DỰ THẢO LUẬT LUẬT SƯ (SỬA ĐỔI)
Ngày đăng: 10:53 07-06-2012 | 4315 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Tư pháp
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006,
Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư:
1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Chức năng xã hội của luật sư
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”
2. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư
1. Quản lý luật sư và hành nghề luật sư được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.
2. Tổ chức hành nghề luật sư thực hiện quản lý luật sư và hành nghề luật sư của tổ chức mình theo quy định của Luật này, Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thực hiện tự quản theo quy định của Luật này và Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Nhà nước thống nhất quản lý về luật sư và hành nghề luật sư theo quy định của Luật này.”
3. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12. Đào tạo nghề luật sư
1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khoá đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.
2. Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
3. Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư; quy định việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.”
4. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Người được miễn đào tạo nghề luật sư
1. Giáo sư, phó giáo sư ngành luật, tiến sỹ luật.
2. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên sơ cấp từ năm năm trở lên.
3. Đã là thẩm phán trung cấp, thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, kiểm sát viên trung cấp, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, điều tra viên cao cấp, chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên cao cấp, kiểm tra viên cao cấp, thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
4. Đã là điều tra viên, chấp hành viên, công chứng viên, thừa phát lại, thẩm tra viên chính, kiểm tra viên chính, thanh tra viên chính, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật từ năm năm trở lên; sĩ quan Quân đội công tác trong lĩnh vực pháp luật từ mười lăm năm trở lên.
Những người quy định tại các khoản 2, 3 và 4 của Điều này chỉ được xem xét miễn đào tạo nghề luật sư trong thời hạn năm năm, kể từ ngày thôi đảm nhiệm các chức danh đó.”
Lĩnh vực liên quan
Phiên bản 1
Tổng hợp ý kiến Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư
Ngày nhập
07/06/2012
Đã xem
4315 lượt xem
DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT LUẬT SƯ
Ngày nhập
07/06/2012
Đã xem
4315 lượt xem
Báo cáo thẩm định Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư
Ngày nhập
07/06/2012
Đã xem
4315 lượt xem
Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư
Ngày nhập
07/06/2012
Đã xem
4315 lượt xem
Báo cáo đánh giá tác động Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư
Ngày nhập
07/06/2012
Đã xem
4315 lượt xem
Thuyết minh Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư
Ngày nhập
07/06/2012
Đã xem
4315 lượt xem
Thông tin tài liệu
Số lượng file 8
Cơ quan soạn thảo Bộ Tư pháp
Loại tài liệu Luật
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.