Theo dõi (0)

Dự thảo Nghị định về Tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính

Ngày đăng: 01:43 12-10-2011 | 1603 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Tài chính

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:            /2011/NĐ-CP

 

                          

                           Hà Nội, ngày       tháng      năm 2011

NGHỊ ĐỊNH

Về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính

  
 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 9 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 21 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh Dự trữ quốc gia ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Thanh tra Chính phủ,

                                                                                                            

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tài chính; thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Tài chính; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thanh tra ngành Tài chính.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.  

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; Chánh Thanh tra Bộ Tài chính; Chánh Thanh tra Sở Tài chính; Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra ngành Tài chính. 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thanh tra ngành Tài chính là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra thuộc ngành Tài chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Thanh tra chuyên ngành của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của các Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Cục trực thuộc Tổng cục, Chi cục trực thuộc Cục đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý trong các lĩnh vực chuyên ngành thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

3. Tổng cục là tên gọi của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính bao gồm: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.

4. Cục thuộc Tổng cục là tên gọi của các đơn vị cấp Cục trực thuộc Tổng cục bao gồm: Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Thuế; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh trực thuộc Tổng cục Hải quan; Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Kho bạc Nhà nước.

5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Tổng cục là tên gọi chung của Thủ trưởng các đơn vị nêu tại Khoản 3, 4 Điều này.

Điều 4. Đối tượng thanh tra

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính, Sở Tài chính.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính và Sở Tài chính.

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động

1. Hoạt động của Thanh tra ngành Tài chính phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức cá nhân là đối tượng thanh tra.

2. Hoạt động thanh tra ngành Tài chính được thực hiện theo Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập; phải nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính.

3. Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên Đoàn Thanh tra phải thực hiện theo các quy định pháp luật về thanh tra và chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Nghị định về Tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính

Ngày nhập

12/10/2011

Đã xem

1603 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Bộ Tài chính

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com