Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC (SỬA ĐỔI)

Ngày đăng: 14:26 20-06-2014 | 1937 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Kiểm toán nhà nước

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

LUẬT

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC


Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Kiểm toán nhà nước.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Kiểm toán nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động kiểm toán nhà nước; đơn vị được kiểm toán; hoạt động và bảo đảm hoạt động của Kiểm toán nhà nước; xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Kiểm toán nhà nước.

2. Đơn vị được kiểm toán.

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước.

Điều 3. Mục đích kiểm toán

Mục đích kiểm toán của Kiểm toán nhà nước nhằm kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính, tài sản công.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

2. Kiểm toán tài chính là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính.

3. Kiểm toán tuân thủ là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.

4. Kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán để để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công.

5. Bằng chứng kiểm toán là tài liệu, thông tin do Kiểm toán viên nhà nước thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán, làm cơ sở cho việc đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.

6. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là văn bản do Kiểm toán nhà nước lập và công bố để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.

7. Kiểm soát chất lượng kiểm toán là các chính sách, thủ tục điều chỉnh, hướng hoạt động kiểm toán tới chất lượng và hiệu quả.

8. Cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi)

Ngày nhập

20/06/2014

Đã xem

1937 lượt xem

Bản báo cáo thuyết minh Dự thảo Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi)

Ngày nhập

20/06/2014

Đã xem

1937 lượt xem

Tờ trình Dự thảo Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi)

Ngày nhập

20/06/2014

Đã xem

1937 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 3

Cơ quan soạn thảo Kiểm toán nhà nước

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com