Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Ngày đăng: 16:01 01-11-2016 | 2493 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Chính phủ

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

 QUỐC HỘI

Luật số:         /2016/QH14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




    Hà Nội, ngày           tháng         năm 2016

Dự thảo

LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo,

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Luật này quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những nghi lễ gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với nước, với cộng đồng; các nghi lễ dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.

4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.

5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm: đối tượng tôn thờ; giáo lý, giáo luật; lễ nghi và tổ chức.

6. Tín đồ người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận.

7. Nhà tu hành là tín đồ thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.

8. Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo suy cử, phong phẩm.

9. Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử, suy cử để giữ một chức vụ trong tổ chức.

10. Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo.

11. Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi và quản lý tổ chức của tôn giáo.

12. Hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài là hoạt động tôn giáo có ít nhất một bên tham gia là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài hoặc việc xác lập, thay đổi, chấm dứt hoạt động xảy ra tại nước ngoài.

13. Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.

14. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.

15. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, cơ sở đào tạo tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

16. Địa điểm hợp pháp là nơi mà tổ chức hoặc cá nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng hoặc thuê, mượn theo quy định của pháp luật.

17. Người đại diện là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo tập trung, hoạt động tôn giáo của nhóm người hoặc tổ chức mà mình đại diện.

Điều 3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

1. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

3. Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng và các tổ chức tôn giáo.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật tín ngưỡng, tôn giáo

Ngày nhập

01/11/2016

Đã xem

2493 lượt xem

Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Ngày nhập

01/11/2016

Đã xem

2493 lượt xem

Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Ngày nhập

01/11/2016

Đã xem

2493 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 3

Cơ quan soạn thảo Chính phủ

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com