Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT LƯU TRỮ

Ngày đăng: 11:29 12-05-2009 | 2172 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Nội vụ

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

QUỐC HỘI                                                                 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Luật số: / /QH12                                                                  Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

DỰ THẢO
Ngày: 29/4/2009

LUẬT

LƯU TRỮ


Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật Lưu trữ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về trách nhiệm của Nhà nước; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức và công dân trong hoạt động lưu trữ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và công dân Việt Nam; tổ chức và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia có quy định về lưu trữ khác với Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Hoạt động lưu trữ” là hoạt động về thu thập, bảo quản, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ và quản lý nhà nước về lưu trữ.

2. “Tài liệu lưu trữ” là bản gốc, bản chính hoặc bản sao hợp pháp của tài liệu có giá trị đối với Quốc gia và xã hội; được hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; không phân biệt thời gian, nơi bảo quản, hình thức ghi tin và vật mang tin; được lựa chọn giữ lại bảo quản phục vụ nghiên cứu khoa học, lịch sử và hoạt động thực tiễn.

3. “Tài liệu lưu trữ quý, hiếm” là tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về thông tin hoặc vật mang tin và là bản không thể thay thế.

4. “Tài liệu lưu trữ công” là tài liệu lưu trữ được hình thành trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội- nghề nghiệp có sử dụng kinh phí nhà nước, tổ chức kinh tế nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân hoặc do Nhà nước có được một cách hợp pháp.

5. “Tài liệu lưu trữ tư” là tài liệu lưu trữ được hình thành trong hoạt động của tổ chức xã hội và tổ chức xã hội- nghề nghiệp không sử dụng kinh phí nhà nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức kinh tế tư nhân và của các cá nhân, gia đình, dòng họ hoặc do chủ sở hữu có được một cách hợp pháp.

6. “Lưu trữ cơ quan” là tổ chức lưu trữ có nhiệm vụ thu thập, bảo quản và phục vụ sử dụng tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức.

7. “Lưu trữ lịch sử” là tổ chức lưu trữ công có nhiệm vụ thu thập, bảo quản và phục vụ sử dụng tài liệu lưu trữ được tiếp nhận từ lưu trữ cơ quan và từ các nguồn tài liệu khác.

8. “Hồ sơ nhân sự” là toàn bộ tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức về một cá nhân, phản ánh quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý lưu trữ

1. Công tác lưu trữ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước và sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.

2. Tài liệu lưu trữ phải được bảo quản an toàn.

3. Tài liệu lưu trữ phải được phát huy giá trị vì lợi ích chung của Quốc gia và xã hội.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về lưu trữ

1. Nhà nước bảo đảm ngân sách, nguồn nhân lực và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công tác lưu trữ nhằm bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ công.

2. Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài liệu lưu trữ tư trong việc đăng ký thống kê nhà nước, hiến tặng, ký gửi, bán tài liệu lưu trữ cho Nhà nước.

3. Nhà nước khuyến khích xã hội hoá các hoạt động lưu trữ.

4. Nhà nước tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong hoạt động lưu trữ.

Điều 6. Xã hội hoá hoạt động lưu trữ

1. Nhà nước cho phép các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động dịch vụ lưu trữ:

a) Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ lưu trữ;

b) Tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ;

c) Sản xuất, cung ứng các trang thiết bị, vật tư phục vụ cho hoạt động lưu trữ;

d) Chỉnh lý, bảo quản, tu bổ, phục chế, khử trùng, khử axít; số hoá tài liệu lưu trữ;

đ) Tra tìm, cung cấp thông tin và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.

2. Các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động dịch vụ lưu trữ phải bảo đảm yêu cầu nghiệp vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 7. Các hành vi bị cấm

1. Tự ý cung cấp, sao chép, công bố tài liệu lưu trữ công;

2. Làm hỏng, làm mất, huỷ hoại, tiêu huỷ trái phép tài liệu lưu trữ công;

3. Chiếm đoạt, mua, bán, chuyển giao trái phép tài liệu lưu trữ;

4. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung tài liệu lưu trữ;

5. Cố ý để tài liệu lưu trữ đang gặp nguy hiểm mà không có biện pháp giải nguy kịp thời.

6. Tự ý mang tài liệu lưu trữ ra nước ngoài.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Tờ trình Chính phủ về dự án Luật Lưu trữ

Ngày nhập

12/05/2009

Đã xem

2172 lượt xem

Dự thảo Luật Lưu trữ 29.4.2009

Ngày nhập

12/05/2009

Đã xem

2172 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 2

Cơ quan soạn thảo Bộ Nội vụ

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com