Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT QUẢNG CÁO

Ngày đăng: 23:51 30-10-2011 | 3073 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A, N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ ....

(Từ ngày      tháng       đến ngày      tháng      năm 2012)


LUẬT QUẢNG CÁO

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật Quảng cáo.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Luật này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

2. Các thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quảng cáo là việc giới thiệu đến công chúng: a) Về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lời; b) Về sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lời;       c) Về tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; d) Về các chính sách xã hội; đ) Thông tin cá nhân, rao vặt.

Dịch vụ có mục đích sinh lời là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.

Dịch vụ không có mục đích sinh lời là dịch vụ vì lợi ích của xã hội không nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.

2. Xúc tiến quảng cáo là hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội ký kết hợp đồng dịch vụ quảng cáo.

3. Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có yêu cầu thông tin đến công chúng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình.

4. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo.

5. Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng. Người phát hành quảng cáo bao gồm: cơ quan báo chí, nhà xuất bản, trang mạng thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.

6. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua các hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự.

7. Người tiếp nhận quảng cáo là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo thông qua các phương tiện quảng cáo.

8. Thời lượng quảng cáo là thời gian phát sóng các sản phẩm quảng cáo trong một chương trình báo nói, báo hình; thời gian quảng cáo trong tổng thời gian của một chương trình văn hoá, thể thao; thời gian quảng cáo trong một bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.

9. Diện tích quảng cáo là phần thể hiện các sản phẩm quảng cáo trên mặt báo in, báo điện tử, trang tin điện tử, xuất bản phẩm, bảng quảng cáo, phương tiện giao thông và các hình thức tương tự.

10. Sản phẩm quảng cáo bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự.

11. Hàng hóa đặc biệt là sản phẩm, hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo

1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia      hoạt động quảng cáo; quyền và lợi ích hợp pháp của người tiếp nhận quảng cáo.

2. Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân phát triển các loại hình quảng cáo,       nâng cao chất lượng quảng cáo.

3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân         nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào việc thiết kế, xây dựng sản phẩm quảng cáo, đầu tư có hiệu quả vào quảng cáo tại          Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

4. Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quảng cáo; ưu tiên đầu tư đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

5. Mở rộng hợp tác quốc tế về hoạt động quảng cáo.

Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về  hoạt động quảng cáo.

3. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo.

4. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quảng cáo.

5. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động quảng cáo.

6. Tổ chức thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động quảng cáo.

7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động quảng cáo.

8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo.

Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. 

4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền.

5. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và      Du lịch, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp.

Điều 7. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo

          1. Việc hợp tác giữa các đối tượng tham gia hoạt động quảng cáo phải thông qua hợp đồng dịch vụ quảng cáo hoặc văn bản thỏa thuận.

          2. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo phải đư­ợc lập thành văn bản theo          quy định của pháp luật.

          3. Văn bản thỏa thuận phải có các nội dung cơ bản sau:

          a) Tên, địa chỉ các bên;

          b) Nội dung công việc;

c) Quyền, nghĩa vụ của các bên.

Điều 8. Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cấm quảng cáo

1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Thuốc lá.

3. Rượu có nồng độ cồn từ 30 độ trở lên.

4. Các sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình bú và vú ngậm nhân tạo dùng cho trẻ theo quy định pháp luật về y tế.

5. Thuốc kê đơn; thuốc gây nghiện; thuốc hướng tâm thần theo quy định của pháp luật về y tế; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

6. Vắc-xin, sinh phẩm y tế để phòng bệnh.

7. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.

8. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm,      hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

Điều 9. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.

2. Quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

3. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ,      Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

4. Quảng cáo gây thiệt hại đến lợi ích của tổ chức, cá nhân; xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

5. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân  khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

6. Quảng cáo không đúng về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

7. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

8. Quảng cáo có sử dụng các thuật ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”,    “số một”, “siêu việt”, “hàng đầu” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh.

9. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

10. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

11. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với    đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc    sự phát triển bình thường của trẻ em.

12. Quảng cáo dưới hình thức phát tờ rời, tờ gấp, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo ngoài nơi quy định.

Điều 10. Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo

1. Người có hành vi vi phạm quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo; hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo; quy định về nội dung, hình thức, tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo; quy định về hoạt động quảng cáo trên các phương tiện; quy định về vị trí, nội dung, hình thức, kích thước biển hiệu; quy định về quản lý nhà nước trong quảng cáo; quy định về quảng cáo có yếu tố nước ngoài thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về quảng cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

b) Xóa bỏ hoặc tháo gỡ sản phẩm quảng cáo;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép.

4. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo quy định tại Điều này.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Luật ngày 28-9-2011

Ngày nhập

30/10/2011

Đã xem

3073 lượt xem

Báo cáo Thẩm tra Dự án Luật Quảng cáo

Ngày nhập

30/10/2011

Đã xem

3073 lượt xem

Bảng thuyết minh chi tiết và đánh giá tác động dự án Luật Quảng cáo

Ngày nhập

30/10/2011

Đã xem

3073 lượt xem

Báo cáo tình hình thực hiện pháp lệnh quảng cáo

Ngày nhập

30/10/2011

Đã xem

3073 lượt xem

Tóm tắt báo cáo thẩm tra của UBVHGD

Ngày nhập

30/10/2011

Đã xem

3073 lượt xem

Bảng so sánh nội dung pháp lệnh quảng cáo với dự thảo luật Quảng cáo

Ngày nhập

30/10/2011

Đã xem

3073 lượt xem

Bảng tổng hợp kết quả hoạt động quảng cáo 2002 - 2010

Ngày nhập

30/10/2011

Đã xem

3073 lượt xem

Bảng tổng hợp ý kiến và giải trình tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Quảng cáo

Ngày nhập

30/10/2011

Đã xem

3073 lượt xem

Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quảng cáo

Ngày nhập

30/10/2011

Đã xem

3073 lượt xem

Phiên bản 2

Dự thảo Luật Quảng trình tại phiên họp thường vụ 15/9/2011

Ngày nhập

30/10/2011

Đã xem

3073 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 10

Cơ quan soạn thảo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com