Theo dõi (0)

DỰ THẢO BỘ LUẬT HÀNG HẢI (sửa đổi)

Ngày đăng: 11:11 16-06-2006 | 2483 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Giao thông vận tải

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM (SỬA ĐỔI)

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001-QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải.

Chương I
Những quy định chung

Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
1. Bộ luật hàng hải Việt Nam điều chỉnh những quan hệ pháp luật phát sinh từ các hoạt động liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào các mục đích kinh tế, thương mại, nghiên cứu khoa học-kỹ thuật, văn hoá, thể thao, xã hội và công vụ Nhà nước, sau đây gọi chung là hoạt động hàng hải.
2. Bộ luật này chỉ áp dụng đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu nghiên cứu khoa học-kỹ thuật, tàu thể thao, tàu cá và phương tiện thuỷ nội địa trong những trường hợp có quy định cụ thể.
3. Đối với những quan hệ pháp luật phát sinh từ hoạt động hàng hải không được Bộ luật này quy định, thì tùy theo từng trường hợp cụ thể mà áp dụng pháp luật tương ứng của Việt Nam.
4. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này với quy định hiện hành khác của pháp luật Việt Nam về cùng một nội dung điều chỉnh liên quan đến hoạt động hàng hải, thì áp dụng quy định của Bộ luật này.
 
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. "Tàu biển" (gọi tắt là tàu) là cấu trúc nổi, có hoặc không có động cơ, chuyên dùng để hoạt động trên biển và các vùng nước nối liền với biển.
2. "Tàu thương mại" là tàu biển chuyên dùng vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý.
3. "Tàu dịch vụ" là tàu biển chuyên dùng để phục vụ hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên biển; lai dắt tàu biển; cứu hộ hàng hải; hoa tiêu hàng hải; trục với tài sản chìm đắm; xây dựng công trình biển và thực hiện các dịch vụ khác.
4. "Tàu công vụ" là  tàu biển chuyên dùng để thực hiện các hoạt động công của Nhà nước về hàng hải, hải quan, biên phòng, y tế, kiểm dịch, thủy sản, khí tượng và thuỷ văn, bảo đảm an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, tìm kiếm và cứu nạn,  bảo đảm trật tự an toàn giao thông, huấn luyện và các hoạt động công khác của nhà nước không vì mục đích thương mại.
5. "Tàu nghiên cứu khoa học-kỹ thuật" là tàu biển chuyên dùng để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học-kỹ thuật.
6. "Tàu thể thao" là tàu biển chuyên dùng để thực hiện hoạt động thể thao.
7. "Tàu quân sự" là tàu biển chuyên dùng vào mục đích huấn luyện, chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thuộc các lực lượng vũ trang Việt Nam.
8. "Chủ tàu" là chủ sở hữu tàu hoặc là người thuê tàu, người quản lý tàu hay người khai thác tàu.
9. Tai nạn hàng hải là tai nạn do đâm va và các sự cố liên quan đến tàu, gây hậu quả chết người, gây thương tích, làm tàu bị hư hỏng, chìm đắm, phá huỷ, cháy, mắc cạn hoặc gây ô nhiễm môi trường.
10. Đơn vị tính toán là quyền rút vốn đặc biệt (SDR) theo xác định của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
11. Dung tích toàn phần (GT) của tàu quy định tại Bộ luật này được tính theo quy định của Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, năm 1969.

Điều 3. áp dụng điều ước quốc tế

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Bộ luật này, thì áp dụng các quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 4. áp dụng luật khi có xung đột pháp luật

1. Đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến các quyền sở hữu tài sản trên tàu, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở phía ngoài lãnh hải, các vụ việc xẩy ra trên tàu khi tàu đang ở phía ngoài lãnh hải, thì áp dụng luật quốc gia mà tàu mang cờ.
2. Đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung, thì áp dụng luậtnơi tàu ghé vào ngay sau khi xẩy ra tổn thất chung.
3. Đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền công cứu hộ, trục với tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thuỷ hoặc lãnh hải của quốc gia nào, thì áp dụng luật quốc gia đó.
4. Đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở phía ngoài lãnh hải, thì áp dụngluật của quốc gia mà trọng tài hoặc toà án của quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết tranh chấp.
5. Đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá,thì áp dụng luật quốc gia, nơi hàng hóa được trả hoặc lẽ ra được trả.

Điều 5. Quyền thỏa thuận trong hợp đồng

1. Các bên tham gia hợp đồng có quyền có những thoả thuận riêng, nếu Bộ luật này không hạn chế.
2. Các bên tham gia hợp đồng mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, thì có quyền thoả thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn trọng tài, toà án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp.
3. Trong trường hợp Bộ luật này quy định hoặc do thỏa thuận trong hợp đồng, luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với các quan hệ hợp đồng, nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Điều 6. Nguyên tắc hoạt động hàng hải

1. Hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
2. Hoạt động hàng hải phải kết hợp với bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ lợi ích, chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia.
3. Hoạt động hàng hải phải bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển bền vững các tiềm năng hàng hải; bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Việc xây dựng, phát triển kinh tế hàng hải phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; quy hoạch, kế hoạch phát triển tổng thể của ngành giao thông vận tải, vùng và miền thuộc các địa phương trong phạm vi cả nước.

Điều 7. Chính sách phát triển hàng hải

Nhà nước Việt Nam khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư phát triểnhoạt động hàng hải tại Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và pháp luật của Việt Nam.

Điều 8. Quyền vận tải nội địa

Tàu biển Việt Nam được ưu tiên vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý giữa các cảng biển Việt Nam. Tàu biển nước ngoài chỉ được vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý giữa các cảng biển Việt Nam trong các trường hợp do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
 
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải
1. Tiến hành các hoạt động hàng hải gây phương hại chủ quyền và an ninh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Mang theo tàu vũ khí, các chất phóng xạ, chất ma tuý, ấn phẩm văn hóa trái với quy định của pháp luật.
3. Vận chuyển người, hàng hoá và hành lý trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải;
5. Đưa vào sử dụng, khai thác tàu biển không đăng ký.
6. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn hàng hải để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, tài sản tàu thuyền bị nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn để làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn hàng hải.
7. Không tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.
8. Gây mất trật tự công cộng tại cảng biển, cản trở hoặc chống lại việc thực thi nhiệm vụ của công chức nhà nước có thẩm quyền.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái các quy định về quản lý hoạt động hàng hải; dung túng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải.
10. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
 
 
 

Lĩnh vực liên quan

Thông tin tài liệu

Số lượng file

Cơ quan soạn thảo Bộ Giao thông vận tải

Loại tài liệu Bộ luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com