DỰ THẢO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG (SỬA ĐỔI)
Ngày đăng: 10:57 09-03-2012 | 5505 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
DỰ THẢO
Xin ý kiến các Đoàn ĐBQH
|
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khóa XIII, kỳ họp thứ ba
(Từ ngày 20 tháng 5 đến ngày …. tháng …. năm 2012 )
BỘ LUẬT LAO ĐỘNG (SỬA ĐỔI)
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động, quyền và nghĩa vụ của người lao động, tập thể người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và trách nhiệm của nhà nước trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và một số người lao động khác được quy định tại Bộ luật này.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tại Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
3. Tập thể lao động là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động.
4. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
5. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động xuất phát từ việc hiểu, giải thích và thực hiện khác nhau các quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác.
6. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
7. Lao động cưỡng bức là việc một người bị ép buộc phải thực hiện công việc dưới sự đe doạ của một hình phạt và bản thân người đó không tự nguyện làm.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật lao động; có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất kinh doanh.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động; khuyến khích người sử dụng lao động quản lý lao động dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động và đa dạng các hình thức kết nối cung cầu lao động.
6. Hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
7. Quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ người lao động nữ, người lao động là người khuyết tật, người lao động là người cao tuổi, người lao động chưa thành niên.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Được làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp.
2. Được trả lương trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
3. Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tham gia đối thoại với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động và quy định của pháp luật.
4. Đình công theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động, đối thoại với người sử dụng lao động khi được yêu cầu.
6. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý các vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2. Thành lập, gia nhập, hoạt động trong các Hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu tập thể lao động đối thoại và cử đại diện để đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công theo quy định của pháp luật; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
4. Đóng cửa tạm thời doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5.Tổ chức đối thoại và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
6. Tuân thủ tiêu chuẩn lao động; thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.
7. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Xác lập quan hệ lao động
1. Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
2. Tổ chức công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và tổ chức đại diện người sử dụng lao động chăm lo và bảo vệ quyền lợi của người lao động; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động.
3. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan nhà nước và tổ chức công đoàn xây dựng quan hệ lao động hài hoà và ổn định; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo; vì lý do tham gia hoạt động công đoàn, nhiễm HIV, khuyết tật.
2. Ngược đãi người lao động; quấy rối tình dục.
3. Lao động cưỡng bức dưới bất kỳ hình thức nào.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào những hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề đối với những nghề, công việc phải sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật.
6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật.
8. Cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 2
Cơ quan soạn thảo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Loại tài liệu Bộ luật
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.