Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động Dầu khí, Xăng dầu, Hóa chất và Nhiệt điện
Ngày đăng: 10:58 29-11-2012 | 5905 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Công Thương
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
QCVN ….. : 2012/BCT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ MỨC RỦI RO CHẤP NHẬN ĐƯỢC TRONG ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO CHO CÁC HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ, XĂNG DẦU, HÓA CHẤT VÀ NHIỆT ĐIỆN
National Technical regulation on Risk Acceptance Criteria used for Quantitative Risk Assessment (QRA) of Petroleum, Oil and Gas, Chemicals, Thermal Power Activities
HÀ NỘI - 2012
Lời nói đầu
QCVN ……. : 2012/BCT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động Dầu khí, Xăng dầu, Hóa chất và Nhiệt điện biên soạn, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và Vụ Pháp chế trình duyệt, được ban hành theo Thông tư số …./2012/TT-BCT ngày … tháng … năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ MỨC RỦI RO CHẤP NHẬN ĐƯỢC TRONG ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO CHO CÁC HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ, XĂNG DẦU, HÓA CHẤT VÀ NHIỆT ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số …/2012/TT-BCT
ngày … tháng …… năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động Dầu khí, Xăng dầu, Hóa chất và Nhiệt điện (sau đây gọi là Quy chuẩn) được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với những tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động Dầu khí, Xăng dầu, Hóa chất và Nhiệt điện.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ trong Quy chuẩn này được hiểu như sau:
1. Rủi ro: Là sự kết hợp khả năng xảy ra các sự cố, tai nạn và hậu quả của chúng.
2. Mức rủi ro: Là khả năng xảy ra tử vong cá nhân do rủi ro trong các hoạt động hoặc công trình gây ra. Mức rủi ro 1.00E-0 là khả năng xảy ra rủi ro tử vong 1 người/năm
3. Đánh giá rủi ro: Là việc nhận diện, xác định các rủi ro tiềm tàng và đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro đến mức hợp lý có thể thực hiện được.
4. Đánh giá định lượng rủi ro: Là việc phân tích, tính toán tần suất và hậu quả của sự cố dựa trên các phương pháp, dữ liệu đã được công bố và thừa nhận rộng rãi trên thế giới.
5. Mức rủi ro chấp nhận được: Là mức độ rủi ro cho phép đối với con người, tài sản và môi trường.
6. Các hoạt động Dầu khí, Xăng dầu, Hóa chất và Nhiệt điện: Là các hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, xây dựng, vận hành, hoán cải, thu dọn các công trình Dầu khí, Xăng dầu, Hóa chất, Nhiệt điện.
7. Người thuộc Nhóm I: Là những người làm việc thường xuyên tại công trình.
8 Người thuộc Nhóm II: Là những người không làm việc tại công trình, nhưng có mặt đột xuất tại công trình như các đoàn kiểm tra, khách tham quan…
9. Người thuộc Nhóm III: Là những người không làm việc tại công trình nhưng có mặt xung quanh công trình.
10. Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: Là mức rủi ro thấp đến mức việc giảm rủi ro không có ý nghĩa về mặt an toàn.
11. Hư hỏng các chức năng ứng cứu, thoát nạn của công trình Dầu khí ngoài khơi: Khi xảy ra sự cố, những thiết bị có chức năng ứng cứu, thoát nạn của công trình Dầu khí ngoài khơi (lối thoát hiểm, khu vực trú ẩn tạm thời, phương tiện rời công trình, tính toàn vẹn của cấu trúc) cần được bảo đảm duy trì. Các thiết bị này phải được duy trì đủ thời gian cho phép con người thoát khỏi khu vực nguy hiểm và sau đó di chuyển an toàn ra khỏi công trình.
Trong trường hợp có sự cố, một thiết bị được định nghĩa là “hư hỏng” khi không thể sử dụng đúng công dụng hoặc không giữ được toàn vẹn trong khoảng thời gian nhất định.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 2
Cơ quan soạn thảo Bộ Công Thương
Loại tài liệu Quy chuẩn
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.