Dự thảo Thông tư Quy định danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cấm sử dụng lao động chưa thành niên
Ngày đăng: 21:21 21-04-2012 | 2443 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Thông tin và Truyền thông
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Quy định danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cấm sử dụng lao động chưa thành niên
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ Luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế và Nghị định số 22/2010/NĐ-CP ngày 09/03/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế quy định danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cấm sử dụng lao động chưa thành niên như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cấm sử dụng lao động chưa thành niên.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức (sau đây gọi tắt là cơ sở lao động) và cá nhân có sử dụng lao động chưa thành niên, bao gồm:
a) Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân (lực lượng quân đội nhân, công an nhân dân), tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
b) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
c) Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã;
d) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Các cá nhân và tổ chức khác có sử dụng lao động chưa thành niên.
Điều 2. Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cấm sử dụng lao động chưa thành niên
Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cấm sử dụng lao động chưa thành niên được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Cơ sở lao động và cá nhân sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Rà soát lại các công việc người lao động chưa thành niên đang làm. Trên cơ sở đó sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ của họ.
b) Lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm; phải kiểm tra sức khoẻ khi tuyển dụng; tiến hành kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
c) Không bố trí người lao động chưa thành niên làm các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên; chậm nhất là 2 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực phải báo cáo kết quả triển khai về Sở lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Y tế địa phương.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Y tế, Liên đoàn Lao động địa phương thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư liên tịch này tại các cơ sở sử dụng lao động chưa thành niên;
b) Tăng cường thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về sử dụng lao động chưa thành niên.
c) Tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hàng năm về tình hình thực hiện Thông tư này cùng với tình hình thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động của các cơ sở đóng trên địa bàn.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2012.
2. Thông tư Liên bộ số 09/TT-LB ngày 13 tháng 04 năm 1995 của Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội - Y tế về quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động chưa thành niên hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 1
Cơ quan soạn thảo Bộ Thông tin và Truyền thông
Loại tài liệu Thông tư
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.