Theo dõi (0)

Dự thảo Thông tư Quy định xử lý sau thanh tra đối với các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Ngày đăng: 09:58 12-10-2011 | 1777 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Ngân hàng Nhà nước

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

VIỆT NAM


Số:            /2011/TT-NHNN 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 


Hà Nội, ngày      tháng      năm 2011

THÔNG TƯ

Quy định xử lý sau thanh tra đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

_________________

        Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010;

          Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010;

          Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 29/11/2010;

          Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

          Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) hướng dẫn việc xử lý sau thanh tra đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như sau:

  

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về xử lý sau thanh tra đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

2. Việc xử lý sau thanh tra đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Thông tư này bao gồm các nội dung sau:

a. Xử lý việc thực hiện kết luận thanh tra;

b. Xử lý sau khi các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính;

c. Xử lý vi phạm khác đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

3. Việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng; Thu hồi giấy phép hoạt động đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:

1. Tổ chức tín dụng;

2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đối tượng thanh tra gồm: các tổ chức tín dụng và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

2. Cơ quan thanh tra, giám sát gồm: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Đơn vị thanh tra, giám sát của các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố;  

3. Vi phạm khác là các vi phạm quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài trong quá trình hoạt động được phát hiện qua công tác quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, nhưng không thuộc phạm vi xử lý theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng;

4. Văn bản thông báo là văn bản của Ngân hàng Nhà nước thông báo việc vi phạm các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động và các quy định về an toàn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

5. Văn bản cảnh cáo là văn bản của Ngân hàng Nhà nước cảnh cáo đối với việc vi phạm các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động và các quy định về an toàn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 4. Nguyên tắc xử lý sau thanh tra

1. Xử lý sau thanh tra phải tuân thủ đúng pháp luật; đảm bảo chính xác, kịp thời, khách quan, trung thực và công khai;

2. Mọi nội dung yêu cầu của Cơ quan thanh tra, giám sát nêu tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư này đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài phải được thực hiện và khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;    

3. Việc xử lý sau thanh tra phải được tiến hành theo đúng quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật hiện hành;

4. Việc xử lý sau thanh tra nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh, chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.  

Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

Trong quá trình tiến hành xử lý sau thanh tra đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, những tình tiết sau đây được coi là những tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng:  

  1. Những tình tiết giảm nhẹ:

a. Đã thực hiện và khắc phục ngay hậu quả các nội dung theo yêu cầu của Cơ quan thanh tra, giám sát được nêu tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư này;

b. Nội dung vi phạm là lần đầu do lỗi kỹ thuật, hoặc do chưa hiểu biết đầy đủ về pháp luật Việt Nam, hoặc do yếu tố khách quan.

2. Những tình tiết tăng nặng:

a. Vi phạm có tổ chức; Cố tình vi phạm;

b. Vi phạm nhiều lần trong cùng nội dung hoặc tái phạm trong cùng nội dung;

c. Có hành vi che giấu, trốn tránh, cố tình không thực hiện, không khắc phục hậu quả đối với những nội dung xử lý của Cơ quan thanh tra, giám sát được nêu tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư này.     

Điều 6. Hình thức xử lý và các biện pháp áp dụng

1. Xử lý sau thanh tra đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo các hình thức sau:

a. Văn bản thông báo; Văn bản cảnh cáo các vi phạm;

b. Xử phạt vi phạm hành chính; Tổ chức thanh tra đột xuất nội dung vi phạm;

c. Quyết định đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu phải thực hiện một hoặc một số biện pháp áp dụng nêu tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

2. Tùy theo tính chất, mức độ rủi ro của các vi phạm, Cơ quan thanh tra, giám sát sẽ yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện một hoặc một số các biện pháp áp dụng sau:  

a. Hạn chế chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản;

b. Hạn chế việc cho phép thực hiện các nội dung nghiệp vụ hoạt động ngân hàng mới;

c. Hạn chế cho phép mở chi nhánh, Văn phòng đại diện, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và đặt máy ATM; Hạn chế thành lập các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết;

d. Hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số nghiệp vụ hoạt động ngân hàng;

e. Phải tăng vốn điều lệ hoặc vốn được cấp để đáp ứng đủ mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật hoặc để đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

g. Phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần; cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối phải chuyển nhượng cổ phần;

h. Quyết định giới hạn tăng trưởng tín dụng trong những trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

i. Áp dụng một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định;

k. Phải thực hiện một hoặc một số dịch vụ kiểm toán độc lập (kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ);

l. Phải thực hiện kỷ luật, cách chức, đình chỉ công tác hoặc thuyên chuyển đối với những người có hành vi vi phạm được phát hiện qua xử lý sau thanh tra;  

m. Chuyển hồ sơ vụ việc việc vi phạm sang cơ quan điều tra khi có dấu hiệu tội phạm; Chia sẻ thông tin cho các cơ quan khác; Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài các nội dung nêu trên, đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Cơ quan thanh tra, giám sát sẽ xem xét thông báo, cung cấp các thông tin cho Ngân hàng mẹ, hoặc Ngân hàng Trung ương nước sở tại, hoặc Cơ quan thanh tra giám sát nước sở tại theo quy định của pháp luật.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Thông tư Quy định xử lý sau thanh tra đối với các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Ngày nhập

12/10/2011

Đã xem

1777 lượt xem

Bản giải trình nội dung Thông tư Quy định xử lý sau thanh tra đối với các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Ngày nhập

12/10/2011

Đã xem

1777 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 2

Cơ quan soạn thảo Ngân hàng Nhà nước

Loại tài liệu Thông tư

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com