Dự thảo Thông tư Quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc
Ngày đăng: 21:19 21-04-2012 | 1952 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
DỰ THẢO 1
THÔNG TƯ
Quy định danh mục nghề, công việc
và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ Luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
Sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức (sau đây gọi tắt là cơ sở lao động) và cá nhân có sử dụng trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, bao gồm:
a) Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân (lực lượng quân đội nhân, công an nhân dân), tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
b) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
c) Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã;
d) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Các cá nhân và tổ chức khác có sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi.
Điều 2. Danh mục công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc
1. Diễn viên: múa, hát, xiếc, sân khấu (kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối v.v...), điện ảnh;
2. Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chẩm nón, dệt chiếu, nghề trống (trừ các công việc phải sử dụng đến các máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc các công việc phải mang vác thủ công với khối lượng lớn);
3. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, đan võng, làm tranh Đông Hồ, làm chổi, mây tre đan (trừ các công việc phải sử dụng đến các máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc các công việc phải mang vác thủ công với khối lượng lớn);
4. Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng;
5. Một số nghề, công việc khác: sản xuất thảm bèo lộc bình, chẩm nón, nuôi tằm, chế biến chè búp khô, chấm vẽ men gốm, vệ sinh hoa quả tươi và cho vào bị nilon, hái chè, lột vỏ, phân loại tôm nguyên liệu (trừ các công việc phải sử dụng đến các máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc các công việc phải mang vác thủ công với khố i lượng lớn).
Điều 3. Các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc
1. Trẻ em phải đủ 13 tuổi. Riêng trẻ em tham gia biểu diễn nghệ thuật quy định khoản 1 Điều 1 nói trên phải đủ 8 tuổi; đối với một số trường hợp đặc biệt phải sử dụng trẻ em chưa đủ 8 tuổi do Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch quyết định;
2. Có đủ sức khoẻ phù hợp với công việc theo xác nhận của Trung tâm y tế cấp huyện hoặc phòng khám bệnh viện đa khoa;
3. Có giấy cam kết và đồng ý theo dõi của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp;
4. Có sơ yếu lý lịch của trẻ em đã được xác nhận của chính quyền địa phương;
5. Các yếu tố vệ sinh môi trường lao động không vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;
6. Thời giờ làm việc không được quá 3 giờ trong ngày đi học và không quá 6 giờ trong ngày không đi học; không sử dụng trẻ em làm thêm giờ và làm việc ban đêm hoặc không được làm việc trước 8 giờ sáng và sau 8 giờ tối;
7. Có hợp đồng lao động bằng văn bản. Nội dung của hợp đồng lao động phải phù hợp với Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động và Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ LĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH về hợp đồng lao động.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Cơ sở lao động và cá nhân sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm; phải kiểm tra sức khoẻ khi tuyển dụng; tiến hành kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
b) Đăng ký với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương về việc sử dụng trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc (mẫu kèm theo), đồng thời tiến hành báo cáo kết quả thực hiện về Sở lao động – Thương binh và Xã hội địa phương.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Y tế, Liên đoàn Lao động địa phương thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này tại các cơ sở sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi;
b) Tăng cường thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi.
c) Tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hàng năm về tình hình thực hiện Thông tư này cùng với tình hình thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động của các cơ sở đóng trên địa bàn.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2012.
2. Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 09 năm 1999 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.
|
BỘ TRƯỞNG
Phạm Thị Hải Chuyền |
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các Hội, đoàn thể;
- Kiểm toán nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ; Cổng TTĐT của Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT Bộ LĐTBXH, Cục ATLĐ,
MẪU ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG TRẺ EM CHƯA ĐỦ 15 TUỔI LÀM VIỆC
Kèm theo Thông tư số ...../2012/TT-BLĐTBXH ngày ......./......./2012
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG TRẺ EM CHƯA ĐỦ 15 TUỔI ĐANG LÀM VIỆC TẠI
CƠ SỞ LAO ĐỘNG VÀ CÁ NHÂN CÓ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Tên doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh: ...............
Địa chỉ:............................................
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tỉnh ..............................................
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Giới tính |
Trình độ |
Tên công việc |
Loại HĐLĐ |
Ngày.... tháng.... năm.....
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký tên và đóng dấu)
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file
Cơ quan soạn thảo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Loại tài liệu Thông tư
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.