hàng.
3. Chấp hành viên phải giải thích cho người được giao bảo quản tài sản đã kê biên về trách nhiệm bảo quản tài sản.
4. Người được giao bảo quản tài sản được hưởng phí nhận giữ tài sản; người phải thi hành án chịu chi phí bảo quản tài sản, trừ trường hợp người nhận giữ tài sản là người phải thi hành án hoặc là người đang sử dụng tài sản.
5. Người được giao bảo quản tài sản mà gây hư hỏng, đánh tráo, làm mất hoặc hủy hoại tài sản thì phải bồi thường thiệt hại; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà còn bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 97. Biên bản kê biên, giao bảo quản tài sản
1. Khi tiến hành kê biên tài sản, chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ kê biên, họ, tên chấp hành viên, người được thi hành án, người phải thi hành án và người chứng kiến; mô tả tình trạng từng tài sản, giá tài sản (nếu tài sản đã được định giá); và những yêu cầu của đương sự hoặc ý kiến của người chứng kiến kê biên.
2. Khi tiến hành giao bảo quản tài sản, chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm giao bảo quản; họ, tên chấp hành viên, các bên đương sự, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến; quyền, nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản.
Chấp hành viên, đương sự, người chứng kiến và người được giao bảo quản tài sản ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người từ chối ký, thì phải ghi biên bản và nêu rõ lý do.
3. Biên bản kê biên, biên bản giao bảo quản tài sản được giao cho người được thi hành án, người phải thi hành án, người nhận bảo quản tài sản, mỗi người một bản và lưu hồ sơ thi hành án
Điều 98. Bán tài sản đã kê biên
1. Tài sản đã kê biên để thi hành án được bán theo phương thức sau đây:
Trường hợp tài sản kê biên là bất động sản, động sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên, thì trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày định giá, cơ quan thi hành án ký hợp đồng uỷ quyền cho tổ chức bán đấu giá để bán tài sản.
Cơ quan thi hành án chủ động tổ chức bán đấu giá tài sản kê biên trong trường hợp:
a) Không ký được hợp đồng ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá hoặc ở địa phương chưa thành lập tổ chức bán đấu giá tài sản;
b) Động sản có giá trị từ một triệu đồng đến dưới mười triệu đồng trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày định giá;
c) Đối với vật có giá trị dưới một triệu đồng hoặc tài sản tươi sống mau hỏng cần phải bán ngay, trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên;
d) Cần phải bán tài sản tại chỗ, nơi có tài sản do khó khăn về điều kiện vận chuyển, đi lại, bảo quản tài sản;
2. Trước khi mở cuộc bán đấu giá một ngày, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản, nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá.
Người phải thi hành án có trách nhiệm bồi hoàn phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được với nhau, thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
3. Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản kê biên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Điều 99. Xử lý tài sản kê biên không bán được
1.Trong trường hợp tài sản kê biên không bán được, thì chấp hành viên quyết định hạ giá tài sản để tiếp tục thông báo bán tài sản. Mỗi lần hạ giá không quá 20% giá đã định.
2. Nếu sau hai lần hạ giá tài sản vẫn không bán được, mà người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản, thì chấp hành viên ra quyết định giải tỏa kê biên tài sản, trả lại tài sản cho người phải thi hành án và áp dụng biện pháp cưỡng chế khác.
Trường hợp người phải thi hành án không nhận lại tài sản thì chấp hành viên tiêu hủy, nếu tài sản hư hỏng, không còn giá trị; chuyển cho cơ quan tài chính xử lý, nếu tài sản vẫn còn giá trị.
Điều 100. Người không được tham gia mua tài sản kê biên bán đấu giá
Những người sau đây không được tham gia mua tài sản bán để thi hành án:
1. Người đã trực tiếp xét xử vụ án có tài sản bán đấu giá;
2. Thành viên cơ quan thẩm định giá tài sản;
3. Thủ trưởng, chấp hành viên, công chức cơ quan thi hành án và cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó nơi bán tài sản;
4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 101. Chuyển giao quyền sở hữu tài sản
1. Người mua được tài sản, người nhận tài sản để trừ số tiền được thi hành án được pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản.
2. Cơ quan đăng ký tài sản có trách nhiệm đăng ký quyền sở hữu tài sản cho người mua hoặc người nhận tài sản trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đương sự yêu cầu đăng ký quyền sở hữu tài sản. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức chậm đăng ký hoặc có hành vi gây thiệt hại, thì người mua hoặc nhận tài sản có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi.
3. Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu gồm có:
a) Bản án, quyết định của Toà án;
b) Quyết định thi hành án, quyết định kê biên tài sản;
c) Biên bản bán đấu giá hoặc biên bản giao nhận tài sản.
Điều 102. Giải toả kê biên tài sản
1. Chấp hành viên ra quyết định giải toả phong tỏa, kê biên tài sản và trả lại tài sản cho người phải thi hành án trong thời hạn năm ngày làm việc khi có sự kiện sau đây:
a) Người phải thi hành án nộp đủ tiền thi hành án và các chi phí phát sinh để lấy lại tài sản;
b) Có quyết định của người có thẩm quyền huỷ bỏ quyết định kê biên tài sản;
c) Có quyết định đình chỉ thi hành án;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với phần tài sản đã kê biên còn lại sau khi thi hành án và thanh toán các chi phí thi hành án, thì chấp hành viên ra ngay quyết định giải tỏa phong tỏa, kê biên tài sản và trả lại cho người phải thi hành án.
Điều 103. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án
1. Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án, trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày thu tiền, được thanh toán theo thứ tự sau đây :
a) Tiền cấp dưỡng;
b) Tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp bảo hiểm xã hội;
c) Tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ; bồi thường tổn thất về tinh thần;
d) Án phí, lệ phí tòa án, phí thi hành án, lệ phí nộp đơn yêu cầu thi hành án;
đ) Tiền phạt, tiền tịch thu, tiền truy thu thuế, truy thu tiền thu lợi bất chính và các khoản thu khác cho ngân sách Nhà nước;
e) Các khoản phải trả khác.
Số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.
2. Việc thanh toán tiền thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo nguyên tắc:
a) Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào thì thanh toán cho những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó. Nếu có nhiều người được thi hành án, thì thứ tự thanh toán được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án, thì số tiền thu được thanh toán theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;
b) Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán, theo thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp theo bản án có nhiều người được thi hành án, mà chỉ có một số người làm đơn yêu cầu, và tài sản của người phải thi hành án không đủ thi hành nghĩa vụ tài sản thì khi xử lý số tiền bán tài sản, Cơ quan thi hành án tạm thời trích và gửi vào Ngân hàng số tiền tương ứng với tỷ lệ mà những người chưa làm đơn yêu cầu thi hành án được nhận. Cơ quan thi hành án thông báo, ấn định thời hạn nộp đơn không quá một tháng. Hết thời hạn đó mà Cơ quan thi hành án không nhận được đơn yêu cầu thi hành án thì số tiền tạm gửi ở Ngân hàng được thanh toán tiếp cho những người đã có đơn yêu cầu.
4. Số tiền thu từ bán tài sản đã được Tòa án tuyên kê biên bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể, được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ đó.
5. Thứ tự thanh toán tiền thi hành quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
6. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này không áp dụng cho trường hợp ưu tiên thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm.
Điều 104. Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản được kê biên.
Số tiền thu từ bán tài sản cầm cố, thế chấp, hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định của Tòa án tuyên kê biên để bảo đảm thi hành án, được ưu tiên thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm, sau khi trừ các chi phí thi hành án.
Mục 4
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH NGHĨA VỤ GIAO VẬT, GIAO NHÀ Ở VÀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC
Điều 105. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ giao vật.
1. Trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ giao vật theo bản án, quyết định của Tòa án thì chấp hành viên ra quyết định buộc giao vật cho người được thi hành án; nếu người đó không thi hành, thì chấp hành viên phạt tiền theo quy đinh của pháp luật và buộc thi hành tiếp nghĩa vụ giao vật.
2. Nếu vật phải trả không còn, thì chấp hành viên hướng dẫn các bên thỏa thuận thanh toán giá trị của vật. Nếu các bên không thỏa thuận được, thì chấp hành viên hướng dẫn các bên khởi hiện ra toà án.
Điều 106. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ giao nhà
1. Trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả nhà, thì chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án cùng những người khác cùng ở trong nhà thời hạn 30 ngày để tự chuyển tài sản ra khỏi nhà. Hết thời hạn đó, thì chấp hành viên yêu cầu cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi nhà.
2. Trong trường hợp nhà đang bị khóa hoặc người phải thi hành án cố tình vắng mặt, mặc dù đã được thông báo trả nhà theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì Chấp hành viên vẫn thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Bộ luật này.
Trường hợp người phải thi hành án từ chối nhận tài sản có ở trong nhà phải trả, thì chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và chuyển giao cho người nhận bảo quản tài sản hoặc bảo quản tại cơ quan thi hành án, và thông báo địa điểm, thời gian nhận lại tài sản; chi phí vận chuyển, bảo quản tài sản do người phải thi hành án chịu.
3. Quá thời hạn 6 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo mà người có tài sản không đến nhận thì chấp hành viên bán tài sản. Số tiền thu được sau khi trừ các chi phí vận chuyển, bảo quản, xử lý tài sản, được gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại Ngân hàng; người có tài sản được thông báo để nhận khoản tiền đó.
4. Quy định của Điều này cũng được áp dụng trong trường hợp cưỡng chế giao nhà cho người mua nhà bán đấu giá hoặc nhận nhà để trừ tiền thi hành án.
Điều 107. Thi hành án dỡ bỏ một phần ngôi nhà, công trình xây dựng
1. Trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện dỡ bỏ một phần ngôi nhà, công trình xây dựng để trả lại diện tích đất lấn chiếm của người khác theo bản án, quyết định của Toà án, thì chấp hành viên giao cho người có điều kiện thực hiện; chi phí do người phải thi hành án chịu.
2.Trong trường hợp bản án của Tòa án tuyên dỡ bỏ một phần ngôi nhà, công trình xây dựng để trả lại một phần diện tích rất nhỏ lấn chiếm của người khác, thì cơ quan thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, nếu việc thi hành án gây tốn kém hơn thanh toán bằng tiền cho người bị lấn chiếm diện tích, hoặc có nguy cơ gây mất an toàn ngôi nhà, công trình.
Mục 5
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH NGHĨA VỤ BUỘC LÀM HOẶC KHÔNG ĐƯỢC LÀM CÔNG VIỆC NHẤT ĐỊNH
Điều 108. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc làm công việc nhất định
1. Trong trường hợp người phải thi hành án không thực hiện công việc buộc phải làm theo bản án, quyết định của Tòa án mà có thể giao cho người khác làm thay thì chấp hành viên giao cho người có điều kiện thực hiện; chi phí phát sinh do người phải thi hành án chịu.
2. Nếu công việc buộc phải làm theo bản án, quyết định của Tòa án phải do chính người phải thi hành án thực hiện mà người đó không làm, thì chấp hành viên quyết định phạt tiền và ấn định thời hạn năm ngày làm việc, để người đó thực hiện. Nếu người phải thi hành án vẫn tiếp tục không thực hiện công việc, thì cơ quan thi hành án đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo quy định của Bộ luật hình sự.
Điều 109. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được làm công việc nhất định
Trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt công việc không được làm theo bản án, quyết định của Tòa án thì chấp hành viên áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 108 của Bộ luật này.
Điều 110. Cưỡng chế giao người được nuôi dưỡng
Nếu người phải thi hành án không tự nguyện giao người được nuôi dưỡng cho người có quyền nuôi dưỡng, thì chấp hành viên ra quyết định phạt tiền và định thời hạn không quá 15 ngày để thực hiện; nếu vẫn không thực hiện, thì đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Điều 111. Cưỡng chế nghĩa vụ cấp dưỡng
Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình mà không thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án, thì chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ, phạt tiền, hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Mục 6
THI HÀNH GIÁM ĐỐC THẨM
Điều 112. Giải quyết hậu quả việc thi hành bản án bị Toà án giám đốc thẩm huỷ bỏ
1. Trường hợp quyết định bản án, quyết định về dân sự có hiệu lực đã được Cơ quan Thi hành án dân sự thi hành xong, nhưng bị quyết định của Toà án giám đốc thẩm huỷ bỏ, căn cứ vào quyết định của Toà án giám đốc thẩm về việc giải quyết hậu quả về tài sản, quyền tài sản, Cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành phần quyết định về tài sản, quyền tài sản của quyết định giám đốc thẩm.
2. Trường hợp quyết định bản án, quyết định về dân sự có hiệu lực đã được Cơ quan Thi hành án dân sự thi hành xong, nhưng bị quyết định của Toà án giám đốc thẩm huỷ bỏ để xét xử lại theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì Cơ quan Thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án. Việc thi hành án được thực hiện theo quy định của bản án, quyết định xét xử lại vụ án.
3. Trường hợp quyết định bản án, quyết định về dân sự có hiệu lực đã được Cơ quan Thi hành án dân sự thi hành xong, nhưng bị quyết định của Toà án giám đốc thẩm huỷ bỏ và đình chỉ vụ án thì căn cứ vào quyết định giám đốc thẩm, các đương sự có quyền thoả thuận việc giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản; nếu các bên không thoả thuận được với nhau mà tài sản thi hành án vẫn chưa chuyển dịch cho người thứ ba, thì Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án ra quyết định thi hành quyết định giám đốc thẩm theo yêu cầu của đương sự và buộc các bên hoàn trả lại tài sản hoặc phục hồi quyền tài sản như ban đầu.
Trường hợp bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật đã được Cơ quan Thi hành án dân sự thi hành xong, nhưng bị quyết định của Toà án giám đốc thẩm, mà tài sản đã được chuyển dịch hoặc các bên đương sự không có khả năng hoàn trả lại tài sản, thì Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án thông báo cho Toà án và giải thích đương sự về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Mục 7
THỦ TỤC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN
VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
Điều 113. Nguyên tắc thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án
1. Thi hành nhanh, kịp thời trong thời hạn quy định;
2. Toà án phải chuyển giao ngay hoặc giao cho đương sự trực tiếp nộp Quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự cho cơ quan thi hành án;
3. Không áp dụng quy định tại khoản 3 điều 30 của Bộ luật này khi thi hành quyết định khẩn cấp tạm thời của Toà án;
4. Trong trường hợp Toà án cùng một lúc cho áp dụng nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì cơ quan thi hành án phải đồng thời tổ chức thi hành các biện pháp đó.
Điều 114. Căn cứ thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời
Căn cứ thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm:
1. Quyết định của Toà án về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kèm theo giấy tờ bảo lãnh nếu có;
2. Quyết định của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án về thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Điều 115. Chuyển giao quyết định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
1. Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chuyển giao trực tiếp quyết định đó, kèm theo bản sao giấy tờ xác nhận người yêu cầu đã thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định tại điều 120 của Bộ luật Tố tụng dân sự, cho Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định; Toà án có thể giao cho đương sự trực tiếp nộp quyết định và giấy tờ đó cho Cơ quan thi hành án.
2. Trường hợp toà án giao quyết định áp dụng biện pháp bắt giữ tàu biển, tàu bay thì quyết định đó còn phải được chuyển giao ngay cho Cơ quan quản lý càng biển, cảng hàng không, cơ quan biên phòng, Cảnh sát biển, Cơ quan Hải quan và Cơ quan Công an nơi có tàu biển, tàu bay bị bắt giữ.
Điều 116. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan trong việc thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nơi người có nghĩa vụ cư trú, làm việc có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1,2,3,4 và 5 Điều 102 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người có nghĩa vụ cư trú hoặc có tài sản, lực lượng Cảnh sát tư pháp, Cơ quan có thẩm quyền đăng ký và quản lý tài sản và cơ quan, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm phối hợp và thực hiện yêu cầu của Cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 6,7,8 điều 102 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
3. Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước, cơ quan, đơn vị, cá nhân đang quản lý tiền, tài sản của người có nghĩa vụ có trách nhiệm phối hợp và thực hiện yêu cầu của Cơ quan Thi hành án dân sự trong việc thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 10 và 11 Điều 102 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
4. Lực lượng Cảnh sát tư pháp, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nơi người có nghĩa vụ cư trú, làm việc có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 12 Điều 102 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
5. Cơ quan quản lý cảng biển, cảng hàng không, lực lượng Cảnh sát tư pháp, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Cơ quan Hải quan và Cơ quan Công an, nơi có tàu biển, tàu bay bị bắt giữ có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan thi hành án dân sự biện pháp bắt giữ tàu biển, tàu bay.
Điều 117. Thủ tục thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Ngay sau khi nhận được quyết định của Toà án về việc ấp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự phải ra ngay quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên thi hành vụ việc trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định của Toà án.
Trường hợp Toà án quyết định áp dụng nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự phải phân công một hoặc nhiều Chấp hành viên tổ chức thi hành đồng thời các biện pháp đó.
2. Cơ quan Thi hành án dân sự được Toà án giao thi hành quyết định khẩn cấp tạm thời không được uỷ thác cho Cơ quan Thi hành án dân sự khác thi hành quyết định đó. Nếu xét thấy người phải thi hành án cư trú hoặc tài sản ở địa phương khác, thì Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự cử Chấp hành viên phối hợp với Cơ quan Thi hành án dân sự và các cơ quan có liên quan tại nơi người phải thi hành án cư trú hoặc tại nơi có tài sản của người đó tổ chức thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời.
3. Trường hợp quyết định khẩn cấp tạm thời do Cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện thi hành, nhưng do tính chất phức tạp và theo đề nghị của Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện, Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh phải ra quyết định rút hồ sơ và tổ chức chức thi hành trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đề nghị.
4. Các văn bản về thi hành quyết định khẩn cấp tạm thời phải được thông báo và tống đạt ngay cho đương sự, đồng thời phải được gửi cho Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp đó, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, nơi đương sự cư trú, làm việc hoặc có tài sản.
Điều 118. Cưỡng chế thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời
Sau khi có quyết định thi hành án, Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế sau đây:
1. Biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 110 của Bộ luật này để bảo đảm thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự.
2. Biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 111 của Bộ luật này để bảo đảm thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự.
3. Biện pháp cưỡng chế quy định tại các Điều 81, 82, 83 và 85 của Bộ luật này để bảo đảm thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự. Điều 109
4. Biện pháp cưỡng chế quy định tại của Bộ luật này để bảo đảm thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 5 Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự.
5. Trường hợp cưỡng chế thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 6 Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự, Chấp hành viên phải lập biên bản về việc kê biên tài sản tranh chấp, có chữ ký của Chấp hành viên, các bên đương sự và người làm chứng (nếu có). Trường hợp đương sự không ký vào biên bản kê biên thì phải ghi rõ vào biên bản.
Trường hợp kê biên tài sản tranh chấp là bất động sản, đồ vật được thực hiện theo quy định tại các Điều 88 và 89 của Bộ luật này.
Việc bảo quản tài sản kê biên được thực hiện theo quy định tại Điều 100 của Bộ luật này.
6. Biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 108 của Bộ luật này để bảo đảm thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 7 Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự.
7. Biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 109 của Bộ luật này để bảo đảm thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 8 Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự.
8. Biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 108 của Bộ luật này để bảo đảm thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 9 Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Sau khi thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chấp hành viên trừ chi phí cho việc thi hành và phải gửi ngay số tiền thu được còn lại vào tài khoản tạm gửi và thông báo cho Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp đó biết.
9. Biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này để bảo đảm thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 10 Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự.
10. Trường hợp cưỡng chế thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 11 Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự, Chấp hành viên ra quyết định buộc các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này và cơ quan giữ tài sản thực hiện quyết định của Toà án.
11. Biện pháp cưỡng chế quy định tại các Điều 108 và 109 của Bộ luật này để bảo đảm thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 12 Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự;
12. Trường hợp Toà án áp dụng biện pháp bắt giữ tàu biển, tàu bay, Cơ quan Thi hành án dân sự phối hợp với Cơ quan quản lý cảng biển, cảng hàng không và các cơ quan nói tại khoản 5 điều 116 của Bộ luật này thực hiện các biện pháp buộc tàu biển, tàu bay không được dịch chuyển khỏi nơi neo đậu.
Chấp hành viên có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại các Điều 108 và 109 của Bộ luật này đối với thuỷ thủ đoàn, phi hành đoàn và những người khác trên tàu biển, tàu bay bị bắt giữ.
Điều 119. Giải quyết vướng mắc trong việc thi hành quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trường hợp quyết định của Toà án về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không rõ hoặc trong quá trình thi hành có vướng mắc, Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự có quyền yêu cầu Toà án giải thích.
Chánh án Toà án phải xem xét và trả lời kiến nghị của Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự trong thời hạn ba ngày, kể từ thời điểm nhận được kiến nghị.
Điều 120. Thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp Toà án thay đổi, bổ sung
1. Trường hợp Toà án thay đổi hoặc bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự phải ra ngay quyết định thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời mới, đồng thời, ra quyết định chấm dứt thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời đã bị thay đổi.
2. Nếu các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 102 của Bộ luật Tố tụng dân sự bị Toà án thay đổi, nhưng Cơ quan Thi hành án dân sự đã thi hành được một phần, thì Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự phải thông báo cho Toà án và giải thích cho đương sự quyền yêu cầu Toà án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm giải quyết quyền lợi theo quy định tại Điều 101 và Điều 125 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Trường hợp biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 9 Điều 102 của Bộ luật Tố tụng dân sự bị Toà án thay đổi, nhưng Cơ quan Thi hành án dân sự đã thi hành xong, thì Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự phải thông báo và yêu cầu Toà án xử lý số tiền tạm giữ.
Điều 121. Đình chỉ thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời.
1. Trường hợp Toà án huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật Tố tụng dân sự, thì ngay sau khi nhận được quyết định của Toà án, Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi có quyết định đình chỉ thi hành biện pháp khẩn cấp tạm, Chấp hành viên phải làm thủ tục giải toả kê biên, trả lại tài sản, giải toả việc phong toả tài sản hoặc tài khoản của người có nghĩa vụ.
2. Trường hợp biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2, 3, 4 và 9 Điều 102 của Bộ luật Tố tụng dân sự bị Toà án huỷ bỏ, nhưng Cơ quan thi hành án dân sự thi hành được một phần hoặc toàn bộ, thì việc giải quyết quyền lợi của đương sự được thực hiện theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật này.
Điều 122. Chi phí thi hành
biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án
1. Chí phí thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời được tạm ứng từ kinh phí của Cơ quan thi hành án dân sự.
2. Người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thanh toán các chi phí cần thiết cho việc tổ chức thi hành quyết định đó.
Trường hợp Toà án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì chi phí tổ chức thi hành được thanh toán từ kinh phí của Cơ quan Thi hành án dân sự.
Chi phí cho việc thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 9 Điều 102 của Bộ luật Tố tụng dân sự được khấu trừ sau khi bán tài sản.
3. Việc tạm ứng, thu nộp, khấu trừ chi phí thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời do Chính phủ quy định cụ thể.
Điều 123. Khiếu nại, kháng nghị các quyết định về thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Đương sự, Viện kiểm sát nhân dân có quyền khiếu nại, kháng nghị các quyết định và hành vi của Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên trong việc thi hành trái pháp luật hoặc không thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại như sau:
a) Đối với khiếu nại quyết định hoặc hành vi của Chấp hành viên Cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện, thì Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự đó phải xem xét và ra quyết định giải quyết trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại hoặc kháng nghị.
Trường hợp đương sự, Viện kiểm sát nhân dân vẫn còn khiếu nại, kháng nghị, thì Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh phải xem xét, ra quyết định giải quyết trong thời hạnnămngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại hoặc kháng nghị. Quyết định giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu lực thi hành;
b) Đối với khiếu nại, kháng nghị quyết định hoặc hành vi của Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện; quyết định hoặc hành vi của Chấp hành viên Cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh,
thì Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh phải xem xét và ra quyết định giải quyết trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại hoặc kháng nghị.
Nếu đương sự, Viện kiểm sát nhân dân vẫn còn khiếu nại, kháng nghị, thì Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án thuộc Bộ Tư pháp xem xét, ra quyết định giải quyết trong thời hạnnămngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại hoặc kháng nghị. Quyết định giải quyết của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành;
c) Đối với khiếu nại, kháng nghị quyết định hoặc hành vi của Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh, thì Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án thuộc Bộ Tư pháp xem xét, ra quyết định giải quyết trong thời hạnbangày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại hoặc kháng nghị.
Nếu đương sự, Viện kiểm sát nhân dân vẫn còn khiếu nại, kháng nghị, thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, ra quyết định giải quyết trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại hoặc kháng nghị. Quyết định giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
CHƯƠNG VIII
KÊ BIÊN, BÁN ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 124. Quyền sử dụng đất được kê biên bán đấu giá
1. Quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà theo quy định pháp luật về đất đai được phép chuyển quyền sử dụng, được kê biên, đấu giá để bảo đảm thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Quyền sử đất đã được Toà án quyết định kê biên để bảo đảm thi hành án;
b) Quyền sử dụng đất của người phải thi hành án được kê biên, đấu giá khi có các điều kiện sau:
Người phải thi hành án không có tài sản khác hoặc có tài sản, nhưng không đủ để thi hành án;
Người phải thi hành án có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Chấp hành viên có trách nhiệm xác định điều kiện kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất.
3. Trường hợp người phải thi hành án có quyền sử dụng đất thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này mà một phần hoặc toàn bộ diện tích đất chưa có quyết định thu hồi đất, thì quyền sử dụng đất đó vẫn được kê biên, đấu giá.
Điều 125. Xác định giấy tờ về quyền sử dụng đất được kê biên, đấu giá
Việc xác định các giấy về quyền sử dụng đất được thực hiện như sau:
1. Người phải thi hành án có trách nhiệm xuất trình các giấy tờ về quyền sử dụng đất;
1. Trường hợp không xuất trình giấy tờ thì chấp hành viên xác minh tại Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà, đất.
Điều 126. Diện tích đất để lại cho người phải thi hành án
1. Trường hợp người phải thi hành án trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất đó, được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận thì khi kê biên, chấp hành viên phải để lại cho người phải thi hành án diện tích nhất định đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất.
2. Diện tích đất để lại được quyết định trên cơ sở mức lương thực thu nhập bình quân của một người trong 5 năm gần nhất ở địa phương, theo các điều kiện cụ thể sau đây:
a) Diện tích đất bình quân cho từng nhân khẩu trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại địa bàn xã đủ bảo đảm sản xuất để sinh sống trong sáu tháng, nếu trồng cây hàng năm, đất làm muối; trong mười hai tháng, trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản hoặc đất nông nghiệp khác;
b) Diện tích đất để lại cho hộ gia đình là tổng diện tích đất để lại của các thành viên hộ gia đình.
3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng đối với người phải thi hành án không trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
Điều 127. Kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất đã thế chấp
1. Quyền sử dụng đất đã thế chấp hợp pháp trước khi có quyết định thi hành án chỉ được kê biên, đấu giá trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản duy nhất có giá trị lớn hơn so với tổng số tiền phải thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm.
Người nhận thế chấp hợp pháp quyền sử dụng đất được ưu tiên thanh toán nợ trước khi thanh toán các khoản phải thi hành án khác.
2. Quyền sử dụng đất được thế chấp sau khi có quyết định thi hành án hoặc thế chấp không hợp pháp vẫn được kê biên để bảo đảm thi hành án. Người nhận thế chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất.
Hết thời hạn 3 tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì quyền sử dụng đất đã kê biên được bán đấu giá; nếu có người khởi kiện, thì quyền sử dụng đất được xử lý sau khi có bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất.
Điều 128. Diện tích đất kê biên, thứ tự kê biên quyền sử dụng đất
1. Chấp hành viên chỉ được kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất có giá trị đủ để bảo đảm thi hành án, chi phí thi hành án và các khoản tiền khác phải thanh toán.
2. Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất không đủ để thi hành án thì kê biên phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án có chung với người khác.
Điều 129. Thẩm quyền, trách nhiệm đấu giá quyền sử dụng đất đã kê biên
1. Chấp hành viên làm thủ tục ký hợp đồng uỷ quyền cho tổ chức bán đấu giá tài sản để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
2. Trong trường hợp chưa có tổ chức bán đấu giá tài sản hoặc tổ chức bán đấu giá tài sản từ chối ký hợp đồng uỷ quyền thì Chấp hành viên tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Điều 130. Bảo đảm quyền lợi của người nhận quyền sử dụng đất
1. Quyền, lợi ích hợp pháp của người nhận quyền sử dụng đất qua bán đấu giá được pháp luật công nhận và bảo vệ.
2. Người nhận quyền sử dụng đất qua bán đấu giá được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp thuê đất, người nhận quyền sử dụng đất qua bán đấu giá được ký hợp đồng tiếp tục thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 131. Xác định diện tích đất kê biên
1. Trước khi kê biên quyền sử dụng đất, chấp hành viên phải tạm thời xác định diện tích đất kê biên. Diện tích đất kê biên được xác định trên cơ sở
a) Số tiền phải thi hành án;
b) Giá trị quyền sử dụng đất;
c) Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
d) Các khoản thuế về quyền sử dụng đất phải nộp theo quy định của pháp luật;
đ) Chi phí thi hành án và các khoản khác phải thanh toán.
2. Chấp hành viên phải phối hợp với đại diện cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai và các cơ quan có liên quan để xác định vị trí, diện tích, ranh giới thửa đất kê biên.
Điều 132. Thông báo kê biên quyền sử dụng đất
Chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày kê biên, chấp hành viên phải thông báo kê biên quyền sử dụng đất trực tiếp cho người được thi hành án, người phải thi hành án, người nhận thế chấp, người nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất, các thành viên Hội đồng kê biên quyền sử dụng đất, Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có đất được kê biên biết; hoặc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và niêm yết kê biên tại trụ sở Cơ quan thi hành án và Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Điều 133. Kê biên quyền sử dụng đất là tài sản chung
1. Trường hợp người phải thi hành án và người có chung quyền sử dụng đất có thoả thuận bằng văn bản về phần quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận hoặc xác định được phần quyền sử dụng đất của từng người thì chỉ kê biên phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án.
2. Trường hợp không thoả thuận được bằng văn bản hoặc chấp hành viên không xác định được phần quyền sử dụng đất của từng người, thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp người phải thi hành án là vợ hoặc chồng thì hướng dẫn yêu cầu Toà án chia quyền sử dụng đất là tài sản chung theo quy định của Luật về hôn nhân và gia đình.
Hết thời hạn ba tháng, kể từ ngày hướng dẫn mà không yêu cầu Toà án chia quyền sử dụng đất thì phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án là diện tích đất bình quân của mỗi người trong diện tích đất mà vợ chồng có chung;
b) Trường hợp hộ gia đình mà không xác định được phần diện tích đất của người phải thi hành án thì phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án là diện tích đất bình quân của mỗi người trong hộ gia đình.
3. Trường hợp quyền sử dụng được dùng để góp vốn trước khi có quyết định thi hành án mà góp vốn không hình thành pháp nhân mới thì vẫn kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án đã góp vốn.
4. Trường hợp có tài sản của người khác gắn liền với đất thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo quy định tại Điều 141 của Bộ luật này.
Điều 134. Kê biên quyền sử dụng đất trong trường hợp có nhiều thửa đất, loại đất
1. Trường hợp người phải thi hành án có nhiều thửa đất hoặc nhiều loại đất mà có giá trị lớn hơn số tiền phải thi hành án, kể cả quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thì kê biên thửa đất hoặc loại đất theo đề nghị của người phải thi hành án, nếu không gây trở ngại việc thi hành án.
2. Trường hợp người phải thi hành án không đề nghị kê biên thì sau ba ngày làm việc, kể từ ngày được thông báo, Chấp hành viên phải lập biên bản và quyết định kê biên thửa đất, loại đất thích hợp.
Điều 135. Kê biên quyền sử dụng đất đang do người khác thuê, khai thác, sử dụng
1. Trường hợp quyền sử dụng đất đang cho người khác thuê, khai thác, sử dụng thì trước ít nhất là ba mươi ngày, chấp hành viên phải thông báo cho người đó biết diện tích đất, thửa đất, loại đất, thời điểm kê biên.
2. Trường hợp có tài sản của người đang thuê, khai thác, sử dụng đất gắn liền với đất của người phải thi hành án thì quyền lợi của người đang khai thác, sử dụng đất được giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 141 của Bộ luật này.
Điều 136. Giải thích quyền khiếu nại hoặc khởi kiện
1. Khi kê biên quyền sử dụng đất, nếu có tranh chấp về quyền sử dụng đất thì chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên, nhưng phải giải thích cho đương sự biết quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 128 của Luật đất đai và phải được lập thành văn bản.
2. Hết thời hạn ba tháng, kể từ ngày kê biên mà không có khiếu nại hoặc khởi kiện thì quyền sử dụng đất được xử lý để thi hành án. Nếu có người khiếu nại hoặc khởi kiện về quyền sử dụng đất đã kê biên, thì quyền sử dụng đất chỉ được xử lý sau khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định quyền sử dụng đất của người phải thi hành án.
3. Trong trường hợp kê biên, xử lý nhà cửa, công trình của người phải thi hành án để trả lại cho người được thi hành án một diện tích quá nhỏ về quyền sử dụng đất gắn liền với nhà cửa, công trình, thì chấp hành viên phải giải thích cho đương sự biết quyền khởi kiện yêu cầu toà án xử lý bằng giải pháp khác, và trả lại đơn yêu cầu thi hành án.
Điều 137. Những người tham gia kê biên quyền sử dụng đất
1. Việc kê biên quyền sử dụng đất phải được tiến hành trên thực địa, phải có mặt những người sau đây:
a) Chấp hành viên, cán bộ thi hành án;
b) Đại diện cơ quan có thẩm quyền quản lý về đất đai ở địa phương;
c) Đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có đất bị kê biên;
d) Người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người sử dụng đất liền kề.
2. Trường hợp người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đã được thông báo cố tình vắng mặt thì chấp hành viên lập biên bản và vẫn tiến hành kê biên quyền sử dụng đất.
Điều 138. Xác định vị trí, diện tích, ranh giới thửa đất bị kê biên
1. Khi kê biên quyền sử dụng đất phải căn cứ vào các giấy tờ về quyền sử dụng đất của người phải thi hành án.
2. Việc kê biên quyền sử dụng đất phải được lập thành biên bản ghi rõ vị trí, diện tích, ranh giới thửa đất được kê biên, có chữ ký của những người tham gia kê biên. Trường hợp người được thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan vắng mặt hoặc cố tình không ký vào biên bản, thì phải ghi rõ vào biên bản.
Điều 139. Định giá quyền sử dụng đất đã kê biên
Việc định giá quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Quyền sử dụng đất đã kê biên được định giá theo thoả thuận giữa người được thi hành án, người phải thi hành án và người có chung quyền sử dụng đất với người phải thi hành án. Thời hạn để các bên đương sự thoả thuận về giá không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày quyền sử dụng đất được kê biên;
2. Trường hợp các bên đương sự không thoả thuận hoặc không thoả thuận được giá trị quyền sử dụng đất thì trong thời hạn không quá mười lăm ngày, chấp hành viên đề nghị cơ quan thẩm định giá có thẩm quyền xác định giá trị quyền sử dụng đất trong thời gian mười năm ngày, kể từ ngày nhận yêu cầu của cơ quan thi hành án;
3. Giá trị quyền sử dụng đất là giá khởi điểm được áp dụng khi đấu giá quyền sử dụng đất.
Điều 140. Tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất đã kê biên
1. Nếu diện tích đất kê biên đang do người phải thi hành án quản lý, khai thác, sử dụng, thì chấp hành viên tạm giao diện tích đất đã kê biên cho người đó.
Trường hợp diện tích đất kê biên đang do tổ chức hoặc cá nhân khác quản lý, khai thác, sử dụng thì tạm giao cho tổ chức, cá nhân đó.
2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc tổ chức, cá nhân không nhận, thì chấp hành viên tạm giao diện tích cho tổ chức, cá nhân khác quản lý, khai thác, sử dụng.
3. Việc tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất đã kê biên phải được lập biên bản ghi rõ:
a) Hiện trạng sử dụng đất;
b) Thời hạn tạm giao quản lý, khai thác sử dụng đất; diện tích, loại đất, số thửa đất, số bản đồ;
c) Quyền và nghĩa vụ cụ thể của người được tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất.
4. Trong thời hạn tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất đã kê biên, người được tạm giao không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, để thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất; không được sử dụng đất trái mục đích.
Điều 141. Xử lý tài sản gắn liền với đất khi kê biên quyền sử dụng đất
Khi kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà có tài sản gắn liền với đất:
1. Trường hợp tài sản đó thuộc sở hữu của người phải thi hành án thì kê biên cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
2. Trường hợp tài sản thuộc sở hữu của người khác thì xử lý như sau:
a) Đối với tài sản có trước khi người khải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện chuyển tài sản để trả quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Trường hợp người có tài sản không tự nguyện chuyển tài sản thì chấp hành viên hướng dẫn người có tài sản và người phải thi hành án thoả thuận bằng văn bản về phương thức giải quyết tài sản. Trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày hướng dẫn mà họ không thoả thuận được, thì chấp hành viên tổ chức kê biên để bán đấu giá tài sản cùng với quyền sử dụng đất.
Nếu người có tài sản là người thuê đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà không hình thành pháp nhân mới, thì người có tài sản được quyền tiếp tục ký hợp đồng thuê đất, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất với người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn còn lại của hợp đồng đã ký kết với người phải thi hành án. Trường hợp này, chấp hành viên có trách nhiệm thông báo cho người tham gia đấu giá, người được nhận quyền sử dụng đất về quyền tiếp tục ký hợp đồng của người có tài sản gắn liền với đất;
b) Đối với tài sản có sau khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện chuyển tài sản để trả lại quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Sau thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày yêu cầu, mà người có tài sản không chuyển tài sản hoặc tài sản không thể chuyển được, thì chấp hành viên tổ chức kê biên để bán đấu giá cùng với quyền sử dụng đất.
Riêng đối với tài sản có sau khi kê biên, nếu người có tài sản không chuyển tài sản hoặc tài sản không thể chuyển được, thì tài sản phải bị tháo dỡ. chấp hành viên tổ chức tháo dỡ tài sản, trừ trường hợp người nhận quyền sử dụng đất hoặc người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đồng ý mua tài sản;
c) Người có tài sản gắn liền với đất của người phải thi hành án được hoàn trả tiền bán tài sản, nhận lại tài sản, nếu tài sản bị tháo dỡ, nhưng phải chịu các chi phí kê biên, định giá, bán đấu giá, tháo dỡ tài sản;
3. Đối với tài sản là cây trồng, vật nuôi ngắn ngày chưa đến mùa thu hoạch hoặc tài sản đang trong quy trình sản xuất khép kín chưa kết thúc thì sau khi kê biên, chấp hành viên chỉ tiến hành xử lý khi đến mùa thu hoạch hoặc khi kết thúc quy trình sản xuất kép kín.
Điều 142. Giải quyết việc nhận quyền sử dụng đất đã kê biên
Việc nhận quyền sử dụng đất đã kê biên, định giá, kể cả quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, trước khi đấu giá, được giải quyết theo quy định sau đây:
1. Trường hợp người phải thi hành án và người được thi hành án đồng ý nhận quyền sử dụng đất đã kê biên để thi hành án thì chấp hành viên lập biên bản ghi nhận, thoả thuận, ra quyết định công nhận việc nhận quyền sử dụng đất đã kê biên để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Trường hợp người phải thi hành án có chung quyền sử dụng đất với người khác thì người có chung quyền sử dụng đất được ưu tiên nhận quyền sử dụng đất đã kê biên. Thời hạn thực hiện quyền ưu tiên quy định tại Điều này là ba tháng, kể từ ngày quyền sử dụng đất được định giá.
Trong thời hạn thực hiện quyền ưu tiên, nếu người có chung quyền sử dụng đất có văn bản đề nghị nhận quyền sử dụng đất và đã thanh toán đủ tiền nhận quyền sử dụng đất thì chấp hành viên lập biên bản ghi đề nghị đó, ra quyết định công nhận để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 143. Thời hạn làm thủ tục uỷ quyền đấu giá quyền sử dụng đất đã kê biên
1. Trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận quyền sử dụng đất hoặc người phải thi hành án không đồng ý cho người được thi hành án nhận quyền sử dụng đất để thi hành án, kể cả quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, thì trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày định giá, chấp hành viên phải làm thủ tục ký hợp đồng uỷ quyền với tổ chức bán đấu giá tài sản để đấu giá quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp hết thời hạn thực hiện quyền ưu tiên quy định tại khoản 2 Điều 142 của Bộ luật này mà người có chung quyền sử dụng đất với người phải thi hành án không có văn bản đề nghị nhận quyền sử dụng đất, thì trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, chấp hành viên phải làm thủ tục ký hợp đồng uỷ quyền với tổ chức bán đấu giá tài sản để đấu giá quyền sử dụng đất.
Trong thời hạn thực hiện quyền ưu tiên, nếu người có chung quyền sử dụng đất với người phải thi hành án có văn bản đề nghị không nhận quyền sử dụng đất thì trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, chấp hành viên phải làm thủ tục ký hợp đồng uỷ quyền với tổ chức bán đấu giá tài sản để đấu giá quyền sử dụng.
3. Đối với những địa phương chưa thành lập tổ chức bán đấu giá tài sản, thì trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, chấp hành viên tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Điều 144. Thông báo đấu giá quyền sử dụng đất đã kê biên
1. Trước khi mở cuộc đấu giá quyền sử dụng đất, chấp hành viên phải thông báo và niêm yết công khai về thời gian, địa điểm, loại đất, hạng đất, diện tích đất, tình trạng đất, giá khởi điểm quyền sử dụng đất được đấu giá tại trụ sở cơ quan thi hành án, Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có đất bị kê biên và phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân, người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, lợi ích, nghĩa vụ liên quan biết.
2. Thời hạn thông báo, hình thức thông báo đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Điều 145. Nhận lại quyền sử dụng đất đã kê biên
Trước khi mở cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ba ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại quyền sử dụng đất, nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế đã phát sinh từ kê biên, chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất. Chấp hành viên phải ra quyết định giải toả kê biên quyền sử dụng đất trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày người phải thi hành án nộp đủ tiền phải thi hành án và các khoản tiền phải thanh toán khác.
Điều 146. Đấu giá quyền sử dụng đất đã kê biên
1. Người được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất đã kê biên phải thuộc trường hợp được nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Quyền sử dụng đất được bán cho người trả giá cao nhất, nhưng không thấp hơn giá khởi điểm.
Trường hợp không có người tham gia đấu giá nào trả giá cao hơn hoặc bằng giá khởi điểm hoặc sau ba lần thông báo đấu giá quyền sử dụng đất mà không có người nào tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá được coi là không thành. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày đấu giá không thành, chấp hành viên tổ chức định giá lại theo hướng giảm giá để tiếp tục đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định về xử lý tài sản kê biên không bán được.
3. Sau hai lần giảm giá mà không bán được quyền sử dụng đất đã kê biên, chấp hành viên yêu cầu người được thi hành án nhận quyền sử dụng đất theo giá đã giảm lần sau cùng để thi hành án. Nếu người được thi hành án đồng ý, thì chấp hành viên lập biên bản và ra quyết định công nhận việc nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Nếu người được thi hành án không nhận quyền sử dụng đất, thì chấp hành viên ra quyết định giải toả kê biên, trả lại quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án.
4. Người phải thi hành án phải chịu chi phí kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất không thành, trừ trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.
Điều 147. Thanh toán số tiền thu được từ kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất
Số tiền thu được từ kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất sau khi đã trừ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất và các khoản thuế, lệ phí khác mà người phải thi hành án phải nộp theo quy định của pháp luật, được thanh toán theo thứ tự quy định của Bộ luật này.
Điều 148. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá hoặc người nhận quyền sử dụng đất
1. Chấp hành viên có trách nhiệm lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gửi đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Trường hợp không thu hồi được giấy tờ về quyền sử dụng đất đã kê biên, thì Chấp hành viên phải gửi văn bản nêu rõ lý do không thu hồi được giấy tờ cho cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai.
Trong thời hạn không quá bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chấp hành viên, cơ quan có thẩm quyền đăng ký bất động sản có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và gửi báo cáo đến Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu người phải thi hành án nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất, đồng thời, gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có đất đã kê biên để niêm yết.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu, người phải thi hành án có trách nhiệm nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất có quan có thẩm quyền đăng ký bất động sản.
Trường hợp người phải thi hành án không giao nộp các giấy tờ, thì trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền đăng ký bất động sản đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định huỷ các giấy tờ về quyền sử dụng đất của người phải thi hành án và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 149. Cưỡng chế chuyển quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất
1. Trường hợp người phải thi hành án, người đang quản lý, khai thác, sử dụng đất không tự nguyện chuyển quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất, thì chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế buộc phải chuyển quyền sử dụng đất.
2. Trường hợp người bị cưỡng chế chuyển quyền sử dụng đất cố tình vắng mặt, mặc dù đã được thông báo, thì chấp hành viên vẫn thực hiện quyết định cưỡng chế và phạt tiền đối với người đó theo quy định của Bộ luật này.
3. Việc xử lý tài sản có trên đất đã kê biên, đấu giá được thực hiện theo quy định tại Điều 141 của Chương này.
4. Trường hợp đương sự từ chối nhận tài sản thì chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và giao cho người nhận bảo quản hoặc bảo quản tại cơ quan thi hành án, và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản; nếu người có tài sản không nhận, thì tài sản đó được xử lý theo quy định về cưỡng chế thi hành nghĩa vụ chuyển quyền sử dụng đất.
CHƯƠNG IX
THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA
TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI, PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI
Mục 1
THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI, PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI
Điều 150. Nguyên tắc thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài; quyết định lao động, phán quyết của Trọng tài nước ngoài
Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành sau khi được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 151. Bảo đảm hiệu lực của quyết định của Toà án Việt Nam công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; quyết định lao động, phán quyết của Trọng tài nước ngoài
1. Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của Toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài không được Toà án Việt Nam công nhận, thì mặc nhiên không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
3. Trong trường hợp người phải thi hành không tự nguyện chấp hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành theo quy định của Bộ luật này.
Điều 152. Bảo đảm thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; quyết định lao động, phán quyết của Trọng tài nước ngoài
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật, Toà án gửi quyết định đó và bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài cho Cục thi hành án cấp tỉnh để thi hành.
2. Trong trường hợp Toà án nhân dân tối cao xét lại quyết định công nhận bị kháng cáo, kháng nghị thì quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng. Tòa án nhân dân tối cao gửi quyết định đó và bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài cho Cục thi hành án cấp tỉnh, nơi Toà án đã ra quyết định công nhận bị kháng cáo, kháng nghị, đồng thời, gửi quyết định đó cho Toà án cùng cấp.
3. Việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài phải tuân theo các quy định của Bộ luật này.
Điều 153. Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của trọng tài nước ngoài
1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét việc huỷ bỏ bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài đang có yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, thì Toà án đang xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định, phán quyết, quyết định đó có quyền tạm hoãn xem xét công nhận và cho thi hành.
Trong trường hợp bản án, quyết định đã được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nhưng chưa thực hiện việc thi hành, thì Toà án thông báo cho cơ quan thi hành án để dừng thi hành án.
Trong trường hợp bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài đã được công nhận và đang được thi hành, thì Toà án thông báo cho cơ quan thi hành án ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án và gửi quyết định đó cho Toà án đã ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài.
2. Cục trưởng cục thi hành án cấp tỉnh có trách nhiệm áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật này.
3. Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định của Trọng tài nước ngoài trong trường hợp bản án, quyết định đó đang được thi hành hoặc đã được thi hành xong, được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 154. Huỷ bỏ quyết định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài
1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã huỷ bỏ bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài đang có yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, thì Toà án đang xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định đó đình chỉ xem xét công nhận và cho thi hành.
Trong trường hợp bản án, quyết định đã được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nhưng chưa thực hiện việc thi hành, thì Toà án đã ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định đó ra quyết định huỷ bỏ và thông báo cho cơ quan thi hành án biết.
Trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài đã được công nhận và đang được thi hành, thì Toà án đã ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định đó ra quyết định huỷ bỏ và gửi quyết định đó cho cơ quan thi hành án.
2. Ngay sau khi nhận được quyết định của Toà án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài.
3. Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài, việc đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó trong trường hợp bản án, quyết định đang được thi hành hoặc đã được thi hành xong, được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 155. Bảo đảm chuyển tiền và tài sản thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài
1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo chuyển tiền và tài sản thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết, quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, ra nước ngoài. Việc chuyển tiền và tài sản đó được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Cục thi hành án cấp tỉnh có trách nhiệm chuyển tiền và tài sản ra nước ngoài cho bên được thi hành án. Chi phí chuyển tiền và tài sản ra nước ngoài được tính và thu theo quy định của pháp luật.
Mục 2
THI HÀNH PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI TRONG NƯỚC
Điều 156. Thi hành phán quyết của Trọng tài trong nước
1. Phán quyết của Trung tâm trọng tài thương mại trong nước phải được thi hành theo quy định của Bộ luật này.
2. Việc cưỡng chế thi hành phán quyết của Trung tâm trọng tài thương mại được thực hiện theo quy định tại ChươngVII và Chương VIII Phần thứ hai của Bộ luật này
CHƯƠNG X
THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH
Điều 157. Thi hành án hành chính
1. Việc thi hành quyết định về tài sản trong bản án, quyết định của Toà án hành chính do các cơ quan thi hành án tổ chức thực hiện như các quy định về trình tự thủ tục thi hành án dân sự quy đinh tại Bộ luật này.
2. Việc thi hành quyết định hành chính, hành vi hành chính không có liên quan đến tài sản theo quy định của bản án, quyết định của Toà án hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương này của Bộ luật thi hành án.
Điều 1587. Nghĩa vụ thực hiện bản án, quyết định về hành chính
Cơ quan Nhà nước, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật phải hủy, sửa đổi quyết định, chấm dứt hành vi trái pháp luật theo đúng bản án, quyết định mà Tòa án đã tuyên. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà cơ quan, tổ chức nói trên không thi hành, thì cá nhân, tổ chức được thi hành án có quyền làm đơn đề nghị cơ quan thi hành án cùng cấp với Toà án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc cơ quan Nhà nước, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật phải ra các quyết định phù hợp để khôi phục lại tình trạng ban đầu theo đúng bản án, quyết định mà Tòa án đã tuyên.
Điều 159. Thụ lý và tổ chức thi hành án hành chính
Thủ tục nhận đơn yêu cầu, ra quyết định thi hành án, thông báo quyết định thi hành án; quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án; quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án; quyền, nghĩa vụ của người có quyền, nghĩa vụ liên quan; hoãn thi hành án; tạm đình chỉ thi hành án; đình chỉ thi hành án; trả lại đơn yêu cầu thi hành án; gửi quyết định thi hành án; kết thúc việc thi hành án thực hiện như các quy định về thi hành án theo đơn yêu cầu quy định tại Chương IV và Chương V Phần thứ hai của Bộ luật này.
Điều 160. Thực hiện quyết định của Chấp hành viên
1. Chấp hành viên ấn định cho cơ quan Nhà nước, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật, thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được Thông báo về thi hành án để hủy, sửa đổi quyết định, chấm dứt hành vi trái pháp luật theo đúng bản án, quyết định mà Tòa án đã tuyên.
2. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu cơ quan Nhà nước, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật không ra quyết định phù hợp để khôi phục lại tình trạng ban đầu theo đúng bản án, quyết định mà Tòa án đã tuyên thì Chấp hành viên có quyền xử phạt hành chính và ấn định thời hạn năm ngày làm việc, để cơ quan Nhà nước, công chức đó thực hiện, đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp trên xem xét xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan Nhà nước, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
3. Trường hợp đã bị xử lý hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan Nhà nước, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật, vẫn tiếp tục không thực hiện, thì cơ quan thi hành án đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu cơ quan nhà nước, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật về tội không chấp hành án theo quy định của Bộ luật hình sự.
CHƯƠNG XI
LỆ PHÍ, PHÍ, CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN
Điều 161. Lệ phí nộp đơn yêu cầu thi hành án
Người được thi hành án phải chịu lệ phí nộp đơn yêu cầu thi hành án.
Điều 162. Phí thi hành án
1. Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án đối với khoản thi hành án có giá ngạch tính trên giá trị tài sản hoặc số tiền được nhận theo bản án, quyết định của Tòa án, trừ trường hợp thi hành các khoản sau đây:
a) Tiền cấp dưỡng;
b) Tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm;
c) Tiền lương, tiền công lao động;
d) Tiền trợ cấp mất việc làm, tiền trợ cấp thôi việc, tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Mức lệ phí nộp đơn yêu cầu thi hành án, phí thi hành án, việc thu nộp, quản lý, sử dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 163. Chi phí cưỡng chế thi hành án
1. Chi phí cưỡng chế thi hành án bao gồm:
a) Chi phí kê biên tài sản gồm có tiền bồi dưỡng, chi phí bảo vệ cưỡng chế; chi phí phòng cháy nổ (nếu có); chi phí xây ngăn, trừ trường hợp bản án, quyết định của Toà án xác định rõ người được thi hành án phải chịu một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn;
b) Chi phí định giá, định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 của Điều này; chi phí bán đấu giá tài sản gồm có chi phí định giá, chi phí tổ chức định giá lại tài sản (nếu người phải thi hành án đề nghị định giá lại); tiền thuê địa điểm, phương tiện tổ chức bán đấu giá (nếu có); phí bán đấu giá theo quy định trong trường hợp chấp hành viên ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá tài sản bán tài sản;
c) Chi phí thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản;
d) Chi phí cưỡng chế.
Mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia cưỡng chế được áp dụng theo quy định của Bộ tài chính. Các khoản chi phí khác phải căn cứ theo mức chi thực tế hợp lý do thủ trưởng cơ quan thi hành án duyệt theo đề xuất của chấp hành viên. Các khoản chi phí cưỡng chế phải được thông báo cho đương sự biết.
Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án nộp hoặc được khấu trừ vào tiền bán đấu giá tài sản hoặc khấu trừ vào tài sản của người phải thi hành án đang do người khác giữ, thuê, vay, mượn, sửa chữa.
2. Người được thi hành án phải chịu chi phí định giá lại tài sản, nếu người đó yêu cầu.
3. Ngân sách nhà nước chịu chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp định giá lại tài sản theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật này và đối với các khoản thu cho Nhà nước; trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 164 của Bộ luật này, và các chi phí cần thiết khác (nếu có).
Người có lỗi do vi phạm thủ tục định giá tài sản, quyết định miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án sai quy định, dẫn đến việc ngân sách Nhà nước phải chịu, có trách nhiệm bồi hoàn khoản tiền đó.
4. Trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên phải lập, trình thủ trưởng cơ quan thi hành án phê duyệt kế hoạch cưỡng chế về thời gian, lực lượng tham gia, phương án tiến hành cưỡng chế, dự trù mức chi phí cưỡng chế và làm thủ tục tạm ứng kinh phí cưỡng chế, dự trù mức chi phí cưỡng chế và thông báo cho đương sự biết.
Sau khi xử lý tài sản hoặc thu được tiền của người phải thi hành án, chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng.
5. Chi phí cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ kinh phí của cơ quan thi hành án, từ tiền tạm ứng chi phí thi hành án do người được thi hành án nộp và được hoàn trả ngay sau khi cơ quan thi hành án thu được tiền của người phải thi hành án.
Điều 164. Miễn, giảm phí thi hành án
1. Trong các trường hợp sau đây, người được thi hành án có thể được xét, miễn, giảm phí thi hành án:
a) Có khó khăn về kinh tế;
b) Thuộc diện gia đình chính sách có công với cách mạng;
c) Thuộc diện người dân tộc thiểu số;
d) Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.
2. Để được xét, miễn, giảm phí thi hành án, đương sự phải làm đơn đề nghị, có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án nơi nhận được đơn đề nghị của đương sự xem xét, quyết định việc miễn, giảm phí thi hành án.
Điều 165. Miễn, giảm chi phí thi hành án
1. Người phải thi hành án có thể được xét miễn, giảm chi phí thi hành án trong trường hợp:
a) Thuộc các đối tượng chính sách xã hội và chính sách dân tộc;
b) Tự nguyện thi hành án;
c) Theo quy định của Chính phủ.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án nơi nhận đơn đề nghị của đương sự xem xét, quy định việc miễn, giảm chi phí thi hành án.
CHƯƠNG XII
CHẤP HÀNH VIÊN, THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG
CƠ QUAN THI HÀNH ÁN
Mục 1
CHẤP HÀNH VIÊN
Điều 166. Chấp hành viên
1. Chấp hành viên là công chức nhà nước được giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định quy định tại Điều 20 của Bộ luật này.
Chấp hành viên được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ năm năm.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chấp hành viên được pháp luật bảo vệ và phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án.
3. Chấp hành viên được cấp trang phục, phù hiệu, thẻ chấp hành viên để sử dụng khi làm nhiệm vụ và được hưởng thang lương, bậc lương theo quy định của Chính phủ.
Điều 167. Tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chấp hành viên
1. Công dân Việt nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án, có thời gian làm công tác pháp luật, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm chấp hành viên.
2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án cấp huyện thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm chấp hành viên cấp huyện.
3. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, đã làm chấp hành viên cơ quan thi hành án cấp huyện từ năm năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm chấp hành viên cấp tỉnh.
Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của cơ quan thi hành án, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm chấp hành viên cấp tỉnh.
4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn chấp hành viên.
Chính phủ quy định thành phần Hội đồng tuyển chọn chấp hành viên, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chấp hành viên cơ quan thi hành án.
Điều 168. Nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên
Chấp hành viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự;
2. Triệu tập đương sự, người liên quan đến việc thi hành án đến trụ sở cơ quan thi hành án hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án để thực hiện việc thi hành án; giải thích, thuyết phục các đương sự tự nguyện thi hành án;
3. Ấn định thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án;
4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan xử lý tang vật, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án;
5. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án để bảo đảm việc thi hành; yêu cầu cảnh sát tư pháp dẫn giải người phải thi hành án áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để khám xét, truy tìm tài sản để thi hành án khi cần thiết;
6. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành án; quyết định xử phạt hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án cùng cấp kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm; yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra trong thi hành án;
7. Thực hiện nhiệm vụ khác do thủ trưởng Cơ quan thi hành án giao.
Mục 2
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THỦ TRƯỞNG,
PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THI HÀNH ÁN
Điều 169. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án
1. Cục trưởng Cục Thi hành án cấp tỉnh, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án cấp tỉnh đồng thời là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh.
2. Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án cấp huyện đồng thời là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp huyện.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định sau khi thoả thuận thống nhất bằng văn bản với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện.
Điều 170. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện có nhiệm vụ quyền hạn:
a) Ra quyết định thi hành án;
b) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động thi hành án của Cơ quan thi hành án;
c) Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên trong việc thi hành án dân sự;
d) Kiểm tra các hoạt động thi hành án của Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án và Chấp hành viên;
đ) Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án và Chấp hành viên;
e) Quyết định thay đổi Chấp hành viên;
g) Hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra công tác thi hành án đối với chấp hành viên hoặc cơ quan thi hành án cấp dưới;
h) Đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân phối hợp tổ chức thi hành án;
i) Yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định đó để thi hành;
k) Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu có căn cứ cho thấy có vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án hoặc phát hiện có tình tiết mới;
l) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án theo thẩm quyền;
m) Xử phạt hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm; yêu cầu bồi thường thiệt hại trong thi hành án;
n) Trả lời vướng mắc về nghiệp vụ thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp dưới trong thời hạn quy định.
o) Trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Bộ luật này.
p) Báo cáo công tác thi hành án trước Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp trên và Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án giúp thủ trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của thủ trưởng.
2. Tổng cục trưởng Tổng Cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo công tác thi hành và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, trả lời kháng nghị và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này và theo quy định của pháp luật.
Điều 171. Trang phục của công chức làm công tác thi hành án
Công chức làm công tác thi hành án dân sự được cấp trang phục theo quy định của Chính phủ.
CHƯƠNG XIII
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN , TRÁCH NHIỆM CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN, UỶ BAN NHÂN DÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 172. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Tòa án nhân dân đối với việc thi hành án
1. Theo thẩm quyền của mình, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm hiệu lực và khả năng thực thi của bản án, quyết định đã tuyên;
b) Kịp thời giải thích bản án, quyết định chưa rõ ràng theo yêu cầu của người được thi hành án hoặc của cơ quan thi hành án trong thời hạn quy định để bảo đảm thi hành bản án, quyết định đó;
c) Giải quyết vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong quá trình thi hành án trong thời hạn tối đa không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của đương sự hoặc của cơ quan thi hành án;
d) Kịp thời quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của cơ quan thi hành án, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự;
đ) Chịu trách nhiệm về việc kháng nghị, ra quyết định hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án trái pháp luật và hậu quả xảy ra trong trường hợp đã thi hành xong và đang thi hành dở dang bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
2. Chánh án Tòa án nhân dân có trách nhiệm bố trí thẩm phán và thời gian hàng tháng, hàng quý để thực hiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.
Điều 173. Nhiệm vụ, quyền hạn, của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý và tổ chức thi hành án
1. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về thi hành án ở địa phương theo quy định tại Điều 18 của Bộ luật này.
2. Trong chỉ đạo tổ chức thi hành án, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tập trung chỉ đạo thi hành án đối với các vụ án lớn, trọng điểm, phức tạp, có ảnh hưởng về chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương;
b) Chỉ đạo giải quyết các vướng mắc lớn trong thi hành án;
c) Chỉ đạo thực hiện các giải pháp đồng bộ để giải quyết cơ bản tình trạng tồn đọng án chưa thi hành ở địa phương;
d) Chỉ đạo các cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện nhanh chóng, kịp thời việc đăng ký chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thi hành án theo nguyên tắc cải cách hành chính và quy định của Bộ luật này;
đ) Chỉ đạo việc xã hội hóa công tác thi hành án theo quy định của Bộ luật này, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương.
Điều 174. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng, Tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội
Trong lĩnh vực thi hành án, Ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thực hiện kịp thời quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời, bản án, quyết định của Toà án, quyết định của cơ quan thi hành án về phong tỏa tài khoản, khấu trừ tiền từ tài khoản của người phải thi hành án để bảo đảm thi hành án;
2. Cung cấp thông tin, số liệu về tài khoản của người phải thi hành án theo yêu cầu của chấp hành viên, cơ quan thi hành án trong thời hạn quy định;
3. Được yêu cầu cơ quan thi hành án gửi quyết định khẩn cấp tạm thời, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án để lưu hồ sơ; giữ bí mật tài khoản của khách hàng theo quy định của pháp luật.
4. Ngân hàng, Tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội phải chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả bất lợi xảy ra do không thực hiện đúng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và có thể bị xử phạt tiền theo quy định của pháp luật.
Điều 175. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm
Cơ quan đăng ký tài sản, Văn phòng đăng ký bất động sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
1. Thực hiện đúng các quy định có liên quan của Bộ luật này;
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, biên bản bán đấu giá tài sản, biên bản bán đấu giá quyền sử dụng đất và giấy tờ cần thiết khác, phải làm thủ tục đăng ký, đăng ký lại quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người được thi hành án, người có quyền, lợi ích liên quan đến thi hành án;
3. Trong trường hợp nhận được yêu cầu của cơ quan thi hành án hoặc của người được thi hành án gửi kèm theo bản sao, bản án, quyết định của Tòa án, phải tạm ngưng giao dịch đối với tài sản của người phải thi hành án đã đăng ký tại cơ quan, văn phòng của mình và thông báo cho người phải thi hành án biết để giải quyết việc thi hành án;
4. Ra quyết định thu hồi hoặc hủy các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quyền sử dụng đất, giấy tờ đăng ký giao dịch bảo đảm đã cấp trước đây cho người phải thi hành án; cấp mới các giấy tờ theo quy định của Bộ luật này.
PHẦN THỨ BA
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
CHƯƠNG XIV
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 176. Nguyên tắc thi hành án hình sự
1. Chấp hành ngay, đúng bản án, quyết định hình sự của Toà án.
2. Kết hợp giáo dục với cải tạo người bị kết án; kết hợp cải tạo, giáo dục phạm nhân với lao động, dạy nghề; chăm lo đời sống, sức khoẻ, sinh hoạt của phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù. Khuyến khích người bị kết án và gia đình góp phần khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.
3. Phát huy sự tham gia của gia đình người bị kết án, các đoàn thể xã hội và nhân dân trong công tác thi hành án hình sự.
4. Thời gian tạm giam, tạm giữ trước khi Toà án kết án đối với bị cáo được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù và hình phạt cải tạo không giam giữ;
5. Việc xét miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt được thực hiện chặt chẽ, công minh và công khai theo chính sách hình sự của nhà nước, chính sách phòng, chống tái phạm tội, tạo điều kiện cho phạm nhân hoàn lương, hoà nhập cộng đồng xã hội;
6. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền con người của người bị kết án; nghiêm cấm mọi hình thức nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người đang chấp hành các hình phạt.
Điều 177. Thời hiệu thi hành án hình sự
1. Thời hiệu thi hành án hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật hình sự.
Thời hiệu thi hành án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 55 Bộ luật hình sự mà người bị kết án phạm tội mới thì thời gian đã qua không được tính, nếu người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính.
2. Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
Điều 178. Căn cứ thi hành án hình sự
Căn cứ thi hành án hình sự bao gồm:
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc tuy chưa có hiệu lực nhưng được thi hành ngay theo quy định của pháp luật;
2. Quyết định thi hành án của Chánh án Tòa án hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.
Điều 179. Thẩm quyền ra quyết định thi hành án
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, những người sau đây phải ra quyết định thi hành án:
a) Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm vụ án ra quyết định thi hành án hình sự, trừ án phạt tiền và án tịch thu tài sản;
b) Cục trưởng Cục thi hành án cấp tỉnh ra quyết định thi hành án phạt tiền, án tịch thu tài sản của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, của các Tòa án quân sự và án phạt tiền, án tịch thu tài sản của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng do tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều huyện mà xét thấy cần thiết lấylên để thi hành;
c) Chi cục trưởng Chi cục thi hành án cấp huyện ra quyết định thi hành án phạt tiền và án tịch thu tài sản của Tòa án nhân dân cấp huyện.
2. Những người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này có thể ủy thác cho Tòa án hoặc cơ quan thi hành án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.
Điều 180. Quyết định thi hành án
Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ, tên người ra quyết định thi hành án; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành án; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; số ký hiệu của bản án hoặc quyết định mà người bị kết án phải chấp hành.
Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại thì quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, người đó phải có mặt tại cơ quan cảnh sát tư pháp để chấp hành án.
Điều 181. Gửi quyết định thi hành án
Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 179 của Bộ luật này phải gửi quyết định thi hành án, trích lục bản án hoặc quyết định cho Viện kiểm sát cùng cấp nơi thi hành án, cơ quan thi hành án và người bị kết án.
Điều 182. Ủy thác thi hành án
Trong trường hợp ủy thác thi hành án, Chánh án Tòa án hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án nhận được quyết định ủy thác phải ra quyết định thi hành án và gửi bản sao bản án, quyết định thi hành án cho Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án có thẩm quyền và người bị kết án trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác.
Điều 183. Trách nhiệm phối hợp trong việc thi hành án
Cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình người bị kết án và mọi công dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án trong công tác thi hành án và giúp đỡ người đã mãn hạn chấp hành án tạo lập cuộc sống bình thường.
Điều 184. Trách nhiệm thông báo về quyền được xoá án tích
Trong thời hạn chậm nhất là 01 tháng trước khi người bị kết án chấp hành xong hình phạt, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án chấp hành hình phạt có trách nhiệm thông báo cho người đó biết về quyền được xoá án tích.
Điều 185. Chế độ báo cáo
Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, thi hành biện pháp tư phápgiáo dục tại xã, phường, thị trấn, bắt buộc chữa bệnh phải báo cáo về tình hình thi hành án cho Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án và Cục trưởng Cục thi hành án cấp tỉnh hoặc Chi cục trưởng Chi cục thi hành án cấp huyện có thẩm quyền.
CHƯƠNG XV
THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
Điều 186. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành
1. Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; bản sao bản án phải được gửi ngay lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
2. Bản án tử hình được thi hành trong các trường hợp sau đây:
a) Không có kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vàngười bị kết án không làm đơn xin ân giảm án tử hình;
b) Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Toà án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và giữ nguyên bản án tử hình mà người bị kết án không làm đơn xin ân giảm án tử hình mặc dù đã đượcToà án nhân dân tối cao thông báo về việc này;
c) Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình.
Điều 187. Kiểm tra căn cước, điều kiện thi hành án
1. Trong trường hợp người bị kết án là phụ nữ, thì trước khi ra quyết định thi hành án, Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩmphải tổ chức kiểm tra các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự. Nếu phát hiện người bị kết án có một trong các điều kiện quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự thì không ra quyết định thi hành án mà báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.
2. Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra căn cước của người bị kết án trước khi thi hành án. Nếu người bị kết án là phụ nữ, thì Hội đồng thi hành án còn phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự.
Trong trường hợp phát hiện người bị kết án có một trong các điều kiện quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự thì Hội đồng thi hành án tử hình phảihoãn thi hành án và báo cáo Chánh án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.
Điều 188. Gặp gỡ thân nhân
1. Chậm nhất là bảy ngày làm việc trước ngày thi hành án tử hình, trại giam phải tạo điều kiện cho người bị kết án gặp gỡ thân nhân của người đó tại trại giam để nhắn gửi lời từ biệt, gửi lại đồ dùng, thư từ, kỷ vật.
2. Thời gian gặp gỡ tối đa không quá một giờ và phải được giám sát chặt chẽ.
Điều 189. Thủ tục thi hành án tử hình
1. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải giao cho người bị kết án đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và nếu người bị kết án đã có đơn xin ân giảm án tử hình thì giao cho họ đọc bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình.
2. Hình phạt tử hình được thi hành bằng xử bắn.
3. Việc thi hành hình án tử hình phải được lập biên bản ghi rõ việc đã giao các quyết định cho người bị kết án xem, những lời nói của họ và những thư từ, đồ vật mà họ gửi lại cho thân nhân.
4. Trong trường hợp có tình tiết đặc biệt, Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Điều 190. Mai táng thi thể người bị tử hình
1. Trong vòng 12 giờ, kể từ khi bản án tử hình được thi hành xong, thi thể người bị tử hình phải được mai táng bằng địa táng hoặc hỏa táng dưới sự giám sát của Hội đồng thi hành án tử hình. Trong trường hợp hoả tángthì thân nhân của người bị kết án tử hình được phép nhận tro hỏa táng thi thể của người đó theo quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình.
2. Việc di dời thi thể của người bị thi hành án tử hình từ nơi thi hành án về nơi mai táng; việc tổ chức mai táng phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, trật tự trị an, không trái với phong tục tập quán và các quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định cụ thểthủ tục mai táng thi thể người bị tử hình, điều kiện nhận tro hỏa táng thi thể của người bị tử hình.
Điều 191. Khai tử người bị tử hình
Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thi hành án, Trạigiam nơi giam giữ người bị kết án tử hình trước khi thi hành án có trách nhiệm khai tử cho người đó tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi Trại giam đóng theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
CHƯƠNG XVI
THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
Mục 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 192. Đưa người bị kết án vào trại giam
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Toà án phải gửi quyết định thi hành án và trích lục bản án cho Cục thi hành án hình sự để thi hành.
2. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án của Toà án, Cục trưởng Cục thi hành án hình sự ra quyết định đưa người bị kết án vào một trại giam cụ thể để chấp hành án.
3. Cảnh sát tư pháp có trách nhiệm đưa người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân vào trại giam.
Trường hợp người bị kết án đang được tại ngoại, thì người đó phải có mặt tại cơ quan cảnh sát tư pháp để chấp hành hình phạt đúng thời hạn quy định trong quyết định thi hành án. Nếu quá thời hạn đó mà không có mặt, thì cơ quan cảnh sát tư pháp tổ chức áp giải.
Trong trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam thì cơ quan cảnh sát tư pháp dẫn giải người đó về Trại giam đã được chỉ định để chấp hành án. Nếu trước khi dẫn giải, người bị kết án hoặc thân nhân của họ có yêu cầu, thì cơ quan cảnh sát tư pháp phải cho phép người đó gặp thân nhân.
4. Cơ quan cảnh sát tư pháp phải báo cáo với Cục thi hành án hình sự về việc đã bắt người bị kết án để thi hành án hoặc lý do chưa bắt được và biện pháp cần áp dụng để bảo đảm việc thi hành án.
Điều 193. Hồ sơđưa người bị kết án vào trại giam
Khi đưa người bị kết án vào trại giam để chấp hành hình phạt tù, hồ sơ phải đảm bảo có đủ các loại giấy tờ sau đây:
1. Bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
2. Quyết định thi hành án của Chánh án Tòa án có thẩm quyền;
3. Quyết định của Cục thi hành án hình sự về việc đưa người bị kết án vào Trại giam;
4. Danh chỉ bản xác định căn cước của người bị kết án.
Điều 194. Tiếp nhận người bị kết án
1. Trại giam được chỉ định trong quyết định của Cục thi hành án hình sự về việc đưa người bị kết án vào Trại giam có trách nhiệm tiếp nhận người bị kết án khi có đủ các giấy tờ quy định tại Điều 193 Bộ luật này. Việc tiếp nhận phải được ghi vàoSổ theo dõi phạm nhân của trại giam.
2. Sau khi tiếp nhận, trại giam phải tổ chức khám sức khoẻ cho phạm nhân để xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của họ; lập hồ sơ sức khoẻ phục vụ cho việc giam giữ, cải tạo, lao động.
3. Phạm nhân phải gửi tiền và tài sản khác ở bộ phận lưu ký của trại giam, trừ những đồ dùng được phép mang vào trại giam theo quy định của Chính phủ.
Đối với nhữngđồ vật thuộc danh mục cấm mang vào trại giam, thì giám thị trại giam thu giữ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.
4. Giám thị trại giam phải thông báo cho phạm nhân về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật, nội quy và quy chế trại giam.
5. Căn cứ vào tội trạng, độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ và các đặc điểm nhân thân khác của phạm nhân, Giám thị trại giam quyết định việc phân phạm nhân về các nhà giam trong trại giam để quản lý, giáo dục.
Điều 195. Thông báo về việc tiếp nhận người bị kết án vào trại giam
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận người bị kết án vào trại giam, Giám thị trại giam phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Cục thi hành án hình sự và thân nhân của người đó biết.
Điều 196. Trích xuất hoặc thuyên chuyển phạm nhân
1. Việc trích xuất phạm nhân ra khỏi trại giam hoặc chuyển họ từ trại giam này đến trại giam khác chỉ được thực hiện theo quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự có thẩm quyền.
2. Thủ tục tiếp nhận phạm nhân thuyên chuyển từ trại giam này tới trại giam khác được thực hiện theo quy định tại Điều 194 của Bộ luật này.
Điều 197. Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đãra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát, Cục thi hành án hình sự hoặc người bị kết án cho hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật Hình sự.
2. Ngay sau khi ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt, Tòa án phải gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát, Cục thi hành án hình sự và người bị kết án.
3. Chậm nhất là bảy ngày làm việc trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, Chánh án Toà án đã cho hoãn chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án và gửi ngay bản sao quyết định đó cùng bản sao bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật cho Cục thi hành án hình sự và người bị kết án trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù.
Nếu quá bảy ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù,người được hoãn chấp hành hình phạt không có mặt tại cơ quan cảnh sát tư pháp để đi chấp hành hình phạt mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan cảnh sát tư pháp phải tổ chức áp giải người đó tới nơi chấp hành hình phạt.
Điều 198. Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
1. Theo đề nghị của Viện Kiểm sát hoặc của Ban giám thị trại giam nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù, Chánh án Tòa áncó thể cho phạm nhân được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
Thời gian tạm đình chỉ thi hành án phạt tù không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt.
2. Thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được quy định như sau:
a) Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân bị bệnh nặng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 61 Bộ luật hình sự.
b) Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 61 Bộ luật hình sự.
3. Ngay sau khi ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho Viện Kiểm sát, trại giam đã đề nghị và phạm nhân.
Ngay sau khi nhận được quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, trại giam phải ghi việc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù vào Sổ theo dõi tù nhân và hoàn thành mọi thủ tục để phạm nhân được tạm ngừng việc thi hành án.
4. Chậm nhất là bảy ngày làm việc trước ngày hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, Chánh án Toà án đã tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án và gửi ngay bản sao quyết định đó cho Cục thi hành án hình sự, Trại giam nơi người bị kết án chấp hành hình phạt trước khi được tạm đình chỉ và phạm nhân được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
Nếu hết thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, phạm nhân không có mặt tại cơ quan cảnh sát tư pháp để đi chấp hành hình phạt mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan cảnh sát tư pháp phải tổ chức áp giải người đó tới nơi chấp hành hình phạt.
5. Việc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải do người đã kháng nghị hoặc do Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định.
Điều 199. Quản lý người được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
1. Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc quản lý. Họ không được tựý đi đến địa phương khác, nếu không được phép của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý họ.
2. Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức được giao quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù phải định kỳ báo cáo tình hình của người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt với Tòa án đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án.
3. Nếu trong thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phạm tội mới thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án phải huỷ bỏ quyết định đó và ra quyết định thi hành án để bắt họ chấp hành hình phạt tù. Đối với người được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà phạm tội mới thì phải chấp hành hình phạt tổng hợp của cả bản án cũ và bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật hình sự.
Điều 200. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị kết án đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của giám thị trại giam, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Đối với người bị kết án đã lập công, quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì Tòa án có thể xét giảm thời hạn chấp hành hình phạtvào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 58 của Bộ luật hình sự.
2. Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân.
3. Một người có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt nhiều lần nhưng phải đảm bảo chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm tù; dù được giảm nhiều lần, cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi năm.
4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì chỉ được xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc hai mươi năm, nếu tù chung thân.
5. Người bị kết án là người chưa thành niên, nếu có nhiều tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm mức hình phạt đã tuyên.
Mỗi lần có thể được giảm nhiều nhất là bốn năm, nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
Người bị kết án là người chưa thành niên nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phàn hình phạt còn lại.
6. Sau khi nhận được quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, Trại giam làm thủ tục trừ thời gian được giảm vào thời gian phải chấp hành hình phạt tù của người bị kết án.
Điều 201. Miễn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị kết án phạt tùchưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết địnhmiễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
Trường hợp người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã chấp hành được hai phần ba thời hạn hình phạt tù, có nhiều tiến bộ và thực hiện tốt phần nghĩa vụ dân sự, theo đề nghị của Cục thi hành án hình sự, Toà án có thể xem xét cho miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
2. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.
3. Người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định, nếu trong thời gian được hoãn hoặc tạm đình chỉ đã lập công, thì theo đề nghị của Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân, cơ quan, tổ chức được Tòa án giao quản lý người được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt.
4. Ngay sau khi nhận được quyết định miễn chấp hành hình phạt tù, Trại giam phải làm thủ tục trả tự do cho người bị kết án.
Điều 202. Chuẩn bị tái hoà nhập cho phạm nhân sắp được trả tự do
1. Hai tháng trước khi phạm nhân hết thời hạn chấp hành hình phạt tù,Giám thị trại giam phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi họ về cư trú.
2. Tuỳ điều kiện cụ thể, trại giam phối hợp với
Uỷ ban nhân dân
cấp xã, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế tại địa phương nơi đặt trại giam tổ chức cho phạm nhân sắp được trả tự do tham gia lao động tại các cơ sở kinh tế tại địa phương trong thời gian ban ngày; tham gia một số hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và các hoạt động khác tại địa phương nhằm tái hoà nhập cộng đồng cho họ.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã cùng với các tổ chức có liên quan tại địa phương và gia đình người mãn hạn tù có trách nhiệm giúp đỡ người đó tạo lập cuộc sống bình thường và thi hành hình phạt bổ sung, nếu có.
Điều 203. Trả lại tự do cho phạm nhân
1. Giám thị trại giam phải trả tự do cho phạm nhân:
a) Vào đúng ngày phạm nhân chấp hành xong hình phạt;
b) Vào đúng ngày phạm nhân được đại xá hoặc đặc xá;
c) Vào ngày được miễn chấp hành hình phạt tù.
2. Khi trả tự do, giám thị trại giam phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù và giấy giới thiệu về Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người mãn hạn tù đếncư trú, đồng thời, phải thông báo cho Cục thi hành án hình sự.
3. Phạm nhân đã chấp hành xong hình phạt được trả lại đầy đủ tiền bạc và tài sản khác mà họ đã ký gửi ở trại giam; được cấp tiền tàu xe, tiền đi đường để trở về nơi cư trú.
Điều 204. Sự tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội vào việc giáo dục, cải tạo phạm nhân
1. Gia đình và những người thân thích của phạm nhân có trách nhiệm thường xuyên quan tâm, động viên phạm nhân yên tâm cải tạo, tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm để sớm được trở về với gia đình và cộng đồng.
Đối với những phạm nhân không được người thân thường xuyên quan tâm thăm hỏi thì trại giam có trách nhiệm tìm kiếm, liên hệ với người thân của phạm nhân đó để động viên họ quan tâm tới con em mình.
2. Tuỳ từng điều kiện cụ thể, trại giam phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội nơi có trại giam tổ chức các hoạt động giao lưu với phạm nhân ở trong và ngoài phạm vi trại giam để giúp họ xoá bỏ mặc cảm, quyết tâm cải tạo để nhanh chóng trở về với cộng đồng.
3. Tuỳ từng điều kiện cụ thể, trại giam phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội, các nhà hảo tâm để tổ chức các hoạt động dạy nghề thiết thực cho phạm nhân nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt.
Mục 2
CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ VÀ SINH HOẠT ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN
Điều 205. Nhà giam
1. Nhà giam phải có đủ ánh sáng, không khí, bảo đảm vệ sinh và phải chắc chắn để phạm nhân không thể bỏ trốn.
2. Phạm nhân được phân về các nhà giam tùy theo độ tuổi, giới tính, sức khoẻ và hành vi phạm tội.
Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn nhà giam và việc phân phạm nhân theo từng loại nhà giam.
Điều 206. Các đội trong trại giam
Trên cơ sở độ tuổi, giới tính, hành vi phạm tội, Giám thị trại giam phân phạm nhân thành các đội để quản lý trong quá trình cải tạo, giáo dục, lao động, dạy nghề, học tập và sinh hoạt.
Điều 207. Việc ăn, ở của phạm nhân
1. Phạm nhân được Nhà nước cung cấp tiêu chuẩn ăn, ở phù hợp với việc chấp hành hình phạt.
Phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại được hưởng chế độ ăn thêm, nhưng không quá 2 lần tiêu chuẩn tối thiểu.
Ngày lễ, Tết theo quy định của Nhà nước, phạm nhân được ăn thêm, nhưng không quá 5 lần tiêu chuẩn ngày thường.
2. Phạm nhân ốm đau được hưởng chế độ ăn, nghỉ do y, bác sỹ chỉ định.
3. Phạm nhân được sử dụng quà của gia đình và tiền thưởng trong lao động, tiền phụ cấp lao động nặng nhọc, độc hại để ăn thêm, nhưng không quá 3 lần tiêu chuẩn tối thiểu.
4. Việc nấu ăn phục vụ cho phạm nhân ở trong trại giamdo phạm nhân đảm nhiệm dưới sự kiểm tra, giám sát của giám thị trại giam.
Điều 208. Chế độ cấp phát tư trang
Phạm nhân được Nhà nước cấp phát quần áo, chăn, chiếu, màn, các đồ dùng thiết yếu khác và phương tiện bảo hộ lao động theo định kỳ, căn cứ vào giới tính, điều kiện khí hậu và tính chất công việc mà họ phải làm.
Điều 209. Việc sử dụng đồ dùng và tiền mặt trong trại giam
1. Phạm nhân chỉ được sử dụng những đồ dùng được phép mang vào trại giam.
2. Phạm nhân không được sử dụng tiền mặt; chỉ được dùng phiếu thay tiền mặt.
Điều 210. Hoạt động văn hoá,văn nghệ và thể dục thể thao của phạm nhân
Phạm nhân được khuyến khích tham gia hoạt động văn hoá, văn nghệ và thể dục thể thao. Trại giam có nghĩa vụ tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ và thể dục thể thao phù hợp với yêu cầu giam giữ, cải tạo, giáo dục và điều kiện của trại giam.
Điều 211. Chế độ chăm sóc y tế cho phạm nhân
1. Phạm nhân được hưởng chế độ phòng, chống dịch bệnh; được khám bệnh định kỳ và được chữa bệnh tại bệnh xá của trại giam.
Phạm nhân mắc bệnh nặng thì được điều trị tại cơ sở chữa bệnh khác của Nhà nước. Trong trường hợp này, Giám thị trại giam phải thông báo cho thân nhân của phạm nhân đó biết.
2. Khi phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần thì theo đề nghị của Giám thị trại giam, Chánh án Tòa án cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt phải trưng cầu giám định pháp y. Căn cứ vào kết luận giám định, Chánh án Tòa án cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt ra quyết định đưa phạm nhân vào một cơ sở chuyên khoa y tếđể bắt buộc chữa bệnh.
Sau khi khỏi bệnh, phạm nhân phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do để miễn chấp hành hình phạt. Thời gian chữa bệnh được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt.
3. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh, khám và chữa bệnh cho phạm nhân do Ngân sách Nhà nước cấp.
Điều 212. Giải quyết trường hợp phạm nhân chết trong trại giam
1. Khi phạm nhân chết trong trại giam, giám thị trại giam có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an, Viện kiểm sát và cơ quan y tế nơi gần nhất đến lập biên bản xác nhận nguyên nhân chết với sự chứng kiến của đại diện phạm nhân; làm thủ tục khai tử với Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật về hộ tịch, đồng thời, thông báo cho thân nhân người chết, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan quản lý thi hành án hình sự có thẩm quyền trước khi tổ chức việc chôn cất.
2. Ban giám thị trại giam tổ chức việc chôn cất thi thể phạm nhân. Trường hợp gia đình phạm nhân có nguyện vọng đưa thi thể phạm nhân về quê an táng phải được sự đồng ý của ban giám thị trại giam. Việc di chuyển thi thể phạm nhân từ trại giam tới nơi chôn cất phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định về trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường.
Điều 213. Chế độ giam giữ phạm nhân nghiện ma tuý
1. Phạm nhân nghiện ma tuý được giam trong một khu vực riêng để tập trung cai nghiện.
2. Chính phủ quy định cụ thể chế độ giam giữ và chăm sóc y tế đối với phạm nhân nghiện ma tuý.
Điều 214. Trách nhiệm thông báo tình hình chấp hành hình phạt của phạm nhân
Giám thị trại giam có trách nhiệm định kỳ hàng quý thông báo tình hình chấp hành hình phạt của phạm nhân cho thân nhân người đó và yêu cầu họ tham gia giáo dục phạm nhân.
Mục 3
CHẾ ĐỘ HỌC TẬP, HỌC NGHỀ, LAO ĐỘNG CỦA PHẠM NHÂN
Điều 215. Việc học tập của phạm nhân
1. Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, phạm nhân được học pháp luật, giáo dục công dân, học văn hoá, học nghề, được thông tin về thời sự, chính sách của Nhà nước phù hợp với yêu cầu cải tạo, giáo dục phạm nhân, thời hạn giam giữ và điều kiện thực tế của trại giam.
2. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định chương trình, nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, dạy văn hóa, nghề nghiệp thích hợp với từng đối tượng phạm nhân.
Điều 216. Dạy nghề cho phạm nhân
1. Phạm nhân được học nghề, được dạy các nghề phổ thông và nghề nghiệp thích hợp với công việc sản xuất, lao động, dịch vụ được tổ chức trong trại giam.
2. Trong thời gian học nghề, nếu làm ra sản phẩm, thì phạm nhân được hưởng một phần giá trị sản phẩm do mình làm ra.
Điều 217. Nghĩa vụ lao động của phạm nhân
1. Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, phạm nhân có nghĩa vụ lao động như mọi công dân đủ tuổi lao động.
2. Phạm nhân làm việc 8 giờ một ngày đối với công việc bình thường, 7 giờ một ngày đối với công việc nặng nhọc, độc hại theo sự bố trí, điều hành và quản lý của giám thị trại giam.
3. Phạm nhân ốm đau được giảm thời gian làm việc và cường độ lao động tùy theo mức độ, tính chất từng loại bệnh và trên cơ sở chỉ định của y sỹ, bác sỹ.
Điều 218. Chế độ nghỉ ngơi, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội đối với phạm nhân
1. Phạm nhân được nghỉ ngơi hàng ngày, nghỉ hàng tuần, nghỉ chủ nhật, nghỉ các ngày lễ, tết theo quy định chung của Nhà nước.
2. Phạm nhân được hưởng chế độ an toàn, vệ sinh lao động; chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng tiền phụ cấp làm công việc nặng nhọc, độc hại.
Điều 219. Lao động, sản xuất của phạm nhân
1. Ngoài các công việc lao động giản đơn, bình thường, phạm nhân còn được bố trí tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được tổ chức trong trại giam và được trả công lao động hợp lý theo kết quả lao động.
2. Chính phủ quy định danh mục các nghề, công việc, dịch vụ được ưu tiên sử dụng lao động của phạm nhân để giúp họ tự lao động cải tạo trong trại giam, có thu nhập chính đáng trong thời gian chấp hành hình phạt, có công ăn việc làm sau khi mãn hạn tù, đồng thời góp phần giảm gách nặng của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện hoàn lương cho phạm nhân vì mục tiêu phòng, chống tái phạm tội.
Điều 220. Sử dụng kết quả lao động của phạm nhân
1. Kết quả lao động giản đơn, bình thường không tạo ra sản phẩm hàng hóa của phạm nhân được sử dụng để xây dựng cơ sở vất chất, phát triển hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, làm đẹp môi trường của trại giam.
2. Kết quả lao động nghề nghiệp, lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của phạm nhân mà tạo ra giá trị hàng hóa được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Bù đắp chi phí ăn, ở của phạm nhân; bồi dưỡng thêm cho phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại;
b)Trả công lao động cho phạm nhân;
c) Bổ sung vào quỹ phúc lợi của trại; phát triển hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và làm việc công ích khác;
d) Bù đắp một phần chi phí đầu tư, quản lý của nhà nước;
c) Phần còn lại để trích thưởng.
3. Phạm nhân được sử dụng tiền công, tiền thưởng, phụ cấp lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của trại giam và góp một phần vào Quỹ bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.
Mục 4
CHẾ ĐỘ THĂM NOM, TRAO ĐỔI THƯ,
TIẾP NHẬN QUÀ CỦA PHẠM NHÂN
Điều 221. Chế độ thăm gặp thân nhân
1. Phạm nhân được gặp thân nhân và bạn bè mỗi tháng một lần tại nhà tiếp đón của trại giam, trừ trường hợp đang bị thi hành kỷ luật và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp phạm nhân và bạn bè.
Mỗi lần gặp thân nhân và bạn bè không quá 1 giờ, nếu được giám thị đồng ý thì có thể lâu hơn nhưng cũng không quá 3 giờ.
2. Phạm nhân được giám thị trại giam cho phép gặp gỡ thân nhân là vợ, chồng, cha, mẹ, anh chị em từ 24 đến 48 giờ và được ở lại buồng riêng trong phạm vi nhà tiếp đón của trại.
3. Thân nhân và bạn bè của phạm nhân muốn đến thăm phải đăng ký trước với Ban giám thị trại giam. Khi đến thăm phải có đơn xin thăm có xác nhận của chính quyền địa phương nơi họ đang cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ đang công tác.
Điều 222. Chế độ trao đổi thư từ và nhận quà của phạm nhân
1. Phạm nhân được khuyến khích duy trì liên lạc thường xuyên với người thân qua thư từ hoặc điện thoại.Các thư gửi và nhận của phạm nhân, các cuộc điện đàm đều phải được cán bộ trại giam kiểm duyệt và theo dõi.
2. Phạm nhân được nhận quà của gia đình, người thân, bạn bè. Cán bộ trại giam phải kiểm tra quà và chuyển đến tay phạm nhân.
3. Khi gặp gỡ thân nhân, phạm nhân được nhận thư, quà và tiền. Sau khi nhận tiền của thân nhân, phạm nhân không được sử dụng mà phải gửi vào bộ phận lưu ký của trại.
Mục 5
NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN CHƯA THÀNH NIÊN
Điều 223. Chế độ giam giữ
Phạm nhân là người chưa thành niên được giam giữ ở một khu riêng biệt trong trại giam theo chế độ quản lý, học tập, lao động, sinh hoạt phù hợp với trình độ văn hoá, giới tính, lứa tuổi, tính chất tội phạm và đặc điểm nhân thân.
Điều 224. Trách nhiệm quản lý, giáo dục phạm nhân chưa thành niên
Trại giam có trách nhiệm quản lý, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, dạy văn hoá, hướng nghiệp và dạy nghề phù hợp với lứa tuổi, trình độ văn hoá, giới tính và sức khoẻ của phạm nhân là người chưa thành niên; đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc cải tạo nhân cách, góp phần giúp đỡ họ dễ dàng tái hoà nhập cộng đồng sau khi hết thời hạn chấp hành hình phạt.
Điều 225. Chế độ học tập
1. Phạm nhân là người chưa thành niên phải được học văn hoá, học nghề theo chương trình phù hợp với trình độ và lứa tuổi.
Thời gian học tập của phạm nhân là người chưa thành niên được trừ vào thời gian lao động.
Bộ Giáo dục và đạo tạo phối hợp với Bộ Tư pháp quy định chương trình, chế độ học văn hoá, học nghề cho phạm nhân chưa thành niên.
2. Phạm nhân chưa thành niên được tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ và thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi tại trại giam.
Điều 226. Chế độ lao động cải tạo
1. Khi lao động, phạm nhân chưa thành niên được lao động ở khu riêng biệt, không để gần và tiếp xúc với những phạm nhân phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, phạm nhân thuộc đối tượng lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm.
2. Không được sử dụng phạm nhân là người chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Điều 227. Chế độ trao đổi thư từ và liên hệ với người thân
1. Phạm nhân được khuyến khích duy trì liên lạc thường xuyên với người thân qua thư từ hoặc điện thoại. Phong bì và tem thư được cấp miễn phí cho phạm nhân.
2. Phạm nhân được gặp gỡ thân nhân là cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng, anh chị em từ 24 đến 48 giờ và được ở lại buồng riêng trong phạm vi nhà tiếp đón của trại.
Mục 6
NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN NỮ
Điều 228. Chế độ giam giữ
Phạm nhân nữ phải được giam giữ ở một khu riêng biệt trong trại giam theo chế độ quản lý, lao động, sinh hoạt phù hợp với giới tính, sức khoẻ và độ tuổi.
Điều 229. Chế độ lao động cải tạo
1. Phạm nhân nữ được làm những công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính và độ tuổi; được bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường lao động.
2. Hàng năm theo định kỳ, trại giam tổ chức những buổi sinh hoạt tư vấn về sức khoẻ sinh sản và các biện pháp phòng tránh thai trong thời gian đang chấp hành hình phạt.
Điều 230. Cấp phát bổ sung
Ngoài những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày theo quy định chung, phạm nhân nữ còn được cấp thêm tiền để mua sắm những đồ dùng cần thiết cho vệ sinh phụ nữ.
Phạm nhân nữ sinh con trong trại giam hoặc mang con vào trại giam theo quy định thì được cấp thực phẩm, đồ dùng cần thiết cho việc ăn ở, sinh hoạt của trẻ em.
Điều 231. Chế độ đối với phạm nhân có thai
1. Phạm nhân đang có thai được ở buồng giam rộng, ít người, đảm bảo ánh sáng, vệ sinh; được đi khám thai theo định kỳ hoặc đột xuất, chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết.
Không được bố trí phạm nhân đang có thai làm những công việc nặng nhọc, độc hại.
2. Phạm nhân có thai được nghỉ trước và sau khi sinh con theo quy định của Bộ luật lao động. Trong thời gian nghỉ sinh con, phạm nhân được hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước và theo chỉ dẫn của y, bác sĩ.
3. Giám thị trại giam phải kịp thời thông báo về việc phạm nhân sinh con trong trại giam cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đóng trại giam. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các thủ tục về việc đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
4. Sau khi phạm nhân sinh con, nếu không được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù theo quy định tại Điều 62 Bộ luật hình sự thì được ở cùng con trong một nhà giam, khi con được 36 tháng tuổi phải gửi về gia đình hoặc người thân nuôi dưỡng. Trường hợp không có người chăm sóc, nuôi dưỡng, thì Giám thị trại giam liên hệ với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân cư trú trước khi chấp hành hình phạt để gửi cháu cho các tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi. Phạm nhân được thông tin đầy đủ và chính xác về tổ chức nhận nuôi và tình hình sức khoẻ của đứa trẻ.
Điều 232. Mang con vào trại giam
1. Trong trường hợp con đẻ dưới 36 tháng tuổi của phạm nhân không có người chăm sóc, nuôi dưỡng, thì phạm nhân được phép mang con vào trại giam để chăm sóc cho đến khi con tròn 36 tháng tuổi.
2. Khi con của phạm nhân tròn 36 tháng tuổi, Giám thị trại giam có trách nhiệm liên hệ với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân cư trú trước khi chấp hành hình phạt để gửi cháu cho các tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi. Phạm nhân được thông tin đầy đủ và chính xác về tổ chức nhận nuôi và tình hình sức khoẻ của đứa trẻ.
Điều 233. Tổ chức nhà trẻ trong trại giam
Trại giam phải dành một khu riêng biệt, thoáng mát, sạch sẽ để làm nhà trẻ và phải bố trí người trông giữ trẻ. Ngoài giờ làm việc bắt buộc, phạm nhân được ở cùng với con của mình.
Mục 7
CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN
Điều 234. Khen thưởng
1. Trong thời gian chấp hành án phạt tù, nếu phạm nhân chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam, lao động vượt mức chỉ tiêu, kế hoạch, tích cực học văn hoá, học nghề, lập công, và có những biểu hiện khác chứng tỏ quyết tâm cải tạo, thì Giám thị trại giam sẽ xem xét và quyết định khen thưởng bằng một hoặc nhiều hình thức sau:
a) Biểu dương;
b) Thưởng tiền hoặc hiện vật;
c) Tăng số lần và thời gian gặp gỡ thân nhân; tăng số lần và số lượng quà được nhận;
d) Cho đi tham quan, dã ngoại do trại giam tổ chức; cho tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá ngoài trại giam do trại giam phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội tổ chức;
đ) Đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật.
2. Các quyết định khen thưởng phải bằng văn bản và được lưu vào hỗ sơ của phạm nhân.
Điều 235. Kỷ luật
1. Trong thời gian chấp hành án phạt tù, nếu phạm nhân lười lao động, không chịu học tập hoặc có hành vi khác vi phạm quy chế, nội quy trại giam, thì Giám thị trại giam sẽ xem xét và quyết định kỷ luật bằng một trong các hình thức sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giam tại buồng kỷ luật đến bảy ngày và có thể bị gia hạn đến mười lăm ngày.
Thời gian giam tại buồng kỷ luật đối với phạm nhân là người chưa thành niên bằng một nửa thời gian quy định đối với phạm nhân đã thành niên.
2. Trong trường hợp xét thấy hành vi của phạm nhân có dấu hiệu của tội phạm thì Giám thị trại giam sẽ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạm nhân làm hư hỏng, mất mát tài sản của trại giam hoặc của người khác thì phải bồi thường.
4. Nghiêm cấm dùng nhục hình và các biện pháp kỷ luật xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của phạm nhân.
5. Các quyết định kỷ luật kỷ luật phải bằng văn bản và được lưu vào hồ sơ của phạm nhân.
CHƯƠNG XVII
THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ CHO HƯỞNG ÁN TREO
VÀ CÁC HÌNH PHẠT KHÁC
Mục 1
THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ CHO HƯỞNG ÁN TREO,
CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ
Điều 236. Thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ
Việc thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ được thực hiện nhằm tạo điều kiện cho người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo nơi người đó công tác, học tập hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú (gọi chung là cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục) và của gia đình người đó.
Điều 237. Việc giám sát, giáo dụcngười được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ
Việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ do các cơ quan, tổ chức sau đây thực hiện:
1. Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ, nếu họ là cán bộ, công chức, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo;
2. Đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên, nếu người được hưởng án treo hoặc người cải tạo không giam giữ là quân nhân, công nhân quốc phòng;
3. Doanh nghiệp, hợp tác xã, nếu người được hưởng án treo hoặc người cải tạo không giam giữ là người lao động làm công ăn lương;
4. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được hưởng án treo hoặc người cải tạo không giam giữ cư trú, nếu họ không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 238. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức được giaogiám sát, giáo dục và gia
đình
1. Cơ quan, tổ chức được giaogiám sát, giáo dục có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết bảo đảm hiệu quả thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giám sát, giáo dục người bị kết án.
2. Gia đình người được hưởng án treo, gia đình người cải tạo không giam giữ có trách nhiệm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, không vi phạm pháp luật và phạm tội mới; phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Các cơ quan, tổ chức hữu quan, cộng đồng dân cư nơi người được hưởng án treo cư trú có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục trong việc giáo dục, giúp đỡ người đó.
Điều 239. Nghĩa vụ của người được hưởng án treo
1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực thực hiện các nghĩa vụ công dân và quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú.
2. Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ và nộp lại cho người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời gian thử thách, thời hạn cải tạo không giam giữ.
3. Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có).
4. Hàng tháng, phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người được hưởng án treo, vắng mặt ở nơi cư trú trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc Công an xã nơi người đó đến tạm trú.
5. Người được hưởng án treo phải làm bản tự kiểm điểm về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách. Bản tự kiểm điểm phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục và cảnh sát khu vực, Công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người đó cư trú.
6. Người được hưởng án treo phải làm báo cáo về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, khi hết thời gian thử thách. Bản báo cáo phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục. Đồng thời, phải nộp lại sổ theo dõi người được hưởng án treo cho người trực tiếp giám sát, giáo dục.
Điều 240. Nghĩa vụ của người cải tạo không giam giữ.
1. Chấp hành các nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 239 của Bộ luật này.
2. Phải làm bản cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, nêu rõ nội dung quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm của mình. Bản cam kết phải có ý kiến của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục.
3. Thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, tích cực sửa chữa lỗi lầm; làm ăn lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng nơi mình cư trú.
4. Ba tháng một lần, phải tự kiểm điểm về kết quả thực hiện bản cam kết của mình trước tập thể nơi mình làm việc, học tập hoặc cư trú.
5. Khai báo và giao nộp đầy đủ phần thu nhập bị khấu trừ theo quyết định của Tòa án cho cơ quan thi hành án dân sự. Nếu không nộp đúng hạn, thì phải chịu lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
6. Phải có mặt khi cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu.
Điều 241. Thủ tục xin phép đi khỏi nơi cư trú
1. Trong trường hợp người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ muốn đi ra khỏi nơi cư trú thì phải xin phép cơ quan có thẩm quyền.
2. Thủ tục xin phép được quy định như sau:
a) Nếu là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì phải xin phép Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc, đồng thời, báo cho cảnh sát khu vực, Công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú biết;
b) Nếu là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, thì phải xin phép lãnh đạo cơ sở giáo dục, đào tạo nơi mình học tập, đồng thời, báo cho cảnh sát khu vực, Công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú biết;
c) Nếu là người được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã giám sát, giáo dục, thì phải báo cáo với người trực tiếp giám sát, giáo dục mình. Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì phải được phép bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi giám sát, giáo dục mình, ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú.
d) Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, nếu người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ đi khỏi nơi cư trú qua đêm, thì khi đến nơi phải trình báo ngay và nộp sổ theo dõi người được hưởng án treo, sổ theo dõi người cải tạo không giam giữ cho cảnh sát khu vực hoặc Công an xã nơi đến tạm trú.
Điều 242. Quyền lợi của người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ
1. Người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi mình làm việc trước khi phạm tội, thì được bố trí công việc phù hợp với yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục và được hưởng chế độ theo công việc mà mình đảm nhiệm.
2. Người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ trước đây học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo, nếu được tiếp tục học tập tại cơ sở cũ, thì được hưởng các quyền lợi theo quy chế của cơ sở giáo dục, đào tạo đó.
3. Người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được Uỷ ban nhân dân cấp xã giám sát, giáo dục, giúp đỡ tìm việc làm, ổn định cuộc sống tại địa phương.
4. Người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước theo quy định của pháp luật về ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng hoặc người đang được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
5. Người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì thời gian thử thách cũng được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ, nhưng không được tính vào thời gian xét nâng lương, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian thử thách được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án.
Điều 243. Rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo
Người được hưởng án treo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vực nơi mình đang chịu thử thách xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách, khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ theo quy định tại khoản 4 Điều 60 của Bộ luật hình sự.
Điều 244. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt đối người với cải tạo không giam giữ
1. Người cải tạo không giam giữ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực nơi mình làm việc hoặc cư trú xem xét việc giảm thời gian chấp hành hình phạt khi đã chấp hành được một phần ba thời hạn cải tạo không giam giữ và có nhiều tiến bộ hoặc lập công hoặc quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.
2. Người bị kết án chưa thành niên đã chấp hành được một phần tư thời hạn cải tạo không giam giữ thì được xét giảm thời gian chấp hành hình phạt. Trong trường hợp người chưa thành niên lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục đề nghị Tòa án cấp huyện nơi người đó cư trú xét giảm thời gian ngay chấp hành hình phạt, và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
3. Khi người bị kết án đã chấp hành được một phần ba thời hạn cải tạo không giam giữ và có nhiều tiến bộ hoặc lập công, mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể được Tòa án xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại các điều 58, 59 và 76 của Bộ luật hình sự.
4. Trường hợp người bị kết án là người chưa thành niên thì thời hạn người đó phải chấp hành án cải tạo không giam giữ không vượt quá một phần hai thời hạn mà luật quy định.
5. Thời hạn người bị kết án phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tuân theo quy định tại Điều 31 của Bộ luật hình sự.
Điều 245. Hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách hoặc giảmthời gian chấp hành hình phạt
Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo hoặc người cải tạo không giam giữ phải gửi cho Tòa án hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách hoặc giảmthời gian chấp hành hình phạt.
Hồ sơ đề nghị gồm có:
1. Bản đề nghị của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo hoặc xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cho người cải tạo không giam giữ;
2. Sổ theo dõi người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ;
3. Quyết định của Toà án về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và trích lục bản án và quyết định thi hành án của Toà án đối với người cải tạo không giam giữ;
4. Đơn xin rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ (nếu họ có đề nghị);
5. Bản tự kiểm điểm của người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ;
6. Biên bản cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ.
Điều 246. Thủ tục kiểm điểm người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ
Trong trường hợp quy định tại các điểm g và i khoản 1 Điều 249 của Bộ luật này, cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục phải tổ chức cuộc họp để người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ kiểm điểm, làm cơ sở để nhận xét, đánh giá quá trình thử thách của người được hưởng án treo, quá trình chấp hành án của người cải tạo không giam giữ.
Điều 247. Nhiệm vụvà quyền hạn của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ
Người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lập hồ sơ theo dõi việc chấp hành án treo, chấp hành án cải tạo không giam giữ;
2. Chủ động gặp gỡ để động viên, tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh khi phạm tội, giúp đỡ người đó chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tích cực thực hiện các nghĩa vụ công dân trong thời gian thử thách;
3. Đề xuất các biện pháp phối hợp cụ thể với gia đình người được hưởng án treo, gia đình người cải tạo không giam giữ, với các tổ chức nơi người được hưởng án treo chịu thử thách hoặc nơi người cải tạo không giam giữ chấp hành hình phạt trong việc giám sát, giáo dục người đó;
4. Phối hợp với cảnh sát tư pháp, Công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người được hưởng án treo cư trú trong việc giám sát, giáo dục người đó;
5. Hàng tháng, ghi nhận xét về tình hình tu dưỡng, rèn luyện của người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ vào sổ theo dõi;
6. Ba tháng một lần, báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành án treo của người được hưởng án treo hoặc tình hình chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ của người bị kết án, trừ trường hợp đột xuất hoặc cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu;
7. Khi người được hưởng án treo đã đủ điều kiện xét giảm thời gian thử thách theo quy định tại khoản 4 Điều 60 của Bộ luật hình sự hoặc đã đủ điều kiện xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Bộ luật hình sự, thì báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục để đề nghị Tòa án xét giảm thời gian thử thách hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt; trong trường hợp người đó đã chấp hành xong thời gian thử thách hoặc hình phạt thì đề nghị Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục làm thủ tục chứng nhận việc đã chấp hành xong thời gian thử thách hoặc hình phạt cho người đó.
Điều 248. Trách nhiệm của gia đình người được hưởng án treo, gia đình người cải tạo không giam giữ
1. Luôn quan tâm, gần gũi và có biện pháp giúp đỡ người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ sửa chữa lỗi lầm của mình, không vi phạm pháp luật; nhắc nhở, uốn nắn kịp thời khi người đó có hành vi sai trái.
2. Phối hợp chặt chẽ với người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ trong việc quản lý, giáo dục; trong trường hợp người bị kết án là người chưa thành niên, thì gia đình người đó phải làm bản cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục.
3. Thông báo cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ về kết quả rèn luyện, tu dưỡng của người đó khi có yêu cầu.
4. Thực hiện việc bồi thường thiệt hại do người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ chưa thành niên gây ra theo quy định của pháp luật dân sự.
5. Tham dự các cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ.
Điều 249. Hồ sơ theo dõi việc thử thách của người được hưởng án treo hoặc việc chấp hành hình phạt của người bị kết án cải tạo không giam giữ
1. Hồ sơ theo dõi việc thử thách của người được hưởng án treo hoặc việc chấp hành hình phạt của người bị kết án cải tạo không giam giữ gồm có:
a) Sổ theo dõi người được hưởng án treo hoặc người bị kết án cải tạo không giam giữ do Tòa án cấp;
b) Trích lục bản án và quyết định thi hành án;
c) Quyết định của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người bị kết án cải tạo không giam giữ về việc phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục;
d) Bản cam kết của gia đình, nếu người được hưởng án treo là người chưa thành niên; bản cam kết của người cải tạo không giam giữ và bản cam kết của gia đình nếu người bị kết án chưa thành niên;
đ) Bản báo cáo của người được hưởng án treo hoặc người cải tạo không giam giữ với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình;
e) Báo cáo của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ của người được hưởng án treo, của người cải tạo không giam giữ;
g) Biên bản cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ;
h) Bản tự kiểm điểm của người được hưởng án treo, của người cải tạo không giam giữ;
i) Bản nhận xét về quá trình thử thách của người được hưởng án treo, quá trình chấp hành hình phạt của người cải tạo không giam giữ;
k) Quyết định của Tòa án rút ngắn thời gian thử thách, giảm thời hạn chấp hành hình phạt (nếu có);
l) Giấy chứng nhận việc đã chấp hành xong thời gian thử thách, thời gian chấp hành án cải tạo không giam giữ; hình phạt;
m) Các tài liệu khác liên quan đến việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ.
2. Khi người được hưởng án treo chấp hành xong thời gian thử thách, người cải tạo không giam giữ chấp hành xong hình phạt, thì người trực tiếp giám sát, giáo dục có trách nhiệm giao hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho các cơ quan, tổ chức sau đây quản lý :
a) Bộ phận quản lý nhân sự của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo trực tiếp quản lý người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Đội thi hành án cấp xã nơi cư trú, nếu người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ không thuộc đối tượng nói tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 250. Thông báo về việcngười đang hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ chuyển đi nơi khác
Trong trường hợp người được hưởng án treo hoặc người cải tạo không giam giữ chuyển đi nơi khác thì cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục có trách nhiệm thông báo ngay cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, kèm theo hồ sơ của người đó để Tòa án làm thủ tục giao nhiệm vụ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó chuyển đến tiếp tục giám sát, giáo dục.
Mục 2
THI HÀNH HÌNH PHẠT QUẢN CHẾ
Điều 251
. Trách nhiệm của Giám thị trại giam thông báo về việc thi hành hình phạt quản chế
Hai tháng trước khi người bị kết án quản chế hết hạn chấp hành hình phạt tù, giám thị trại giam thông báo bằng văn bản cho ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan thi hành án ở cấp huyện nơi quản chế về :
1) Họ và tên, tuổi, quê quán của người bị quản chế;
2) Ngày, tháng, năm chấp hành xong hình phạt tù;
3) Nhận xét về kết quả chấp hành hình phạt tù;
4) Thời hạn quản chế;
5) Những thông tin cần thiết khác để quản lý, giáo dục, tạo điều kiện cho người bị quản chế làm ăn, sinh sống, cải tạo.
Điều 252. Hồ sơ thi hành hình phạt quản chế
Hồ sơ thi hành hình phạt quản chế do ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế lập, gồm có:
a) Trích lục hoặc bản sao bản án của Toà án;
b) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù;
c) Tài liệu về quá trình chấp hành hình phạt quản chế;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
Điều 253. Nghĩa vụ của người bị quản chế
1. Người bị quản chế có nghĩa vụ :
a. Trở về địa phương mà bản án chỉ định là nơi quản chế ngay sau khi chấp hành xong hình phạt tù và trình diện với Uỷ ban nhân dân cấp xã, xuất trình giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù;
b. Chịu sự quản lý, giám sát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương; không được tự ý rời khỏi nơi quản chế;
c. Mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng, trình diện và báo cáo với ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế;
d. Khi Ủy ban nhân dân các cấp yêu cầu, phải có mặt tại địa điểm quy định và trả lời các vấn đề có liên quan, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng;
đ. Phải báo cáo cụ thể với Uỷ ban nhân dân nơi quản chế và chỉ được đi khỏi nơi cư trú nếu được phép của cơ quan này;
e. Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của chính quyền địa phương; tích cực lao động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội.
2. Người bị quản chế vi phạm quy định về quản chế thì có thể bị xử lý như sau:
a) Trường hợp sau khi chấp hành xong hình phạt tù không đến trình diện với ủy ban nhân dân cấp xã đúng thời hạn mà không có lý do chính đáng, thì Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập đến để lập biên bản và buộc chấp hành các quy định về quản chế;
b) Trường hợp cố ý không chấp hành quy định về quản chế mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo Điều 304 của Bộ luật hình sự.
3. Trường hợp người bị quản chế bị tước một số quyền công dân và bị cấm hành nghề, công việc nhất định, thì họ còn có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về thi hành hình phạt tước một số quyền công dân, cấm hành nghề, công việc nhất định của Bộ luật này.
Điều 254. Quyền của người bị quản chế
Người bị quản chế có quyền :
1. Sinh sống cùng gia đình tại địa phương nơi quản chế;
2. Lựa chọn nghề nghiệp, công việc lao động thích hợp, trừ những nghề hoặc công việc nhất định đã bị cấm theo quyết định của Toà án và những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ; được hưởng mọi thành quả lao động do mình làm ra theo quy định của pháp luật;
3. Tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế.
Điều 255. Cho phép người bị quản chế rời khỏi nơi quản chế
1. Nếu có lý do chính đáng và được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này cho phép thì người bị quản chế được rời khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế trong thời hạn nhất định để giải quyết việc cá nhân.
Thời hạn người bị quản chế được phép rời khỏi phạm vi địa phương nơi quản chế do người có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định, nhưng mỗi lần không được quá năm ngày.
2. Thẩm quyền cấp giấy phép cho người bị quản chế rời khỏi nơi quản chế quy định như sau :
a) Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế cấp giấy phép đi lại trong phạm vi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi quản chế;
b) Trưởng Công an cấp huyện cấp giấy phép đi lại trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thi hành hình phạt quản chế hoặc tuy ra ngoài phạm vi đó nhưng chỉ đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh liền kề với quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi quản chế;
c) Giám đốc Công an cấp tỉnh cấp giấy phép đi ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quản chế và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
3. Giấy phép được cấp theo quy định tại khoản 2 Điều này có giá trị một lần. Trường hợp người bị quản chế hàng ngày phải đến một nơi nhất định ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn để học tập, lao động, chữa bệnh hoặc vì lý do chính đáng khác thì có thể được xem xét cấp giấy phép theo từng tháng.
4. Khi rời khỏi nơi quản chế, người bị quản chế có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng các quy định ghi trong giấy phép;
b) Trình diện với ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đến và xuất trình giấy phép làm thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định;
c) Trở về địa phương nơi quản chế đúng thời hạn ghi trong giấy phép và trình diện với ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Người bị quản chế rời khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế mà không có giấy phép hoặc vi phạm các quy định ghi trong giấy phép nếu không có lý do chính đáng thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và thời gian này không được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt quản chế.
Điều 256. Miễn chấp hành hình phạt quản chế còn lại
1. Người bị quản chế có đủ các điều kiện dưới đây thì có thể được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại :
a. Đã chấp hành được ít nhất một phần hai thời hạn quản chế;
b. Thành khẩn hối lỗi, tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và quy định về quản chế hoặc già cả; mắc bệnh hiểm nghèo;
c. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế đề nghị.
2. Việc miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại chỉ được thực hiện sau khi có quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện nơi chấp hành án.
3. Người đã được miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại phải xuất trình với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình cư trú quyết định của Toà án về việc miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
Mục 3
THI HÀNH HÌNH PHẠT CẤM CƯ TRÚ
Điều 257. Trách nhiệm của Giám thị trại giam thông báo về việc thi hành hình phạt cấm cư trú
1. Hai tháng trước khi người bị kết án hết hạn chấp hành hình phạt tù, giám thị trại giam thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị cấm cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị kết án sẽ đến cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù và công an cấp huyện có thẩm quyền về:
a) Họ và tên, tuổi, quê quán của người bị cấm cư trú;
b) Ngày, tháng, năm chấp hành xong hình phạt tù;
c) Nhận xét về kết quả chấp hành án phạt tù;
d) Thời hạn và nơi cấm cư trú;
đ) Những thông tin cần thiết khác để quản lý, tạo điều kiện cho người bị cấm cư trú làm ăn, sinh sống, cải tạo.
2. Trường hợp chưa rõ nơi người bị kết án sẽ đến cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù, giám thị trại giam giao bản nhận xét kết quả chấp hành án phạt tù cho người đó và yêu cầu họ xuất trình cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến cư trú.
Điều 258. Hồ sơ thi hành hình phạt cấm cư trú
Hồ sơ thi hành hình phạt cấm cư trú do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị kết án đến cư trú lập gồm có :
1. Trích lục hoặc bản sao bản án của Tòa án;
2. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù;
3. Tài liệu về quá trình chấp hành hình phạt cấm cư trú;
4. Các tài liệu khác có liên quan.
Điều 259. Nghĩa vụ của người bị cấm cư trú
1. Người bị cấm cư trú có nghĩa vụ :
a) Không được cư trú ở những nơi đã bị cấm theo quyết định của Toà án, mà phải cư trú ở nơi khác;
b) Trình diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến cư trú, xuất trình giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù, bản nhận xét về kết quả chấp hành án phạt tù của Trại giam;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương nơi đến cư trú;
d. Khi di chuyển nơi cư trú phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân nơi đang cư trú, trình diện và xuất trình giấy tờ có liên quan đến việc chấp hành hình phạt tù và hình phạt cấm cư trú cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú tiếp theo.
2. Người bị cấm cư trú mà cố ý không chấp hành các quy định về cấm cư trú mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo Điều 304 của Bộ luật hình sự.
Điều 260. Quyền của người bị cấm cư trú
1. Người bị cấm cư trú có quyền :
a) Khi có lý do chính đáng, có thể được phép đến địa phương đã bị cấm cư trú nơi có thân nhân, gia đình đang sinh sống hoặc quê quán nếu được sự đồng ý của ủy ban nhân dân cấp xã nơi đó; thời gian lưu trú do ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến quyết định, nhưng mỗi lần không được quá năm ngày;
b) Được tự do lựa chọn nơi cư trú ngoài những nơi đã bị cấm theo quy định của pháp luật; không bị hạn chế việc đi lại, hành nghề hoặc làm công việc nếu không có bản án hoặc quyết định khác của Toà án cấm hành nghề hoặc làm công việc đó và không thuộc những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
c) Khi thấy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 262 của Bộ luật này, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đang cư trú làm thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền xét giảm hoặc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại theo quy định của pháp luật.
2. Người bị cấm cư trú đã chấp hành xong hình phạt cấm cư trú, kể cả các trường hợp đã được miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại có quyền tự do lựa chọn nơi cư trú theo quy định của pháp luật.
Điều 261. Giảm hoặc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú
1. Người bị cấm cư trú có đủ các điều kiện dưới đây thì có thể được xét giảm hoặc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại :
a) Đã chấp hành được ít nhất một phần hai thời hạn cấm cư trú;
b) Tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương;
c) Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang cư trú đề nghị.
2. Việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại chỉ được thực hiện sau khi có quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện nơi người đó đến cư trú.
3. Khi trở về địa phương mà trước đó đã bị cấm cư trú, người được miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại phải xuất trình với ủy ban nhân dân cấp xã quyết định của Toà án cho miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
Mục 4
THI HÀNH HÌNH PHẠT TIỀN, TỊCH THU TÀI SẢN
Điều 262. Thủ tục thi hành án phạt tiền
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tiền, Cục thi hành án cấp tỉnh hoặc Chi cục thi hành án cấp huyệnphải gửi quyết định thi hành án cho Viện kiểm sát cùng cấp và người bị kết án để thi hành.
2. Căn cứ vào thời hạn được quy định trong bản án, quyết định, người bị kết án có thể nộp tiền phạt một lần hoặc nhiều lần vào tài khoản của Cục thi hành án cấp tỉnh hoặc Chi cục thi hành án cấp huyệnmở tại Kho bạc Nhà nước và nhận lại hoá đơn, chứng từ mỗi lần nộp.
3. Trình tự, thủ tục thi hành án phạt tiền được thực hiện theo những quy định về thủ tục thi hành án dân sự.
4. Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp trong việc thi hành án phạt tiền .
Trong trường hợp cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cảnh sát tư pháp có nhiệm vụ phối hợp thực hiện.
Điều 263. Thủ tục thi hành án tịch thu tài sản
1. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ra quyết định thi hành án tịch thu tài sản, Cục thi hành án cấp tỉnh hoặc Chi cục thi hành án cấp huyệnphải gửi quyết định thi hành án cho Viện kiểm sát cùng cấp và người bị kết án để thi hành.
2. Cơ quan thi hành ánchỉ được tịch thu những tài sản được ghi trong bản án, quyết định của Toà án.
Trong trường hợp phải tịch thu toàn bộ tài sản thì cơ quan thi hành ánphải để lại những tài sản là vận dụng thiết yếu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình người bị thi hành án để họ có điều kiện sinh sống.
3. Việc tịch thu tài sản được lập biên bản có chữ ký của chấp hành viên, người phải thi hành án và người làm chứng. Biên bản được lập thành 2 bản do chấp hành viên và người phải thi hành án giữ.
4. Trình tự, thủ tục thi hành án tịch thu tài sản được thực hiện theo những quy định về thủ tục thi hành án dân sự.
5. Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp trong việc thi hành án tịch thu tài sản.
Trong trường hợp cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cảnh sát tư pháp có nhiệm vụ phối hợp thực hiện.
Điều 264. Miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại
1. Người bị kết án phạt tiền có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại:
a) Đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt tiền;
b) Bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt phần còn lại hoặc lập công lớn.
c) Được Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân đề nghị.
2. Việc miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại chỉ được thực hiện loại sau khi có quyết định của Toà án có thẩm quyền.
Mục 5
THI HÀNH HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT
Điều 265. Thủ tục thi hành hình phạt trục xuất
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Toà án phải gửi quyết định thi hành án và trích lục bản án cho Cục thi hành án hình sựđể thi hành
2. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án của Toà án, Cục thi hành án hình sựấn định một thời hạn không quá mười lăm ngày cho người bị kết án để người đó tự rời khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi đã thi hành xong các hình phạt chính, hình phạt bổ sung khác; thực hiện xong các nghĩa vụ dân sự nếu có.
Nếu hết thời hạn kể trên mà người bị kết án không tự nguyện chấp hành thì Cục trưởng Cục thi hành án hình sự có quyền quyết định tạm giữ người đó để tiến hành cưỡng chế trục xuất.
Điều 266. Kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam
1. Người bị trục xuất có thể được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam theo Điều 265 Bộ luật tố tụng hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác mà không thể đi lại đươc và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên chứng nhận;
b) Phải chấp hành các hình phạt khác hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Có lý do chính đáng khác cản trở việc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam được Cục trưởng Cục thi hành án hình sựxác nhận.
2. Việc kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người bị trục xuất chỉ được thực hiện khi có quyết định của Toà án đã ra quyết định thi hành án.
Điều 267. Hồ sơ thi hành hình phạt trục xuất
Hồ sơ thi hành hình phạt trục xuất do cơ quan thi hành án trục xuất lập, gồm có:
a) Trích lục hoặc bản sao bản án và quyết định thi hành án của Toà án;
b) Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người bị trục xuất;
c) Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các hình phạt khác hoặc các nghĩa vụ khác (nếu có);
d) Các tài liệu khác có liên quan.
Điều 268. Nghĩa vụ và quyền của người bị trục xuất
1. Người bị trục xuất có nghĩa vụ:
a) Rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đúng thời hạn đựơc ghi trong quyết định thi hành án của Toà án, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 266 của Bộ luật này;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam; chịu sự quản lý, giám sát của Cục thi hành án hình sự, không được tự ý rời khỏi nơi quản lý, giám sát do Cục thi hành án hình sự chỉ định bằng văn bản;
c) Nộp các giấy tờ cần thiết để thi hành án theo yêu cầu của Cục thi hành án hình sự;
d) Nhanh chóng chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có) và hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đúng thời hạn;
đ) Tự chịu chi phí về phương tiện xuất cảnh.
2. Khi rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, người bị trục xuất được mang theo tài sản hợp pháp của mình theo quy định.
Điều 269. Chi phí về phương tiện xuất cảnh cho người bị trục xuất
Trường hợp người bị trục xuất chưa có khả năng tự chịu chi phí về phương tiện xuất cảnh thì Cục thi hành án hình sựcó thể yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân giải quyết kinh phí đưa người bị trục xuất về nước; trường hợp vẫn chưa giải quyết được kinh phí hoặc vì lý do cấp bách bảo vệ an ninh quốc gia thì cơ quan thi hành án trục xuất được sử dụng ngân sách nhà nước để trả chi phí về phương tiện xuất cảnh với mức thấp nhất để buộc người bị trục xuất nhanh chóng rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Mục 6
THI HÀNH HÌNH PHẠT TƯỚC MỘT SỐ QUYỀN CÔNG DÂN
Điều 270. Tước quyền bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước
Trong thời gian bị tước quyền bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước, người phải thi hành án không được phép tham gia bầu cử hoặc ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước.
Uỷ ban nhân dân cấp xã không được đưa những người bị tước quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước vào danh sách cử tri.
Đối với những người đã có tên trong danh sách cử tri nhưng đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu thì bị Toà án tước quyền bầu cử thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải xoá tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri của người đó.
Hội đồng bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước phải kiểm tra Phiếu lý lịch tư pháp của người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử để bảo đảm không đưa những người đã bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước vào danh sách ứng cử.
Điều 271. Tước quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước
Trong thời gian bị tước quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước, người phải thi hành án không được phép dự tuyển hoặc tiếp tục làm việc trong cơ quan Nhà nước.
Cơ quan Nhà nước khi tuyển dụng cán bộ, công chức, phải kiểm tra Phiếu lý lịch tư pháp của người nộp hồ sơ dự tuyển để bảo đảm không tuyển dụng người đang bị tước quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước vào làm việc.
Trong trường hợp người đang là cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước mà bị tước quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước nhưng được hưởng án treo, thì cơ quan, tổ chức chủ quản phải ra quyết định buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác trong thời hạn bị tước quyền đối với người đó.
Điều 272. Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân
Trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người phải thi hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự; dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, công nhân quốc phòng trong lực lượng Quân đội nhân dân; dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong lực lượng công an nhân dân trong thời gian bị tước quyền.
Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự phải kiểm tra Phiếu lý lịch tư pháp của người đăng ký nghĩa vụ quân sự; đơn vị quân đội nhân dân, cơ quan, đơn vị công an nhân dân phải kiểm tra Phiếu lý lịch tư pháp của người dự tuyển để bảo đảm không đăng ký nghĩa vụ quân sự, tuyển dụng đối với người đang bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Trong trường hợp người đang là quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng trong lực lượng Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân nhưng được hưởng án treo, thì cơ quan, đơn vị chủ quản phải ra quyết định buộc ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân đối với người đó.
Mục 7
THI HÀNH HÌNH PHẠT CẤM ĐẢM NHIỆM CHỨC VỤ,
CẤM HÀNH NGHỀ HOẶC LÀM CÔNG VIỆC NHẤT ĐỊNH
Điều 273. Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định
Trong thời gian bị cấm đảm nhiệm chức vụ, người phải thi hành án không được bổ nhiệm, đề bạt hoặc tiếp tục đảm nhiệm các chức vụ mà Toà án đã tuyên trong bản án.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị khi bổ nhiệm, đề bạt cán bộ phải kiểm tra Phiếu lý lịch tư pháp của người đó để bảo đảm không bổ nhiệm, đề bạt những người bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định vào những cương vị có liên quan.
Trong trường hợp người phải thi hành án đang đảm nhiệm các chức vụ bị cấm đảm nhiệm và được hưởng án treo thì cơ quan quản lý có thẩm quyền phải ra quyết định cách chức đối với người đó.
Điều 274. Cấm hành nghề nhất định
Trong thời gian bị cấm hành nghề, người phải thi hành án không được phép đăng ký hoặc tiếp tục làm những nghề mà Toà án đã cấm trong bản án.
Cơ quan đăng ký hành nghề phải kiểm tra lý lịch tư pháp của người đăng ký hành nghề để bảo đảm không cấp đăng ký cho những người đã bị cấm làm những nghề có liên quan.
Trong trường hợp người phải thi hành án đang hành nghề bị cấm và được hưởng án treo thì cơ quan đăng ký hành nghề phải ra quyết định thu hồi đăng ký hành nghề của người phải thi hành án.
Điều 275. Cấm làm công việc nhất định
Trong thời gian bị cấm làm công việc nhất định, người phải thi hành án không được phép làm những công việc mà Toà án đã cấm trong bản án.
Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người bị kết án cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc phải theo dõi, giám sát để bảo đảm rằng người phải thi hành án sẽ không tiến hành những công việc bị cấm trong bản án.
Trong trường hợp thay đổi nơi cư trú trong thời hạn từ ba tháng trở lên, người bị kết án phải thông báo cho Toà án đã ra quyết định thi hành án về nơi mình chuyển đến. Toà án đã ra quyết định thi hành án phải gửi trích lục bản án cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người phải thi hành án chuyển đến để tiếp tục theo dõi, giám sát người phải thi hành án.
CHƯƠNG XVIII
THI HÀNH CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
Mục 1
THI HÀNH BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH
Điều 276.
Đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh
1. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh của Toà án, cơ quan Cảnh sát tư pháp có trách nhiệm tổ chức đưa người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh vào một cơ sở chuyên khoa y tế do Tòa án chỉ định trong quyết định.
2. Hồ sơ đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh gồm:
a) Lý lịch cá nhân;
b) Danh bản, chỉ bản;
c) Kết luận của Hội đồng giám định pháp y;
d) Quyết định của Toà án về việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
đ) Các tài liệu khác có liên quan đến nhân thân người bị bắt buộc chữa bệnh (nếu có).
Điều 277.
Tiếp nhận người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
1.Cơ sở chuyên khoa y tế được Tòa án chỉ định có trách nhiệm tiếp nhận người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người trực tiếp nhận người được đưa vào cơ sở chữa bênh bát buộc phải kiểm tra hồ sơ, căn cước và lập biên bản giao nhận.
Điều 278.
Tổ chức điều trị cho người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
1.Cơ sở chuyên khoa y tế được Tòa án chỉ định có trách nhiệm tổ chức việc điều trị bệnh cho người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Cơ sở điều trị có trách nhiệm lập hồ sơ để theo dõi quá trình điều trị bệnh của người bị bát buộc chữa bệnh; phải báo cáo với Tòa án đã ra quyết định thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh về diễn biến tình hình sức khoẻ, bệnh tình của người bệnh.
3.
Trường hợp người bị bát buộc chữa bệnh bỏ trốn, Ban Giám đốc Cơ sở điều trị phải lập biên bản, thông báo ngay cho Tòa án đã ra quyết định thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh và gia đình của người đó biết, đồng thời phối hợp với cơ quan Cảnh sát tư pháp và gia đình tổ chức đưa người đó trở lại Cơ sở để tiếp tục chữa bệnh.
Điều 279. Đình chỉ thực hiện biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Khi có báo cáo của cơ sở chữa bệnh, đơn yêu cầu của thân nhân người bị bắt buộc chữa bệnh hoặc yêu cầu của Viện kiểm sát thì trên cơ sở kết luận của Hội đồng giám định y khoa, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh có thể ra quyết định đình chỉ thực hiện biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Mục 2
THI HÀNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
Điều 280. Thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
đối với người chưa thành niên phạm tội
Việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấnđối với người chưa thành niên phạm tộinhằm tạo điều kiện cho người đó lao động, học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, giúp đỡ của ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội ở cơ sở và gia đình của người đó.
Điều 281. Trách nhiệm của
Ủy ban nhân dân cấp xã,
tổ chức xã hội ở cơ sở được giao giám sát, giáo dục và gia đình của người chưa thành niên phạm tội
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội ở cơ sở được giaogiám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết bảo đảm hiệu quả thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hữu quan và gia đình trong việc giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội.
2. Gia đình người chưa thành niên phạm tội có trách nhiệm giáo dục, giúp đỡ người đó sửa chữa lỗi lầm, không vi phạm pháp luật và phạm tội mới; phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Các cơ quan, tổ chức hữu quan và cộng đồng dân cư nơi người chưa thành niên phạm tội cư trú có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục trong việc giáo dục, giúp đỡ người đó.
Điều 282. Nghĩa vụ của người chưa thành niên phạm tội
đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân vàquy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú.
2. Làm bản cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục, trong đó nêu rõ các biện pháp tích cực sửa chữa lỗi lầm của mình. Bản cam kết phải có ý kiến của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục.
3. Thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, tích cực sửa chữa lỗi lầm; học tập, làm ăn lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng dân cư nơi mình cư trú.
4. Làm bản tự kiểm điểm về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu tổ chức được giao giám sát, giáo dục khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách. Bản tự kiểm điểm phải có nhận xét của người được giao giám sát, giáo dục hoặc của cảnh sát khu vực, công an xã, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người đó cư trú.
5. Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bảnvới người được giao giám sát, giáo dục về kết quả rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên ba mươi ngày, thì báo cáo và trong thời gian tạm trú phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người chưa thành niên phạm tội đến tạm trú.
Điều 283. Việc người chưa thành niên phạm tội đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đi khỏi nơi cư trú
1. Trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội muốn đi ra khỏi nơi cư trú thì phải báo cáo hoặc xin phép theo quy định sau đây:
a) Trong trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú qua đêm, thì phải báo cáo với người trực tiếp giám sát, giáo dục; khi đến nơi phải trình báo ngay với cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú;
b) Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ trên 30 ngày, thì phải làm đơn xin phép Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục. Đơn xin phép phải có ý kiến của người trực tiếp giám sát, giáo dục.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên phạm tội đến tạm trú để phối hợp giám sát, giáo dục.
Khi hết thời hạn cho phép tạm trú, người chưa thành niên phạm tội phải làm báo cáo có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó tạm trú.
2. Trong trường hợp vì các lý do chính đáng như thay đổi nơi cư trú, đi học hoặc có việc làm ổn định ở địa phương khác thì người chưa thành niên phạm tội phải làm đơn đề nghị có ý kiến của người trực tiếp giám sát, giáo dục gửi Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục.
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục phải gửi toàn bộ hồ sơ của người chưa thành niên phạm tội cho Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để làm các thủ tục cần thiết giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội nơi người đó chuyển đến tiếp tục giám sát, giáo dục.
Điều 284. Quyền của người chưa thành niên phạm tội đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Người chưa thành niên phạm tội đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có quyền:
1. Không bị phân biệt đối xử vì lỗi lầm đã phạm.
2. Được giúp đỡ để tham gia lao động, học tập tại nơi cư trú; được tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí tại cộng đồng như mọi công dân khác.
3. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục làm thủ tục đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện nơi mình cư trú ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 285. Chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Khi người chưa thành niên phạm tội đã chấp hành được một phần hai thời hạn giáo dục tại cấp xã và có nhiều tiến bộ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục xem xét tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người chưa thành niên phạm tội lập hồ sơ đề nghị Toà án cấp huyện nơi người đó đang chấp hành biện pháp giáo dục tại cấp xã, phường, thị trấn ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp này.
2. Hồ sơ đề nghị ra quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại cấp xã gồm có:
a) Sơ yếu lý lịch của người chưa thành niên phạm tội;
b) Bản đề nghị chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại cấp xã cho người chưa thành niên phạm tội của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức xã hội;
c) Đơn xin chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại cấp xã của người chưa thành niên phạm tội (nếu họ yêu cầu);
d) Quyết định và bản sao bản án của Toà án về áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã;
đ) Bản tự kiểm điểm của người chưa thành niên phạm tội về kết quả thực hiện bản cam kết của mình;
e) Bản nhận xét về quá trình chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người chưa thành niên phạm tội của Uỷ ban nhân dân cấp xã và tổ chức xã hội nơi người chưa thành niên phạm tội cư trú;
g) Biên bản cuộc họp kiểm điểm người chưa thành niên phạm tội.
Điều 286. Trách nhiệm vụ của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội
Người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội có trách nhiệm:
1. Lập hồ sơ theo dõi việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người chưa thành niên phạm tội;
2. Chủ động gặp gỡ người chưa thành niên phạm tội để tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội, tâm tư nguyện vọng và giải thích, hướng dẫn người đó chấp hành tốt các nghĩa vụ của mình;
3. Đề xuất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục có biện pháp cụ thể trong việc phối hợp với gia đình, nhà trường, đoàn thanh niên và các tổ chức hữu quan nơi người chưa thành niên phạm tội cư trú trong việc quản lý, giáo dục người đó;
4. Phối hợp với cảnh sát khu vực hoặc công an xã, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người chưa thành niên phạm tội cư trú để giám sát, giáo dục người đó;
5. Kịp thời thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục để có biện pháp thích hợp ngăn ngừa, xử lý khi người chưa thành niên phạm tội có hành vi vi phạm pháp luật;
6. Báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức xã hội ở cơ sở được giao giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội về tình hình chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người đó khi có yêu cầu.
Điều 287. Trách nhiệm của gia đình người chưa thành niên phạm tội
Gia đình của người được chưa thành niên phạm tội có trách nhiệm:
1. Làm bản cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên phạm tội;
2. Thực hiện việc bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên phạm tội gây ra. Đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì chỉ bồi thường khi người đó không có đủ tài sản để bồi thường;
3. Quan tâm, gần gũi và có biện pháp cụ thể giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội nhận rõ lỗi lầm của mình, tích cực sửa chữa, không vi phạm pháp luật; kịp thời nhắc nhở, góp ý khi người đó có hành vi sai trái;
4. Chia sẻ, cảm thông với những khó khăn, lỗi lầm của người chưa thành niên phạm tội nhằm giúp người đó xoá bỏ mặc cảm, sớm hoà nhập với cuộc sống chung của gia đình và cộng đồng;
5. Liên hệ với Uỷ ban nhân dân cấp xã và tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục để có biện pháp phối hợp cụ thể trong việc giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội;
6. Báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã và tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục về kết quả rèn luyện, tu dưỡng của người chưa thành niên phạm tội;
7. Tham dự các cuộc họp kiểm điểm của người chưa thành niên phạm tội.
Điều 288. Hồ sơ theo dõi việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Hồ sơ theo dõi việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người chưa thành niên phạm tội gồm có:
a) Sơ yếu lý lịch của người chưa thành niên phạm tội;
b) Trích lục bản án và quyết định của Toà án về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
c) Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục về việc phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội;
d) Bản cam kết của người chưa thành niên phạm tội và gia đình người đó về việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên phạm tội;
đ) Báo cáo của người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người chưa thành niên phạm tội;
e) Bản tự kiểm điểm của người chưa thành niên phạm tội về kết quả thực hiện bản cam kết của mình;
g) Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trước thời hạn của Toà án hoặc giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội;
h) Các tài liệu khác liên quan đến việc giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội.
2. Khi người chưa thành niên phạm tội chấp hành xong thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì người trực tiếp giám sát, giáo dục có trách nhiệm giao hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục để quản lý.
Mục 3
THI HÀNH BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Điều 289. Đưa người bị kết án vào trường giáo dưỡng
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Toà án phải gửi quyết định thi hành án và trích lục bản án cho Cục thi hành án cấp tỉnh để thi hành.
2. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án của Toà án, Cục trưởng Cục thi hành án cấp tỉnh ra quyết định chỉ định trường giáo dưỡng có trách nhiệm thi hành biện pháp giáo dưỡng.
3. Cơ quan Cảnh sát tư pháp có trách nhiệm tổ chức đưa người bị kết án vào trường giáo dưỡng.
Trường hợp người đã có quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng bỏ trốn thì cơ quan Cảnh sát tư pháp phải tổ chức truy tìm và đưa người đó vào trường.
2. Cơ quan cảnh sát tư pháp phải thông báo bằng văn bản Tòa án đãra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng và Cục thi hành án cấp tỉnh biết rõ vềviệc đã đưa người bị kết án vào trường giáo dưỡng hoặc lý do chưa đưa được và biện pháp cần áp dụng để bảo đảm thực hiện việc đưa người bị kết án vào trường giáo dưỡng.
Điều 290. Hồ sơ đưa người bị kết án vào trường giáo dưỡng
Hồ sơ đưa người bị kết án vào trường giáo dưỡng gồm :
1) Lý lịch cá nhân;
2) Danh bản, chỉ bản;
3) Phiếu khám sức khoẻ;
4) Quyết định thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng của Toà án;
5) Quyết định của Cục trưởng Cục thi hành án cấp tỉnh chỉ định Trường giáo dưỡng có trách nhiệm thi hành biện pháp giáo dưỡng;
6) Các tài liệu khác có liên quan đến nhân thân người được đưa vào trường giáo dưỡng (nếu có).
Điều 291. Tiếp nhận người bị kết án được đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người trực tiếp nhận người được đưa vào trường giáo dưỡng, phải kiểm tra hồ sơ, căn cước và lập biên bản giao nhận.
2. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm lập hồ sơ cá nhân học sinh để theo dõi quá trình chấp hành biện pháp giáo dưỡng của họ; định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm phải báo cáo với Cục thi hành án cấp tỉnh về tình hình quản lý, giáo dục học sinh.
Điều 292. Thông báo về việc tiếp nhận người bị kết án vào trường giáo dưỡng
Trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận học sinh, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải thông báo cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh, Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng và Cục thi hành án cấp tỉnh nơi người đó đã cư trú biết về việc nhà trường đã tiếp nhạn người bị kết án.
Điều 293. Việc trích xuất học sinh trường giáo dưỡng
1. Việc trích xuất học sinh đưa đi phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc trong trường hợp đặc biệt khác chỉ được thực hiện khi có lệnh trích xuất của Cục trưởng Cục thi hành án cẩp tỉnh theo yêu cầu của cơ quan đang thụ lý vụ án.
2. Cơ quan yêu cầu trích xuất chịu trách nhiệm đưa và trả học sinh trích xuất đến trường đúng thời hạn đã ghi trong lệnh trích xuất; khi giao nhận học sinh phải lập biên bản. Thời hạn trích xuất được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng.
Điều 294. Tạm hoãn thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người phải chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có thể được tạm hoãn thi hành biện pháp này, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây :
a) Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác mà không thể đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp huyện trở lên chứng nhận;
b) Có lý do chính đáng khác cản trở việc thi hành biện pháp giáo dưỡng được Cục trưởng Cục thi hành án cấp tỉnh xác nhận.
2. Việc tạm hoãn thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được thực hiện khi có quyết định của Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng.
3. Cục thi hành án cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng về trường hợp người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trường hợp người được tạm hoãn thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng không còn lý do để tạm hoãn để Toà án xem xét, quyết định việc tạm hoãn hoặc tiếp tục thi hành biện pháp giáo dưỡng.
Điều 295. Quyền lợi của học sinh trường giáo dưỡng
Học sinh trường giáo dưỡng có những quyền lợi sau đây:
1. Được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; được trường cho mượn hoặc cấp đồ dùng học sinh theo quy định hiện hành áp dụng đối với học sinh bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào trường giáo dưỡng;
2. Được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác do trường tổ chức, ngoài giờ học văn hoá, học nghề, lao động;
3. Được bố trí giường hoặc bệ nằm có chiếu trải và được phép sử dụng đồ dùng sinh hoạt cá nhân của mình, trừ những đồ vật bị cấm sử dụng trong trường giáo dưỡng; nếu thiếu, thì trường cho mượn hoặc cấp;
4. Được hưởng tiêu chuẩn ăn, chất đốt (kể cả trong những ngày lễ, Tết theo quy định của Nhà nước), chữa bệnh theo quy định hiện hành áp dụng đối với học sinh bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào trường giáo dưỡng;
5. Được hưởng chế độ ăn, nghỉ, điều trị bệnh đối với học sinh ốm đau, bệnh tật, thương tích do y, bác sĩ chỉ định;
6. Được gặp thân nhân tại nơi tiếp đón của trường; được gửi và nhận thư, nhận quà (trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích khác, đồ vật và các loại văn hoá phẩm bị cấm) theo quy định hiện hành;
7. Được nghỉ ngày lễ, Tết theo quy định của Nhà nước;
8. Được sử dụng kết quả lao động của mình để phục vụ cải thiện đời sống, sinh hoạt và học tập của bản thân theo quy định hiện hành;
9. Được Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện nơi trường đóng quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp này khi đã chấp hành được một phần hai thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng và thực sự ăn năn hối lỗi, nhận rõ việc làm sai trái của bản thân, tích cực học tập, lao động, tu dưỡng và chấp hành tốt nội quy của trường;
10. Được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký, các chứng chỉ học văn hoá, học nghề (nếu có), tiền ăn đường và tiền tàu xe.
Điều 296. Nghĩa vụ của học sinh trường giáo dưỡng
Học sinh trường giáo dưỡng có các nghĩa vụ sau đây:
1. Chịu sự giám sát, quản lý, giáo dục, phân công lao động của cán bộ, giáo viên nhà trường và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường;
2. Bắt buộc học văn hoá nếu chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học;
3. Tham gia lao động do trường tổ chức ngoài giờ học tập;
4. Trả lại chăn, màn và những đồ dùng được trường cho mượn;
5
. Phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và Công an cùng cấp nơi mình cư trú trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra trường;
Điều 297. Trách nhiệm của trường giáo dưỡng
Trường giáo dưỡng có trách nhiệm:
1. Tiếp nhận người được đưa vào trường giáo dưỡng;
2. Thực hiện việc giám sát, quản lý, giáo dục, phân công lao động đối với học sinh trường giáo dưỡng;
3. Thông báo cho Viện Kiểm sát nhân dân, Công an cấp huyện nơi trường đóng đến lập biên bản về việc học sinh bị chết và xác định nguyên nhân chết, đồng thời thông báo ngay cho thân nhân của người chết biết; tổ chức mai táng hoặc giao cho gia đình học sinh mai táng sau khi được phép của Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát;
4. Làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn cho học sinh bị tai nạn;
5. Thông báo cho Toà án đã ra quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và gia đình họ biết ngày ra trường;
6. Liên hệ với Toà án đã ra quyết định và Ủy ban nhân dân cùng cấp với Toà án để đề nghị có biện pháp giúp đỡ, sắp xếp chỗ ăn, ở và tạo việc làm, học tập phù hợp để ổn định cuộc sống cho học sinh đã chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng mà không rõ cha mẹ hoặc nơi cư trú;
7. Cử cán bộ, giáo viên đưa học sinh dưới 15 tuổi hoặc bị ốm đau, bệnh tật về gia đình hoặc giao Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú trong trường hợp đến ngày được ra trường mà họ không có thân nhân đến đón.
Điều 298. Chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Khi người chưa thành niên phạm tội đã chấp hành được một phần hai thời hạn ở trường giáo dưỡng và có nhiều tiến bộ thì trường giáo dưỡng tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người chưa thành niên phạm tội lập hồ sơ gửi Cục trưởng Cục thi hành án cấp tỉnh để đề nghị Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng xem xét quyết định chấm dứt thời hạn ở trường giáo dưỡng.
2. Hồ sơ đề nghị chấm dứt thời hạn ở trường giáo dưỡng gồm có:
a) Bản đề nghị của trường giáo dưỡng có xác nhận của Cục trưởng Cục thi hành án cấp tỉnh về việc chấm dứt thời hạn ở trường giáo dưỡng cho người chưa thành niên phạm tội;
b) Đề nghị chấm dứt thời hạn ở trường giáo dưỡng của người chưa thành niên phạm tội (nếu họ có yêu cầu);
c) Bản nhận xét của trường giáo dưỡng về quá trình chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
CHƯƠNG XIX
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA
CƠ QUAN,
TỔ CHỨC CÓ NHIỆM VỤ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Điều 299. Hội đồng thi hành án tử hình
1. Hội đồng thi hành án tử hình do Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình thành lập gồm đại diện của Toà án làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện của Viện Kiểm sát, trại giam, cơ quan giám định cùng cấp làm ủy viên Hội đồng.
2. Hội đồng thi hành án tử hình có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Kiểm tra căn cước của người đang chờ thi hành án tử hình;
b) Kiểm tra các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình quy định tại Điều 35 của Bộ luật Hình sự;
c) Hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án trong trường hợp người bị kết án thuộc một trong các trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật Hình sự và trong trường hợp có tình tiết đặc biệt.
Trước khi thi hành án, phải giao cho người bị kết án đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn đề nghị ân giảm án tử hình.
Điều 300. Cơ quan thi hành án phạt tù, án trục xuất
Cục thi hành án hình sự thuộc Tổng cục thi hành án, Bộ Tư pháp thi hành án phạt tù và án trục xuất có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Quản lý các Trại giam;
2. Ra quyết định đưa người bị kết án vào Trại giam;
3. Thông báo bằng văn bảncho Tòa án đã ra quyết định thi hành án biết rõ về việc bắt người bị kết án để thi hành án hoặc lý do chưa bắt được và biện pháp cần áp dụng để bảo đảm việc thi hành án; trong trường hợp người bị kết án bỏ trốn, thì phải kịp thời thông báo với cơ quan Công an để phối hợp truy bắt.
4. Đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu xem xét việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần hình phạt còn lại theo quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự;
5. Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù cho người bị kết án;
6. Thi hành hình phạt trục xuất.
Điều 301. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án cải tạo không giam giữ và án phạt tù cho hưởng án treo
1. Cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị kết án cư trú được Tòa án giao trách nhiệm giám sát, giáo dụcngười bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ ;
b) Tạo điều kiện để người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ được làm việc, học tập và tham gia vào hoạt động chung của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc cư trú;
c) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác và gia đình người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ trong việc giáo dục, cảm hoá, giúp họ sửa chữa lỗi lầm;
d) Yêu cầu người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình; có biện pháp ngăn ngừa, giáo dục kịp thời khi người đó có biểu hiện vi phạm pháp luật và thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết;
đ) Kịp thời biểu dương khi người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ có nhiều tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc lập công;
e) Cho phép người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ được vắng mặt khỏi nơi cư trú theo quy định tại Điều 241 của Bộ luật này;
g) Tự mình hoặc theo đề nghị của người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vực nơi người đó đang chấp hành án xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách án treo theo quy định tại khoản 2 Điều 237 của Bộ luật Tố tụng hình sự; giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 237 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
h) Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cho người bị kết án;
i) Nhận xét bằng văn bản và ghi vào Sổ theo dõi người được hưởng án treo hoặc người cải tạo không giam giữ về quá trình thử thách hoặc chấp hành hình phạt khi người đó chuyển đi nơi khác;
k) Tiến hành khấu trừ một phần thu nhập của người bị phạt cải tạo không giam giữ theo quyết định của Toà án để giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự;
l) Nắm vững số lượng và tình hình chấp hành án của người được hưởng án treo, người cải tạo không giam giữ trong cơ quan, tổ chức, địa phương mình và định kỳ báo cáo cho Cục thi hành án cấp tỉnh hoặc Chi cục thi hành án cấp huyện có thẩm quyềnvề tình hình cải tạo, tiến bộ của họ.
2. Cơ quan thi hành án cải tạo không giam giữ và án phạt tù cho hưởng án treo không được đặt thêm nghĩa vụ và hạn chế khác đối với người bị kết án ngoài các nghĩa vụ quy định và những hạn chế đã ghi trong bản án của Toà án.
Điều 302. Cơ quan có nhiệm vụ thi hành án quản chế, án cấm cư trú
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị kết án cư trú thi hành án quản chế, án cấm cư trú có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tiếp nhận, ghi vào sổ theo dõi việc người bị quản chế trình diện; tiếp nhận, quản lý người bị cấm quản chế đến cư trú,
2. Lập hồ sơ quản lý, theo dõi tình hình chấp hành hình phạt của người bị quản chế, người bị cấm cư trú;
3. Quản lý, giáo dục, tạo điều kiện để người bị quản chế, người bị cấm cư trú được làm ăn, sinh sống, lao động, học tập bình thường, giúp họ trở thành người có ích cho xã hội và báo cho Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án;
4. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan và gia đình người bị kết án trong việc giám sát, giáo dục người bị kết án;
5. Yêu cầu người bị kết án thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình; có biện pháp ngăn ngừa, giáo dục kịp thời khi phát hiện người bị quản chế có biểu hiện định bỏ trốn đi nơi khác hoặc người bị cấm cư trú có ý định đến địa phương bị cấm cư trú và thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết;
6. Cho phép người bị quản chế được vắng mặt khỏi nơi cư trú; không cho phép người bị cấm cư trú được tạm trú hoặc thường trú tại những địa phương mà họ bị cấm cư trú;
7. Kịp thời biểu dương khi người bị quản chế, người bị cấm cư trú có nhiều tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc lập công;
8. Định kỳ nhận xét, đánh giá và báo cáo về quá trình chấp hành án của người bị kết án gửiChi cục thi hành án cấp huyệnnơi quản chế, nơi cấm cư trú;
9. Ghi vào hồ sơ theo dõi nhận xét về quá trình chấp hành hình phạt của người bị kết án;
10. Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét việc giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt còn lại theo quy định của Bộ luật này và các Điều 268, 269 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
11. Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn quản chế cho người bị kết án. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người bị cấm cư trú đến cư trú cuối cùng cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn cấm cư trú cho người bị kết án.
Điều 303. Cơ quan thi hành án phạt tiền, án tịch thu tài sản
1. Cục thi hành án cấp tỉnh thi hành án phạt tiền, án tịch thu tài sản của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, của các Tòa án quân sự và án phạt tiền, án tịch thu tài sản của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng do tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều huyện mà xét thấy cần thiết lấylên để thi hành.
Chi cục thi hành án cấp huyện thi hành án phạt tiền và án tịch thu tài sản của Tòa án nhân dân cấp huyện.
2. Cơ quan thi hành án phạt tiền, án tịch thu tài sản có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây
a) Ra quyết định thi hành án;
b) Phân công chấp hành viên thực hiện việc thi hành án;
c) Đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân phối hợp tổ chức thi hành án;
d) Yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định đó để thi hành;
đ) Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét việc miễn, giảm hình phạt cho người bị kết án khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định;
e) Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cho người bị kết án.
Điều 304. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án tước một số quyền công dân, án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị kết án cư trú thi hành án tước một số quyền công dân, án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Phân công người trực tiếp theo dõi, giám sát người bị kết án;
2. Buộc người bị kết án không được thực hiện một số quyền công dân bị tước; không được đảm nhiệm chức vụ bị cấm hoặc làm nghề bị cấm theo bản án của Tòa án;
3. Yêu cầu người bị kết án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp ngăn ngừa, giáo dục kịp thời khi thấy người đó vi phạm pháp luật và thông báo cho Tòa án nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện biết để xử lý khi cần thiết;
4. Định kỳ 3 tháng một lần, phải báo cáo tình hình chấp hành hình phạt của người bị kết án cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định thi hành án và Cục thi hành án cấp tỉnh hoặc Chi cục thi hành án cấp huyện có thẩm quyền.
Điều 305. Cơ quan có nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh
Cơ sở chuyên khoa y tế thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tiếp nhận người được đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh;
2. Lập hồ sơ theo dõi quá trình điều trị bệnh của người bị bắt buộc chữa
bệnh;
3. Tổ chức điều trị cho người bị bắt buộc chữa bệnh;
4. Báo cáo với Tòa án đã ra quyết định thi hành án và Cục thi hành án cấp tỉnh về diễn biến tình hình sức khoẻ, bệnh tình của người bệnh.
Điều 306. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội ở cơ sởđược giao giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tộicó các nhiệm vụvà quyền hạn sau đây:
1. Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội;
2. Tạo điều kiện để người chưa thành niên phạm tội học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống;
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan khác và gia đình người chưa thành niên phạm tội trong việc giáo dục, cảm hoá giúp họ sửa chữa lỗi lầm;
4. Yêu cầu người chưa thành niên phạm tội thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình; có biện pháp ngăn ngừa, uốn nắn kịp thời khi người đó có biểu hiện tiêu cực và thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết;
5. Kịp thời biểu dương khi người chưa thành niên phạm tội có tiến bộ, tích cực tham gia hoạt động xã hội hoặc lập công;
6. Cho phép người chưa thành niên phạm tội được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Bộ luật này;
7. Đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị kết án đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn xem xét quyết định chấm dứt thời hạn cháp hành biện pháp này khi có đủ các điều kiện do Bộ luật hình sự quy định;
8. Báo cáo với Tòa án đã ra quyết định thi hành án và Chi cục thi hành án cấp huyện về tình hình chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của người chưa thành niên phạm tội;
9. Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người chưa thành niên phạm tội.
Điều 307. Cơ quan thi hành biện pháp tư pháp đưa vào Trường giáo dưỡng
Cục thi hành án cấp tỉnh thi hành biện pháp tư pháp đưa vào Trường giáo dưỡng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Quản lý các Trường giáo dưỡng;
2. Ra quyết định chỉ định Trường giáo dưỡng có trách nhiệm thi hành biện pháp tư pháp đưa vào Trường giáo dưỡng;
3. Tổ chức thi hành biện pháp tư pháp đưa vào Trường giáo dưỡng;
4. Đề nghị Tòa án nhân dân cùng cấp xem xét quyết định chấm dứt thời hạn ở trường giáo dưỡng theo quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự;
5. Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp tư pháp đưa vào Trường giáo dưỡng cho người bị kết án.
CHƯƠNG XX
THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ
CỦA TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI
Điều 308. Nguyên tắc thi hành bản án, quyết định hình sự của Toà án nước ngoài
1. Bản án, quyết định hình sự của Toà án nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Toà án có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành.
2. Việc thi hành bản án, quyết định của nước ngoài phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành án hình sự.
3. Hình phạt được thi hành phải đúng với hình phạt mà Tòa án nước ngoài đã tuyên trong bản án hình sự.
Trong trường hợp theo pháp luật Việt Nam, thời hạn phạt tù giam tối đa đối với tội mà người bị kết án đã phạm ngắn hơn thời gian tước tự do đã tuyên trong bản án của Toà án nước ngoài thì Toà án Việt Nam sẽ cho thi hành bản án theo thời hạn phạt tù giam tối đa mà pháp luật nước mình quy định đối với tội mà người bị kết án đã phạm.
Trong trường hợp pháp luật Việt Nam không quy định hình phạt tù giam đối với tội mà người bị kết án đã phạm thì Toà án sẽ căn cứ vào pháp luật Việt Nam mà lựa chọn một hình phạt thích hợp nhất với hình phạt mà Tòa án nước ngoài đã tuyên trong bản án.
4. Phần hình phạt đã thi hành tại nước ngoài phải được khấu trừ hoàn toàn. Nếu Toà án Việt Nam thay thế hình phạt tước tự do bằng một hình phạt khác, thì cũng phải tính đến thời gian mà người bị kết án đã chấp hành hình phạt ở nước ngoài.
5. Nếu hình phạt bổ sung đã tuyên trong bản án chưa được thi hành, thì sẽ được thi hành tại Việt Nam với điều kiện là pháp luật của Việt Nam cũng quy định hình phạt bổ sung đó đối với tội mà người bị kết ánđã phạm.
6. Người bị kết án đã được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án có quyền được hưởng chính sách đặc xá hoặc đại xá của Nhà nước Việt Nam.
Điều 309. Bảo đảm hiệu lực của quyết định của Toà án Việt Nam công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định hình sự của Toà án nước ngoài
1. Bản án, quyết định hình sự của Toà án nước ngoài đã được Toà án có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành có hiệu lực như bản án, quyết định hình sự của Toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật.
Bản án, quyết định hình sự của Toà án nước ngoài không được Toà án Việt Nam công nhận, thì không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
2. Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Toà án nước ngoài phải được người bị kết ánnghiêm chỉnh thi hành, các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng.
3. Người bị kết ánkhông tự nguyện chấp hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Toà án nước ngoài, thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.
Điều 310. Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định hình sự của Toà án nước ngoài
1. Sau khi nhận được bản án, quyết định hình sự của Toà án nước ngoài, Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam phải xem xét, ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định đó trước khi thi hành.
2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định hình sự của Toà án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, Toà án gửi bản sao quyết định đó và bản sao bản án hình sự của Toà án nước ngoài cho Viện kiểm sát nhân dâncấp tỉnh nơi thi hành án, cơ quan thi hành án có thẩm quyền và người bị kết án theo quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành án hình sự.
Trong trường hợp Toà án nhân dân tối cao xét lại quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì quyết định của Toà án Nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng. Tòa án nhân dân tối cao gửi bản sao quyết định và bản sao bản án, quyết định hình sự của Toà án nước ngoài cho cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, nơi có Toà án đã ra quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, đồng thời, gửi bản sao quyết định cho Toà án đó.
Điều 311. Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Toà án nước ngoài trong trường hợp bản án, quyết định đó đã được sửa đổi hoặc huỷ bỏ
1. Nếu sau khi chuyển giao để thi hành tại Việt Nam mà bản án, quyết định hình sự bị Toà án có thẩm quyền của nước ngoài sửa đổi, thì ngừng việc xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định đó; nếu đã ra quyết định công nhận và cho thi hành thì phải huỷ bỏ quyết định đó và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự để đình chỉ việc thi hành án. Việc xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định mới được Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện sau khi nhận được sao lục của bản án, quyết định mới kèm theo các giấy tờ có liên quan.
2. Nếu sau khi chuyển giao để thi hành tại Việt Nam mà bản án, quyết định hình sự bị Toà án có thẩm quyền của nước ngoài huỷ bỏ thì ngừng việc xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định đó; nếu đã ra quyết định công nhận và cho thi hành thì phải huỷ bỏ quyết định đó và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự để đình chỉ việc thi hành án. Việc xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định mới được Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện sau khi nhận được sao lục của bản án, quyết định mới kèm theo các giấy tờ có liên quan.
PHẦN THỨ TƯ
KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN, CẢNH SÁT TƯ PHÁP, BẢO ĐẢM
VẬT CHẤT- KỸ THUẬT, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO,
XỬ LÝ VI PHẠM TRONG THI HÀNH ÁN
CHƯƠNG XXI
KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN
Điều 312.
Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án
1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sátviệc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân, Uỷ ban nhân dân, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc:
a) Thi hành án đối với bất động sản;
b) Thi hành án hình sự;
c) Giam giữ, quản lý, giáo dục người chấp hành hình phạt tù;
d) Thi hành án bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự;
đ) Thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, ủy ban nhân dân các cấp, Ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội, cơ quan đăng ký tài sản, Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ chức, cá nhân khác gây ra trong thi hành án.
2. Trong lĩnh vực thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Tòa án nhân dân giải quyết vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong thi hành án;
b) Kháng nghị, ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án đúng pháp luật;
c) Giải quyết hậu quả bất lợi đối với đương sự và cơ quan thi hành án do ra kháng nghị, quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉthi hành án trái pháp luật gây ra;
d) Tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích;
đ) Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong việc giam giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật;
e) Khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố về hình sự khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong thi hành án;
g) Bồi thường thiệt hại xảy ra trong thi hành án dothực hiện không đúng các quy định tại Điều này.
Điều 313. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự
Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn:
1) Kiểm sát việc thi hành án tham nhũng, tham ô, hối lộ và các vụ án lớn, trọng điểm, phức tạp;
2) Kiểm sát việc thi hành án bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự;
3) Kiểm sát việc thi hành án đối với bất động sản;
4) Kiểm sát việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, Uỷ ban nhân dân các cấp, Ngân hàng, Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội, cơ quan đăng ký tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ chức cá nhân khác gây ra trong thi hành án.
Điều 314. Quyền kháng nghị quyết định thi hành án dân sự
1. Viện kiểm sát nhân thực hiện quyền kháng nghị đối với các quyết định của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
2. Thời hạn kháng nghị là mười năm ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và ba mươi ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án.
Điều 315. Trả lời kháng nghị quyết định thi hành án dân sự
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án có trách nhiệm trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân đối với quyết định về thi hành án của mình hoặc của chấp hành viên thuộc cơ quan thi hành án của mình trong thời hạn mười năm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.
2. Trong trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp huyện không nhất trí với kháng nghị của Viện kiểm sát thì phải báo cáo với thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp. Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh phải xem xét, trả lời trong thời hạn mười năm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo. Văn bản trả lời của thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
3. Trong trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh không nhất trí với kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thì phải báo cáo với Tổng Cục trưởng Tổng Cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân Tối cao. Tổng Cục trưởng Tổng Cục thi hành án xem xét và trả lời trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo. Văn bản trả lời Tổng Cục trưởng Tổng Cục thi hành án có hiệu lực thi hành.
Điều 316.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát thi hành án hình sự
Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Yêu cầu Toà án cùng cấp và cấp dưới ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật;
2. Yêu cầu cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án hình sự:
a) Tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân;
b) Thi hành bản án, quyết định của Tòa án;
c) Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án;
3. Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án hình sự của cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, của chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan và việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án hình sự;
4. Tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích;
5. Đề nghị miễn chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật;
6. Tạm đình chỉ hoặc đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
7. Kháng nghị với Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc thi hành án hình sự yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án hình sự, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật.
8. Quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật;
9. Khởi tố về hình sự khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm hoặc khởi tố về dân sự trong những trường hợp do pháp luật quy định.
Điều 317.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát việc giam giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù
Khi thực hiện công tác kiểm sát việc giam giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam;
2. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu của cơ quan cùng cấp và cấp dưới có trách nhiệm giam giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; gặp, hỏi người chấp hành án phạt tù về việc giam, giữ;
3. Yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới quản lý nơi tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù kiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân;
4. Yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới và người có trách nhiệm thông báo về tình hình giam giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc giam giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;
5. Kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc giam giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật;
6. Quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật.
Điều 318. Trách nhiệm thực hiện yêu cầu, trả lời kháng nghị
Tòa án nhân dân, cơ quan, tổ chức thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của Viện kiểm sát trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu và trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.
CHƯƠNG XXII
CẢNH SÁT TƯ PHÁP
Điều 319. Nhiệm vụ của Cảnh sát tư pháp trong thi hành án dân sự
1. Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, Cảnh sát tư pháp có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc:
a) Kê biên tài sản;
b) Xác minh tài sản, truy tìm địa chỉ, dẫn giải người phải thi hành án;
c)
Cưỡng chế thi hành án.
2. Khi tham gia phối hợp thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cảnh sát tư pháp chịu sự điều hành, phân công công việc của Cục thi hành án cấp tỉnh hoặc Chi cục thi hành án cấp huyện phụ trách vụ việc thi hành án.
Điều 320. Nhiệm vụ của Cảnh sát tư pháp trong thi hành án hình sự
Trong lĩnh vực thi hành án hình sự, cảnh sát tư pháp có nhiệm vụ sau đây:
1. Bảo vệ trại giam, bảo đảm trật tự trị an tại các trại giam;
2. Thực hiện việc dẫn giải hoặc áp giải người bị kết án để chấp hành án; dẫn giải phạm nhân;
3. Phối hợp truy bắt người bị kết án trốn tránh chấp hành hình phạt hoặc trốn khỏi nơi giam giữ;
4. Tham gia theo dõi, quản lý, giám sát, giáo dục người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo, quản chế, cấm cư trú, tước quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định và biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
5. Thực hiện nhiệm vụ khác được giao.
CHƯƠNG XXIII
CÁC BẢO ĐẢM VẬT CHẤT - KỸ THUẬT
CHO HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN
Điều 321. Bảo đảm biên chế, cán bộ thi hành án
1. Nhà nước bảo đảm đủ số biên chế, cán bộ cần thiết cho các cơ quan thi hành án dân sự, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ quan thi hành án trục xuất; tăng biên chế cho các cơ quan thi hành án ở các thành phố, quận, huyện lớn có khối công việc thi hành án lớn và phức tạp, để giải quyết tình trạng tồn đọng án chưa được thi hành. Đối với cơ quan thi hành án hoạt động sự nghiệp có thu, thì có quyền tuyển thêm lao động hợp đồng khi cần thiết, đặc biệt là trong các trường hợp cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, trọng điểm và phức tạp.
2. Chính phủ quy định biên chế cán bộ các cơ quan thi hành án dân sự, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ quan thi hành án trục xuất theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 322. Bảo đảm trụ sở, phương tiện làm việc, đi lại của cơ quan thi hành án
1. Nhà nước bảo đảm trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, trang thiết bị hoạt động cho các cơ quan thi hành án dân sự, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ quan thi hành án trục xuất theo chế độ chung, căn cứ vào khối lượng công việc thi hành án, địa bàn hoạt động, quy mô tổ chức cơ quan thi hành án và điều kiện kinh tế, xã hội thực tế từng giai đoạn.
2. Nhà nước ưu tiên bảo đảm các điều kiện vật chất - kỹ thuật cho các cơ quan thi hành án dân sự, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ quan thi hành án trục xuất có khối lượng công việc thi hành án lớn, phức tạp, đặc biệt là ở các thành phố lớn, vùng sâu, vùng xa, miền núi.
Điều 323. Bảo đảm kinh phí hoạt động của cơ quan thi hành án
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ quan thi hành án trục xuất theo nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm kinh phí chi thường xuyên theo chế độ chung, căn cứ vào khối lượng công việc thi hành án, số biên chế cán bộ và tính chất phức tạp của công việc thi hành án;
b) Bảo đảm kinh phí hỗ trợ cưỡng chế thi hành án để chủ động thu nộp ngân sách các khoản thu cho nhà nước;
c) Một phần kinh phí hoạt động của cơ quan thi hành án phải dựa vào phí, chi phí thi hành án do người được thi hành án, người phải thi hành án tạm ứng trước.
2. Căn cứ vào kết quả thi hành án và số tiền thu nộp ngân sách nhà nước hàng năm, Chính phủ quy định một tỷ lệ hợp lý số tiền cấp lại cho các cơ quan thi hành án dân sự, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ quan thi hành án trục xuất để tăng cường năng lực, nguồn lực hoạt động có hiệu quả và giải quyết tình trạng tồn đọng án chưa được thi hành.
3. Đối với cơ quan thi hành án dân sự hoạt động theo nguyên tắc sự nghiệp có thu, thì được lấy thu bù chi trên cơ sở xã hội hóa thi hành án .
Điều 324. Trại giam
1. Trại giam được phân chia thành nhiều loại trại phù hợp với tính chất của loại tội phạm và yêu cầu giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân. Căn cứ vào tình hình thực tế mà có thể tổ chức nhiều phân trại ngay trong một Trại giam.
2. Trại giam có các nhà giam và có buồng kỷ luật để giam phạm nhân vi phạm Quy chế trại giam.
Trong mỗi nhà giam có thể tổ chức ban tự quản của phạm nhân do Hội nghị hàng năm của phạm nhân bầu và được giám thị trại giam ra quyết định công nhận.
Ban tự quản phải chịu sự theo dõi, giám sát của giám thị trại giam, có trách nhiệm hỗ trợ giám thị trại giam giữ gìn trật tự, vệ sinh, nội quy, nếp sống văn hoá trong nhà giam; kiến nghị các yêu cầu, nguyện vọng của phạm nhân với Ban giám thị.
3. Mỗi trại giam phải có:
a) Một bếp ăn, có đủ dụng cụ cần thiết phục vụ việc nấu và ăn uống của phạm nhân;
b) Bệnh xá để khám, chữa bệnh, theo dõi tình hình sức khoẻ cho phạm nhân trong trường hợp chưa cần phải chuyển họ đến cơ sở y tế bên ngoài trại giam;
c) Cơ sở dạy nghề để đào tạo, dạy nghề cho phạm nhân;
d) Địa điểm tổ chức dạy văn hoá, giáo dục pháp luật cho phạm nhân;
đ) Thư viện, câu lạc bộ, khu vui chơi, sân thể thao.
4. Chính phủ quy định cụ thể quy mô và phân loại trại giam.
Điều 325. Cán bộ trại giam
1. Cán bộ trại giam gồm giám thị, các phó giám thị, quản giáo, chuyên viên, nhân viên, kỹ thuật viên.
Mỗi phân trại có một phân trại trưởng.
Cán bộ trại giam được hưởng chế độ chính sách áp dụng đối với lực lượng vũ trang.
2. Chức năng, nhiệm vụ và chế độ, chính sách của cán bộ trại giam do Chính phủ quy định.
CHƯƠNG XXIV
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Mục 1
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Điều 326. Quyền khiếu nại về thi hành án
1. Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến thi hành án có quyền khiếu nại đối với quyền định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên, nếu có căn cứ cho rằng, quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Thời hạn khiếu nại là chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên.
Trong trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng đó không tính vào thời hạn khiếu nại.
Điều 327. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án
1. Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên thi hành án cấp huyện thì Trưởng cơ quan thi hành án đó giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười năm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh. Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh không quá bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
2. Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên Cục thi hành án cấp tỉnh thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án, nơi có khiếu nại giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Tổng Cục trưởng Tổng Cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp. Tổng Cục trưởng Tổng Cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Tổng Cục trưởng Tổng Cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng Cục trưởng Tổng Cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
3. Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp huyện thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh, nơi có khiếu nại giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Tổng Cục trưởng Tổng Cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp. Tổng Cục trưởng Tổng Cục thi hành án phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Tổng Cục trưởng Tổng Cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp không quá bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng Cục trưởng Tổng Cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
4. Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh, thì Tổng Cục trưởng Tổng Cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng Cục trưởng Tổng Cục thi hành án, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định giải quyết cuối cùng.
5. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh và Tổng Cục trưởng Tổng Cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tạm ngừng thi hành án trong thời gian giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự hoặc ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại.
Điều 328. Quyết định giải quyết khiếu nại
1. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và phải gửi quyết định này cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong thời hạn quy đinh.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại và người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại là đúng, sai một phần hoặc toàn bộ;
d) Giữ nguyên, sửa đổi một phần hoặc hủy toàn bộ quyết định về thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên
Điều 329. Tố cáo và giải quyết tố cáo về thi hành án
Việc tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Mục 2
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Điều 330. Người có quyền khiếu nại
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong khi thi hành án hình sự, nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Điều 331. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Chánh án Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
2. Chánh án Toà án đã ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình, Hội đồng xét miễn, giảm chấp hành hình phạt, giảm thời gian thử thách, có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng và đối với hành vi của các thành viên của Hội đồng.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của mình và của người có trách nhiệm do mình trực tiếp quản lý.
5. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của mình hoặc hành vi của người khác trong cơ quan, tổ chức mình trong khi thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
6. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của mình hoặc hành vi của chấp hành viên do mình quản lý liên quan đến thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, bồi thường dân sự trong vụ án hình sự.
7. Cục trưởng Cục thi hành án thuộc Tổng cục thi hành án giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của giám thị trại giam; giám thị trại giam giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của cán bộ quản giáo.
Điều 332. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi mà người khiếu nại có căn cứ cho là trái pháp luật trong thi hành án hình sự.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Điều 333. Thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được tiến hành theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
Điều 334. Người có quyền tố cáo
Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào của người có thẩm quyền trong khi thi hành án hình sự gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Điều 335. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành án hình sự của người có thẩm quyền thuộc cơ quan, tổ chức nào thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó chịu trách nhiệm giải quyết.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Điều 336. Thủ tục tố cáo và giải quyết tố cáo
Việc tố cáo và giải quyết tố cáo được tiến hành theo quy định chung của Luật khiếu nại, tố cáo.
Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
…
kỳ họp thứ
…
thông qua ngày tháng năm 2006.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Văn An
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 1
Cơ quan soạn thảo Bộ Tư pháp
Loại tài liệu Bộ luật
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.