Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Ngày đăng: 10:45 05-08-2014 | 3111 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Tư pháp

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật ban hành  văn bản quy phạm pháp luật.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Luật này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Luật này không quy định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Quy phạm pháp luật” là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng trong phạm vi cả nước hoặc địa giới hành chính nhất định, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định trong Luật này đặt ra hoặc thừa nhận và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

2. “Văn bản quy phạm pháp luật” là văn bản chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc không chứa quy phạm pháp luật thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

3. “Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật” là hoạt động của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền căn cứ văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết tình huống thực tế một cách công bằng với đối tượng cụ thể theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

4. “Tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật” là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tế.

5. “Giải thích pháp luật” là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong văn bản quy phạm pháp luật để có nhận thức và thực hiện đúng, thống nhất pháp luật.

Điều 3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phải được xây dựng đơn giản, dễ tiếp cận, dễ thực hiện, chi phí tuân thủ thấp, tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại khoản 2 Điều này.

2.  Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

a) Hiến pháp;

b) Luật;

c) Pháp lệnh;

d) Quyết định của Chủ tịch nước;

đ) Nghị định;

e) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

g) Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

h) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

i) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

k) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

l) Văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;

m) Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quy định tại Điều 21 và khoản 1 Điều 22 của Luật này.

Điều 4. Nguyên tắc xây dựng, ban hành và thi hành văn bản quy phạm pháp luật

1. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

a) Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật;

b) Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

c) Bảo đảm tính công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

d) Bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật;

đ) Công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

e) Bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế, tính hợp lý và tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật;

g) Nghiêm cấm ban hành văn bản hành chính chứa quy phạm pháp luật;

h) Việc quy định thi hành văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định tại chính văn bản  đó;

i) Bảo đảm sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân;

k) Không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Nguyên tắc thi hành văn bản quy phạm pháp luật:

a) Mọi cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức khác và cá nhân có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh văn bản quy phạm pháp luật;

b) Bảo đảm mọi đối tượng đều được thông tin chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu về văn bản quy phạm pháp luật trước khi thi hành;

c) Kịp thời, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch;

d) Bảo đảm sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân;

đ) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức,  người có thẩm quyền trong tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật; sự tham gia của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng;

e) Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa thi hành văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

g) Kịp thời đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

h) Cơ quan, người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, quyết định của Chủ tịch nước hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp, luật, pháp lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; nếu gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.



Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Phiếu xin ý kiến doanh nghiệp về Dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ngày nhập

05/08/2014

Đã xem

3111 lượt xem

Các vấn đề lấy ý kiến doanh nghiệp

Ngày nhập

05/08/2014

Đã xem

3111 lượt xem

Dự thảo Luật Ban hành văn bản QPPL

Ngày nhập

05/08/2014

Đã xem

3111 lượt xem

Các ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật ban hành VBQPPL

Ngày nhập

05/08/2014

Đã xem

3111 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 4

Cơ quan soạn thảo Bộ Tư pháp

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com