Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2009/TT-NHNN ngày 03/7/2009 Quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của NHNN
Ngày đăng: 12:20 14-10-2011 | 1779 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Ngân hàng Nhà nước
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: /2011/TT-NHNN Dự thảo lần 1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2011 |
THÔNG TƯ
Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2009/TT-NHNN ngày 03/7/2009 Quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính,
Ngân hàng Nhà nước Việt nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2009/TT-NHNN ngày 03/7/2009 quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Thông tư số 13/2009/TT-NHNN), cụ thể như sau:
Điều 1. Bổ sung Điều 19a và sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
1. Bổ sung Điều 19a:
“Điều 19a. Quy định về kiểm soát thủ tục hành chính trong quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính
Đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, các đơn vị chủ trì soạn thảo phải thực hiện các quy định về kiểm soát thủ tục hành chính tại Điều 9, Điều 10 và các quy định có liên quan khác tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (gọi tắt là Nghị định số 63/2010/NĐ-CP), cụ thể như sau:
1. Lấy ý kiến:
a) Trước khi gửi thẩm định, các đơn vị chủ trì soạn thảo phải:
- Lấy ý kiến Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính đối với thủ tục hành chính quy định trong dự án văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự thảo thông tư liên tịch giữa Thống đốc với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
- Lấy ý kiến Văn phòng Ngân hàng Nhà nước (Văn phòng) đối với thủ tục hành chính quy định trong dự thảo thông tư.
b) Hồ sơ gửi lấy ý kiến:
- Văn bản đề nghị góp ý kiến, trong đó nêu rõ vấn đề cần xin ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính, xác định rõ các tiêu chí đã đạt được của thủ tục hành chính nêu tại khoản 2, 3 Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.
- Dự án, dự thảo văn bản có quy định về thủ tục hành chính;
- Bản đánh giá tác động theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.
c) Văn phòng có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động của quy định về thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.
Thời hạn góp ý kiến: Chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi lấy ý kiến, Văn phòng có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến và gửi văn bản tham gia ý kiến cho đơn vị chủ trì soạn thảo.
d) Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, đơn vị cho ý kiến quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Trường hợp không tiếp thu ý kiến góp ý, đơn vị chủ trì soạn thảo phải giải trình cụ thể.
Việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý đối với quy định về thủ tục hành chính trong các dự án, dự thảo phải được thể hiện thành một phần riêng trong văn bản tiếp thu, giải trình. Văn bản tiếp thu, giải trình phải được gửi đến cơ quan cho ý kiến quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Đánh giá tác động của thủ tục hành chính: Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính phải tổ chức đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.”
2. Khoản 2 và khoản 4 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Các đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP và chuẩn bị hồ sơ thẩm định gửi Vụ Pháp chế.
a) Hồ sơ thẩm định bao gồm:
- Công văn đề nghị thẩm định;
- Dự thảo tờ trình Thống đốc, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; quá trình soạn thảo và lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; giải trình nội dung cơ bản của văn bản, trong đó nêu rõ mục tiêu và các vấn đề chính sách cần giải quyết, các phương án giải quyết vấn đề, các tác động tích cực và tiêu cực của các phương án trên cơ sở phân tích định tính hoặc định lượng các chi phí và lợi ích, nêu rõ phương án lựa chọn tối ưu để giải quyết vấn đề;
- Bản tổng hợp ý kiến, giải trình việc tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân lấy ý kiến;
- Dự thảo văn bản sau khi tiếp thu ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
b) Đối với dự thảo thông tư có quy định về thủ tục hành chính, ngoài thành phần hồ sơ nêu trên, hồ sơ phải có thêm bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính và báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, trong đó có ý kiến góp ý của đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính.
Vụ Pháp chế chỉ thẩm định thông tư có quy định về thủ tục hành chính khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Nội dung thẩm định:
a) Vụ Pháp chế có trách nhiệm thẩm định dự thảo văn bản theo các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
b) Đối với các dự thảo thông tư có quy định về thủ tục hành chính, ngoài nội dung thẩm định quy định tại điểm a Khoản này, việc thẩm định được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.”
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ....
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: - Như Khoản 2 Điều 2, - Ban lãnh đạo NHNN, - Văn phòng Chính phủ (2 bản), - Bộ Tư pháp (để kiểm tra), - Lưu VP, PC. |
THỐNG ĐỐC
|
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 2
Cơ quan soạn thảo Ngân hàng Nhà nước
Loại tài liệu Thông tư
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.